• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bài tập ankan

vitcapcap

New member
Xu
0
hỗn hợp X chứa ancol etylic và 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. khi đốt cháy hoàn toàn 18.9 g X thu được 26.1 g H[SUB]2[/SUB]O và 26.88 lít khí CO[SUB]2[/SUB] đkc. Xác định công thức phân tử 2 ankan
 
Bài 1: Đốt cháy 1 hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp A, B thu được VCO2:VH2O = 12:23.
a. Tìm CTPT và phần trăm thể tích của 2 HC
b. Cho 5,6 l khí B (ddktc) tác dụng với Cl2 được điều chế từ 126,4g KMnO4 khi tác dụng với ax HCl. Lúc fư kết thúc toàn bộ các khí thu được cho vào nước. Tính số lít d2 NaOH 2M cần dùng để trung hòa d2 vừa thu được (các fư xãy ra hoàn toàn)

Bài 2: Cho 123,2l khí H2 đi qua than đốt nóng ở 500oC Ni xúc tác thu được hỗn hợp hai khí trong đó H2 chiếm 1/6 thể tích .Đốt h2 ở ddktc rồi cho sản phẩm tạo thành vào bình đựng 1,5l d2 NaOH 10% (d=1,1) .Tính khối lượng muối tạo thành trong d2.

Bài 3: Một hỗn hợp cacbua nhôm không tinh khiết và Na cho vào nước sinh ra thể tích h2 khí . Đốt cháy hoàn toàn thể tích h2 này cần 1 lượng O2 có cùng thể tích ( cùng đ k ) sản phẩm thu được cho td với Ca(OH)2 có dư thu được 10g kết tủa. Tính khối lượng cacbua nhôm và Na ban đầu.Biết trong cacbua nhôm có 10% tạp chất.

Bài 4: Cho một bình thép kín dung tích 2 lít chứa sẵn 1 lít H2O và 1l HC không tan trong nước ở 0oC ; 1,344 atm .Người ta cho vào bình 15,5 l O2 đktc với 26,4g hh cacbuacanxi và cacbonatcanxi rồi phóng tia lửa điện để fu cháy xảy ra hoàn toàn , đưa về 0oC, áp suất trong bình lúc này 3,18 atm và thu được 1l dd Ca(HCO3)2 0,28 M và 2g kết tủa . Coi V chất rắn và áp suất hơi nước không đáng kể .
a. Tính % theo klg của CaC2 và CaCO3
b. Tìm CTPT của HC.

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol ankan(A) trong khí Clo , fư vừa đủ , sau đó cho sp cháy sục qua 1 dd AgNO3 Dư tạo thành 22,96g 1 kết tủa trắng.
a. Xác địng CTPT của A ,Viết CTCT (A)
b. Tính Vkk ở đkc cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lg (A)

Bài 6: Lập CTPT và CTCT của các HC trong mỗi trường hợp sau:
a. Đốt cháy hoàn toàn HC (A) thu được 17,6g CO2 và 0,6 mol H2O
b. Đốt cháy hoàn toàn 1 ankan (B) với lượngÔ2 vừa đủ thì thấy tổng số mol các chất trước fư bằng tổng số mol các chất sau fư .Xđ CTPT của B
c. 1 ankan (C) có klg riêng 2,32g/l đo ở 30oC và 750 mmHg
d. Hóa hơi 12g ankan (D) nó chiếm 1 V = V của 5g etan đo cùng đk
e. Đốt cháy hoàn toàn 0,86g ankan (G) cần vừa đủ 3,04g oxi

Bài 7: Tỉ khối của hh gồm H2,CH4,CO so với hidro = 7,5. Để đốt cháy hoàn toàn 1 V hh này cần 1,4 V oxi . Xđ % về thể tích của hh.

Bài 8: Xđ CTPT và viết CTCT của HC trong mỗi trường hợp sau:
a. 1 HC(A) có C%=75
b. 1 HC(B) có C%=81,82
c. Đốt cháy hoàn toàn HC (C) sp lần lượt cho qua bình đựng P2O5 và Ca(OH)2 làm khối lượng các bình này tăng lần lượt là 0,9g và 1,76g

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 19,2g hh 2 ankan kkes cận nhau thu được 14,56l CO2 (0oC và 2atm)
a. Tính V hh 2 ankaan
b. Xđ CTPT và CTCT của 2 ankan

Bài 10: 1 hh A gồm 2 ankan kế cận nhau có m=10,2g .Đốt cháy hoàn toàn hh A cần 36,8g oxi.
a. Tính klg CO2 và H2O tạo thành
b. Tìm CTPT của 2 ankan

Bài 11: 1 hh (X) gồm Hc( A) và oxi dư đem đốt cháy hoàn toàn thu sp làm lạnh thì V giảm 50%.Nếu cho khí còn lại qua KOH dư V giảm 83,3% số còn lại,
a. Xđ CTPT và CTCT của A
b. % về V của A và O2 trong hh X

Bài 12:Đốt cháy hoàn toàn 0,56l hh khí (0oC ,1atm) gồm 2 Hc có cùng số nguyên tử C và cho các sp fư lần lượt qua bình đựng P2O5 và KOH . Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy bình I tăng 1,912g và bình II tăng 4,4g.
a. Viết ftfư dưới dạng tổng quát
b. Định CTPT của các Hc
c. % về V của mỗi Hc trong hh ban đầu.

Bài 13:Phân tích 1,85g chất hữu cơ A chỉ tạo thành CO2 và HCl và hơi nước . Toàn bộ sản phẩn phân tích được dẫn vào bình chứa lượng dư dd bạc nitrat ở 0oC thì khối lượng bình chứa tăng 2,17g , xuất hiện 2,87g kết tủa và thoát ra sau cùng là 1,792(l) 1 khí duy nhất đo ở áp suất thường.
a. Tìm CTPT của A, CT chung của dãy đồng đẳng , viết CTCT và gọi tên đồng phân A
b. Khí thoát ra sau cùng trong thí nghiệm trên được cho vào bình chứa 100ml dd NaOH 0,1M . Tính mmk thu được nếu:
• Cô cạn dd sau fư dưới áp suất thấp
• Đun cạn dd sau phản ứng

Bài 14:Trộn 400ml hơi 1 chất hữu cơ A (C,H,O) với 2l oxi rồi đốt cháy. Hh khí sinh ra nếu dẫn qua canxi clorua khan thì V giảm 1,6l . Nếu dẫn tiếp qua KOH dư thì V giảm thêm 2l nữa và còn 400ml oxi dư . Xđ CTPT của A ( các thể tích đo cùng điều kiện)

Bài 15:Đốt cháy 1 V ankan A (khí) cần 25 V không khí cùng điều kiện
a. Tìm CTPT, CTCT và Xđ bậc của mỗi C trong A
b. Tìm lại CTPT của A nếu cho A là 1 hidrocacbon?
c. Cho 2,24l A (đkc) fư hết với clo (ánh sáng)  1 dẫn xuất clo duy nhất m=7,85g . Xđ CTPT và dự đoán CTCT đúng của dẫn xuất thu được

Bài 16:Cho 40 cm3 hh gồm HC và Nitơ vào 90 cm3 oxi ( dư). rồi đốt cháy.Thể tích của hh khí thu được sau khi đốt là 140 cm3 . Cho nước ngưng tụ, thể tích còn lại 80 cm3, trong đó 40 cm3 bị hút bởi KOH. Xđ A, biết các V đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Sưu tầm
 
Bài tập 1
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích là
VCO2 : VH2O = 4 : 5 (các thể tích đo trong cùng nhiệt độ và áp suất).
a. Xác định CTPT và viết các CTCT có thể có của X.
ĐS: C4H10

Bài tập 2
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, thu được 44,8 lít CO2 (đktc) và 43,2 gam H2O.
a. Xác định CTPT của A.
b. So sánh nhiệt độ sôi các đồng phân của A và đọc tên các đồng phân này.
(H = 1 ; O = 16)
ĐS: C5H12


Bài tập 3
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A cần dùng 5,376 lít O2 (đktc). Cho sản phẩm cháy
hấp thụ hết vào nước vôi trong dư, ta thu được 15 gam kết tủa màu màu trắng.
a. Xác định CTPT của A.
b. A tác dụng Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Xác định CTCT của A.
c. So sánh nhiệt độ sôi giữa các đồng phân của A.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; Ca = 40)
ĐS: C5H12

Bài tập 4
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X cần dùng 70 lít không khí (đktc). Cho sản
phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 78,8 gam kết tủa.Xác định CTCT và đọc tên của X, biết rằng khi cho X tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1
chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Không khí gồm 20% O2, 80% N2 theo thể tích.
(C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; Ba = 137)
ĐS: C8H18

Bài tập 5
Viết các phương trình phản ứng cracking có thể có của n-hexan. Biết rằng chỉ có sự tạo
ankan, anken và ankan từ 3 nguyên tử cacbon trở lên trong phân tử đều bị cracking.

Bài tập 6
Viết các phản ứng cracking có thể có của isohexan. Coi sự cracking chỉ tạo parafin, olefin
và các parafin chứa số nguyên tử C trong phân tử lớn hơn 3 đều bị cracking.

Bài tập 7

Viết các phản ứng cracking có thể có của 3-metylpentan. Coi sản phẩm cracking chỉ gồm
ankan và anken. Ankan chứa tử 3 nguyên tử C trở lên trong phân tử đều bị cracking.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top