Bài tập hình 10

BT HÌNH 10

Bài 1: Trong mp Oxy, tìm điểm A thuộc trục hoành và điểm B thuộc trục tung sao cho A và B đối xứng vs nhau qua đường thg d
Bài 2: Cho 2 đường tròn (C1):\[{x}^{2}+{y}^{2}-4x+2y-4=0\]; (C2):\[{x}^{2}+{y}^{2}-10x-6y+30=0\] có tâm lần lượt là I và J.
a, CMR (C1) tiếp xúc ngoài với (C2) và tìm tọa độ tiếp điểm H
b, Gọi d là một tiếp tuyến chung ko đi qua H của (C1) ,(C2). Tìm tọa độ giao điểm K của d và đường thg IJ. Viết pt đường tròn (C) đi qua K và tiếp xúc vs 2 đường tròn (C1), (C2) tại H
 
Bài 1: Trong mp \[Oxy\], tìm điểm \[A\] thuộc trục hoành và điểm \[B\] thuộc trục tung sao cho \[A\]\[B\] đối xứng vs nhau qua đường thg \[d\]

Gọi \[A(a;0)\] và \[B(0;b)\]. Dùng công thức khoảng cách để \[d_{(A,d)}=d_{(B,d)}\] là một điều kiện.

Điều kiện thứ hai là véc tơ \[\vec{AB}=(-a;b)\] là một véc tơ pháp tuyến của đường thẳng đã cho.

Rất tiếc bạn không cho phương trình đường thẳng d nên không đưa ra các mối liên hệ cụ thể.

Bài 2: Cho 2 đường tròn \[(C_1)\]:\[{x}^{2}+{y}^{2}-4x+2y-4=0\]; \[(C_2)\]:\[{x}^{2}+{y}^{2}-10x-6y+30=0\] có tâm lần lượt là I và J.

a, CMR \[(C_1)\] tiếp xúc ngoài với \[(C_2)\] và tìm tọa độ tiếp điểm H

\[(C_1)\] tiếp xúc ngoài với \[(C_2)\] khi và chỉ khi khoảng cách giữa hai tâm \[IJ=r_1+r_2\]

Tiếp điểm \[H\] lúc đó hoàn toàn đơn giản vì \[H\] nằm trên \[IJ\] và \[HI=r_1\] và \[HJ=r_2\] nên điều kiện là \[\vec{HI}=-\frac{r_1}{r_2}.\vec{HJ}\]. Từ đó suy ra tọa độ điểm \[H\].

b, Gọi \[d\] là một tiếp tuyến chung ko đi qua \[H\] của \[(C_1) ,(C_2)\]. Tìm tọa độ giao điểm \[K\] của \[d\] và đường thg \[IJ\]. Viết pt đường tròn \[(C)\] đi qua \[K\] và tiếp xúc vs 2 đường tròn \[(C_1), (C_2)\] tại \[H\]

Gọi M,N là các tiếp điểm lần lượt nằm trên
\[(C_1)\]\[(C_2)\]. Khi đó \[K\] nằm trên đường thẳng \[IJ\] và tam giác \[KNJ\] đồng dạng với tam giác \[KNI\]. Do đó \[\frac{KM}{KN}=\frac{KI}{KJ}=\frac{MI}{NJ}=\frac{r_1}{r_2}\]. Do đó \[\vec{KI}=\frac{r_1}{r_2}\vec{KJ}\]. Từ điều kiện này suy ra tọa độ điểm \[K\]. Sau đó suy ra phương trình tiếp tuyến chung. Có tọa độ điẻm \[K\] thì đường tròn \[(C)\] chính là đường tròn tâm \[K\] bán kính \[KH\].

Hi vọng bạn có thể giải quyết bài toán qua cách hướng dẫn này. Chú ý lập luận cầu 2 phần b) bạn nên vẽ phác hình vẽ sẽ dễ hiểu hơn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top