Bài 1: Hỗn hợp gồm Al,Zn,S. Nung 33,02(g)A được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296(g) Zn vào B thì lượng Zn lúc này bằng 1/2 Zn trong A.
Lấy 1/2 hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng,dư. Thu được 0,48(g) chất rắn nguyên chất. một nữa hỗn hợp B còn lại được đốt cháy bằng không khí thu được hỗ hợp khí C(N chiếm 85,8% về thể tích) và chất rắn D. Cho hỗn hợp C vào dd NaOH dư thì thể tích giảm 5,04l (ở đktc)
Tính % KL các chất trong hỗn hợp B và thể tích không khí đã dùng(đktc) để đốt cháy hết 1/2 hỗn hợp B
Một bài Hóa rất hay. Cảm ơn "caube" đã post.
Nhận định: khi cho 1/2 B tan trong H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng dư thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất => chất rắn đó chính là S (lượng dư).
=> nS = 0,015mol
Lấy 1/2 hỗn hợp B đốt cháy bằng không khí vừa đủ đồng nghĩa với việc ta lấy 1/2 hỗn hợp A đốt cháy.
Hỗn hợp khí C gồm: N[SUB]2[/SUB] ; SO[SUB]2[/SUB]
S + O[SUB]2[/SUB] --> SO[SUB]2[/SUB]
Dẫn hỗn hợp khí C qua NaOH dư
SO[SUB]2[/SUB] + NaOH --> Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
=> thể tích khí giảm chính là thể thích SO[SUB]2[/SUB] => nSO[SUB]2[/SUB] = 0,225mol
Ta có: nN[SUB]2[/SUB] trong C = 0,225*85,8/14,2 = 1,36mol => n[SUB]kk cần dùng[/SUB] = 1,36*5/4 = 1,7mol
=> V[SUB]kk cần dùng[/SUB] = 1,7*22,4 = 38,08 lít
m[SUB](Al + Zn)[/SUB] 1/2 A = 16,51 – 0,225*32 = 9,31gam => 27x + 65y = 9,31 (1)
Do đó nO[SUB]2[/SUB] pư với 1/2 hỗn hợp A = 0,34mol
Bảo toản electron
Al – 3e --> Al[SUP]3+[/SUP]
Zn – 2e --> Zn[SUP]2+[/SUP]
S – 4e --> S[SUP]+4[/SUP]
O[SUB]2[/SUB] + 4e --> 2O[SUP]2-[/SUP]
=> 3x + 2y + 0,225*4 = 0,34*4 => 3x + 2y = 0,46 (2)
Giải (1) và (2) ta được: x = 0,08 ; y = 0,11
Nên: % (m) Zn trong A = 0,11*2*65*100/33,02 = 43,31%
Gọi a là số mol Zn dư trong B
=> % (m) Zn trong B = (65a + 8,296)*100/41,316
Mà đề bài cho hàm lượng Zn trong B bằng 1/2 hàm lượng Zn trong A
=> (65a + 8,296)*100/41,316 = 43,31/2 => a = 0,01
Mà nS phản ứng với A = 0,45 – 0,015*2 = 0,42mol
Trong B: ZnS (0,21mol) ; Al[SUB]2[/SUB]S[SUB]3[/SUB] (0,07mol) ; Zn dư (0,01mol) ; Al dư (0,02mol) ; S (0,03mol)
Từ đây ta dễ dàng tính % (m) các chất trong B