BÀI TẬP CHƯƠNG GLIXEROL - LIPIT
Câu 1: Công thức cấu tạo của glixerin là
A. HOCH2CHOHCH2OH. B. HOCH2CH2CH2OH.
C. HOCH2CHOHCH3. D. HOCH2CH2OH.
Câu 2: Glixerin tạo được dung dịch màu xanh lam khi phản ứng với
A. C2H5OH. B. CuO. C. CuCl2. D. Cu(OH)2.
Câu 3: Cho các chất sau
(1) HOCH2CH2OH; (2) CH3CH2CH2OH; (3) CH3CH2OCH3; (4) HOCH2CHOHCH2OH.
Các chất hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. 1, 4. B. 3, 4. C. 1, 2. D. 2, 3.
Câu 4: Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được các chất trong nhóm
A. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. B. C3H7OH, CH3CHO.
C. CH3COOH, C2H3COOH. D. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ).
Câu 5: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerin, mantozơ, ancol (ancol) etylic.
B. glucozơ, glixerin, anđehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerin, mantozơ, axit axetic.
D. glucozơ, glixerin, mantozơ, natri axetat.
Câu 6: Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Lipit là este của ancol đa chức với các axit đơn chức.
B. Lipit là este của glixerin với các axit đơn chức.
C. Lipit là este của glixerin với các axit béo.
D. Lipit là este của ancol đa chức với các axit béo.
Câu 7: Chọn câu trả lời sai
A. Lipit (chất béo) là este của glixerin và axit béo.
B. Lipit tập trung nhiều nhất trong mô mỡ.
C. Thuỷ phân lipit người ta thu được glixerin và các axit béo.
D. Lipit tạo bới các axit béo no thường tồn tại ở trạng thái lỏng.
Câu 8: Thuỷ phân một loại lipit X thu được glixerin và axit oleic. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (C17H33COO)3C3H5.
B. X là chất béo rắn ở nhiệt độ thường.
C. Tên của X là olein hoặc glixerin trioleat.
D. Khối lượng phân tử của X là 884 đvC.
Câu 9: Để nhận biết hỗn hợp gồm axit axetic, anđehit axetic, ancol (ancol) etylic và glixerin người ta dùng
A. Na kim loại. B. dd NaOH. C. Cu(OH)2. D. Ag2O (AgNO3)/dd NH3.
Câu 10: Cho các hợp chất sau
(1) HOCH2CH2OH; (2) HOCH2CH2CH2OH; (3) HOCH2CHOHCH2OH;
(4) CH3CH2OCH2CH3; (5) CH3CHOHCH2OH.
Các hợp chất đa chức là
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 1, 2, 4, 5.
Câu 11: Cho các hợp chất sau
(1) HOCH2CH2OH; (2) HOCH2CH2CH2OH; (3) HOCH2CHOHCH2OH;
(4) CH3CH2OCH2CH3; (5) CH3CHOHCH2OH.
Các hợp chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 3, 5.