Bài tập hiện tượng quang điện ngoài - quang phát quang - tia laze

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt kim loại, ánh sáng sẽ làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại. Tia laser là một nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ vào sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra trong điều kiện kích hoạt cao độ các phần tử của môi trường vật chất. Bài tập về các phần này trong chương trình vật lý 12 là rất quan trọng. Để củng cố thêm kiến thức phần này, xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết dưới đây.


Câu 1 (ĐH 07): Phát biểu nào là sai?
A. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
B. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang dẫn.
C. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. Có một số tế bào quang điện hoạt động khi được kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy.

Câu 2 (ÐH 09): Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

Câu 3 (ĐH 11): Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. hiện tượng quang điện ngoài.
C. hiện tượng quang điện trong. D. hiện tượng phát quang của chất rắn.

Câu 4 (CĐ 11): Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?
A. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.
B. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.
C. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
D. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

Câu 5 (QG 15): Quang điện trở có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng
A. Quang – phát quang. B. quang điện ngoài. C. quang điện trong. D. nhiệt điện.

Câu 6 (QG 16): Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành
A. điện năng. B. cơ năng. C. năng lượng phân hạch. D. hóa năng.

Câu 7 (ĐH 10): Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng. B. quang - phát quang. C. hóa - phát quang. D. tán sắc ánh sáng.

Câu 8 (QG 15): Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang – phát quang?
A. Sự phát sáng của con đom đóm. B. Sự phát sáng của đèn dây tóc,
C. Sự phát sáng của đèn ống thông thường. D. Sự phát sáng của đèn LED.

Câu 9 (QG 17): Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
A. điện - phát quang. B. hóa - phát quang. C. nhiệt - phát quang. D. quang - phát quang.

Câu 10 (MH3 17): Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. B. Hiện tượng quang - phát quang.
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

Câu 11 (CĐ 07): Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ2 (với λ < λ2 ) thì nó cũng có khả năng hấp thụ
A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1
B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2.
C. hai ánh sáng đơn sắc đó.
D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2.

Câu 12 (QG 17): Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng màu lục. Chùm sáng kích thích có thể là chùm sáng
A. màu vàng. B. màu đỏ. C. màu cam. D. màu tím.

Câu 13 (CĐ 09): Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là
A. ánh sáng tím. B. ánh sáng vàng. C. ánh sáng đỏ. D. ánh sáng lục.

Câu 14 (QG 17): Trong không khí, khi chiếu ánh sáng có bước sóng 550 nm vào một chất huỳnh quang thì chất này có thể phát ra ánh sáng huỳnh quang có bước sóng là
A. 480 nm. B. 540 nm. C. 650 nm. D. 450 nm.

Câu 15 (QG 18): Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 600 nm vào một chất huỳnh quang thì bước sóng của ánh sáng phát quang do chất này phát ra không thể là
A. 540 nm. B. 650 nm. C. 620 nm. D. 760 nm.

Câu 16 (MH 19): Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, vàng và cam vào một chất huỳnh quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này phát quang. Biết ánh sáng phát quang có màu chàm. Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng
A. vàng. B. đỏ. C. tím. D. cam.

Câu 17 (MH2 17): Chùm tia laze được tạo thành bởi các hạt gọi là
A. prôtôn. B. nơtron. C. êlectron. D. phôtôn.

Câu 18 (CĐ 11): Tia laze có tính đơn sắc rất cao vì các phôtôn do laze phát ra có
A. độ sai lệch bước sóng là rất lớn. B. độ sai lệch tần số là rất nhỏ.
C. độ sai lệch năng lượng là rất lớn. D. độ sai lệch tần số là rất lớn.

Câu 19 (ĐH 14): Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
A. trong truyền tin bằng cáp quang. B. làm dao mổ trong y học.
C. làm nguồn phát siêu âm. D. trong đầu đọc đĩa CD.

Câu 20 (QG 17): Trong y học, laze không được ứng dụng để
A. phẫu thuật mạch máu. B. chữa một số bệnh ngoài da.
C. phẫu thuật mắt. D. chiếu điện,chụp điện.

Câu 21 (QG 18): Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze là ánh sáng trắng. B. Tia laze có tính định hướng cao.
C. Tia laze có tính kết hợp cao. D. Tia laze có cường độ lớn.

Câu 22 (QG 18): Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze luôn truyền thẳng qua lăng kính.
B. Tia laze được sử dụng trong thông tin liên lạc.
C. Tia laze được dùng như một dao mổ trong y học.
D. Tia laze có cùng bản chất với tia tử ngoại.

Câu 23 (QG 19): Tia laze được dùng
A. Trong chiếu điện, chụp điện
B. Để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.
C. Để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại
D. Trong các đầu đọc đĩa CD.

Câu 24 (QG 19): Tia laze có đặc điểm nào sau đây?
A. Luôn có cường độ nhỏ B. Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
C. Có tính đơn sắc cao D. Luôn là ánh sáng trắng.

Câu 25 (QG 19): Tia laze được dùng:
A. để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc kim loại.
B. như một dao mổ trong phẫu thuật mắt
C. trong chiếu điện, chụp điện.
D. để kiểm tra hành lý của khách đi máy bay.

Câu 26 (QG 19): Tia laze được dùng
A. để khoan, cắt chính xác trên nhiều vật liệu.
B. trong chiếu điện, chụp điện
C. để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay
D. để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.

Câu 27 (CĐ 09): Công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.10 26 W. Năng lượng Mặt Trời tỏa ra trong một ngày là
A. 3,3696. 30 10 J. B. 3,3696. 29 10 J. C. 3,3696. 32 10 J. D. 3,3696. 31 10 J.

Câu 28 (CĐ 09): Một nguồn phát ra ánh sáng có bước sóng 662,5 nm với công suất phát sáng là 1,5. 10^(-4)W. Lấy h = 6,625. 10^(-34)J.s; c = 3. 10^(-8)m/s. Số phôtôn được nguồn phát ra trong 1 s là
A. 5. 10^(-14)
B. 6. 10^(-14)
C. 4. 10^(-14)
D. 3. 10^(-14)

Câu 29 (ĐH 10): Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.10^(14) Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng

A. 3,02. 10^(19) .
B. 0,33. 10^(19) .
C. 3,02. 10^(20) .
D. 3,24. 10^(19) .

Câu 30 (ĐH 13): Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7.5. 10^(14) Hz. Công suất phát xạ của nguồn là 10W. Số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong một giây xấp xỉ bằng:
A. 0,33. 10^(20)
B. 2,01. 10^(19)
C. 0,33. 10^(19)
D. 2,01. 10^(20)

Câu 31 (MH 19): Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5. 10^(14) Hz. Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,1 W. Lấy h = 6,625. 10^(-34)J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong 10 giây là
A. 3,02. 10^(17)
B. 3,02. 10^(18)
C. 3,02. 10^(19)
D. 3,02. 10^(20)

Câu 32 (ĐH 12): Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60μm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là
A. 1. B. 20/9. C. 2 D. 3/4.

Câu 33 (ĐH 11): Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là
A. 4/5. B. 1/10. C. 1/5. D. 2/5.

Câu 34: Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,30μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,50μm. Cho rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 1,5% công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính xem trung bình mỗi phôtôn ánh sáng phát quang ứng với bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích.
A. 60. B. 40. C. 120. D. 80.

Câu 35: Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5μm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3μm. Biết rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích và công suất chùm sáng kích thích là 1W. Hãy tính số photon phát ra trong 10s.
A. 2,516. 10^(17)
B. 2,516. 10^(15)
C. 1,51. 10^(19)
D. 1,546. 10^(15)

Câu 36 Nguồn sáng X có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1= 400nm. Nguồn sáng Y có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2= 600nm. Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số phôtôn mà nguồn sáng X phát ra so với số phôtôn mà nguồn sáng Y phát ra là 5/4. Tỉ số P1 / P2 bằng:
A. 8/15. B. 6/5 C. 5/6 D. 15/8

Câu 37: Chất lỏng fluorexein hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0,48μm và phát ra ánh có bước sóng λ’ = 0,64μm. Biết hiệu suất của sự phát quang này là 90% (hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng của ánh sáng phát quang và năng lượng của ánh sáng kích thích trong một đơn vị thời gian), số phôtôn của ánh sáng kích thích chiếu đến trong 1s là 2012. 10^(10) hạt. Số phôtôn của chùm sáng phát quang phát ra trong
1s là
A. 2,6827. 10^(12)
B. 2,4144. 10^(13)
C. 1,3581. 10^(13)
D. 2,9807. 10^(11)

Câu 38 (QG 17): Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô
mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 6 3 mm thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 45. 10^(18) phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 3 mm mô là 2,53 J. Lấy h=6,625.10^(-34)J.s. Giá trị của λ là
A. 589 nm. B. 683 nm. C. 485 nm. D. 489 nm.

Câu 39 (QG 17): Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để "đốt" các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm^3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 3.10^(19) phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm^3 là 2,548J. Lấy h=6,625.10^(-34)J.s; c = 3. 8 10 m/s. Giá trị của λ là
A. 496 nm. B. 675 nm. C. 385 nm. D. 585 nm.

Câu 40 (QG 19): Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: 0,55μm; 0,43μm; 0,36μm; 0,3μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,45W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,6. 10^(19) photon. Lấy h=6,625. 10^(-34)J.s; c = 3. 8 10 m/s. Khi chiếu sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2.

Câu 41 (QG 19): Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, Na, Zn, Cu lần lượt là 0,58μm; 0,50μm; 0,35μm; 0,30μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,35W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 4,5. 10^(19) photon. Lấy h = 6,625. 10^(-34)Js; c = 3. 8 10 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

Câu 42 (QG 19): Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, K, Ca, Zn lần lượt là 0,58 μm; 0,55 μm; 0,43 μm; 0,35 μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,4 W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,5. 10^(19) phôtôn. Lấy h = 6,625. 10^(-34)Js; c = 3. 8 10 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top