Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Bài học của tổ tiên
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 4807" data-attributes="member: 7"><p>Nhưng đấy là một thứ khôn ngoan rất chật hẹp, rất thấp kém. Nó sẽ chỉ tạo nên những con người tầm thường, tự bằng lòng với sự tầm thường của mình và do vậy chẳng còn bao giờ thoát ra được khỏi tình trạng đó nữa. Với một thứ khôn ngoan như vậy, lại càng cố sao cho có mức độ và phải chăng, cuối cùng mọi phẩm cách lỗi lạc và mọi sự thanh cao sẽ mất đi hết, những tâm hồn cao thượng, những nhân vật đặc sắc, những tính cách ưu tú sẽ tàn lụi và không bao giờ có thể phát triển và bộc lộ toàn vẹn. Sẽ ngự trị thời đại của sự tầm thường phổ quát.</p><p></p><p>Vâng, nếu toàn thể nhân loại chỉ gồm có những thiên tài và những đầu óc ưu tú. Nhưng thiên tài, thiên tài thật sự, cũng hiếm như rồng hay phượng hoàng. Còn những kẻ tự coi mình là thiên tài bị lãng quên - và họ đông vô số - tốt hơn cả là làm nhụt chí tham vọng của họ đi còn hơn là khuyến khích họ bằng một thứ chủ nghĩa tự do chẳng chút giá trị gì. Ngăn họ tự lừa mình là giúp cho họ đấy. Khổng Tử nói: “Người thường muốn được hướng dẫn và dìu dắt và không đủ sức biết và hiểu”. Và chính là để hướng dẫn và dìu dắt những người thường mà các quy tắc đạo đức đã được các bậc hiền nhân ngày xưa đặt ra và truyền lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác, với uy tín của những giáo điều đã được coi là thiêng liêng. Những nguyên tắc đó không phải áp đụng hoàn toàn cho những con người đặc biệt, nổi bật lên hẳn bên trên những người thường: thiên tài, cũng như trí tuệ, bay về đâu là tuỳ theo ý muốn của nó. Nhưng thiên tài không nhiều, và theo như cách nói dân gian, ngay những người ưu tú cũng thưa như sao buổi sớm. Chính số đông, chính những người thường là điều những người sáng lập quốc gia, những nhà sáng tạo đạo đức và luật pháp quan tâm. Chính nhằm vào số đông đó mà họ ban bố nền hiền minh thực hành to lớn của họ. Và sự hiền minh đó vẫn còn đủ cho các ích dụng hằng ngày của cuộc sống.</p><p></p><p>Mà, tất cả các con, những hậu duệ của nòi giống Việt, các con nào có phải là những thiên tài, còn lâu lắm! Các con chỉ là những người thường, với đôi đức tính và không ít lỗi tật. Các con không bằng lòng khi người ngoại quốc nói thẳng điều đó với mình. Các con cũng vậy, các con có cái thói tự ái dân tộc nhỏ nhoi của mình, và không phải ta là người sẽ trách móc các con về điều đó. Nhưng cần nói thẳng, như người xưa từng nói, phải biết ta biết người (Tri kỷ tri bỉ). Các con tưởng mình là những con người mới, bởi vì các con biết lặp lại đôi khái niệm học được một cách khó nhọc trong sách. Các con lầm rồi: không thể trở thành con người mới dễ dàng đến thế đâu. Vả chăng, chẳng bao giờ có ai trở thành một con người mới hoàn toàn. Những con người, không phải chỉ trở bàn tay mà tạo ra được, không thể ứng tác một lúc mà thành. Cần nỗ lực của nhiều thế hệ nối tiếp. Muốn làm gì thì làm, ta vẫn là con của bố ta. Các con là con và cháu của ta, và các con sẽ mãi mãi là như vậy. Thật là may mắn cho các con bởi nếu các con không còn là thế nữa, các con sẽ là những vật trôi giạt vật vờ theo những dòng chảy ngược chiều nhau: như người ta vẫn nói, các con sẽ là những sinh linh không có liên hệ vào đâu cả và không cội rễ, mà mỗi ngọn gió nhẹ đều xô ngả nghiêng, và một cơn lốc nhẹ cũng cuốn đi mất.</p><p></p><p>Sự hiền minh xưa cũ của chúng ta như vậy chẳng là vô ích như người ta có thể tưởng. Trong những lúc hoài nghi và lưỡng lự con vẫn có thể dựa vào đó mà chẳng trở ngại gì. Đã từng có bằng chứng, bởi chính nó đã làm nên sức mạnh và sức sống của giống nòi. Nó vẫn còn có thể đem lại sức mạnh cho các con nếu các con biết tìm ở đấy nguồn cảm hứng cho hành động của mình. Ta không có ý định áp đặt tất cả những điều ấy cho các con. Trái lại các con phải vận dụng chúng trong những điều kiện của cuộc sống hiện đại. Nhưng nó chứa đựng những nguyên lý không thể suy suyển bất cứ thời nào cũng giữ nguyên hiệu lực và giá trị. Một trong những nguyên lý đó, như ta đã nói, là việc thờ phụng gia đình và nòi giống, hai thực thể duy nhất còn lại, sáng rỡ và vững chắc, giữa tất cả những mớ bòng bong lõng bõng dày đặc trong các hệ tư tưởng lù mù hiện đại. Hãy bám chặt lấy hai thực thể đó như là những chiếc phao cứu sinh, để không phải trôi trượt trên những làn sóng xao động dưới chân các con và kéo các con lao xuống vực thẳm.</p><p></p><p>Có những kẻ sẽ nói với các con rằng đó là những khái niệm lỗi thời, những quan niệm của một thời đã qua, rằng con người hiện đại cần phải là một con người cá nhân chủ nghĩa toàn vẹn, hay một người xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh nghĩa là hắn ta chỉ phải chăm lo cho hạnh phúc cá nhân và riêng rẽ hay, ngược lại phải làm việc vì hạnh phúc của toàn nhân loại, và gia đình với tổ quốc, đấy là những điều nhảm nhí cũ kỹ chỉ để thoả mãn những đầu óc câu nệ của đám tiểu tư sản ù lì trong những định kiến phản động của chúng. Những kẻ sẽ nói với các con như vậy, thì đấy là những người cuồng tưởng nguy hiểm hay những tên hề xấu xa. Chớ mà nghe theo họ...</p><p></p><p>Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 - NXB Tri thức</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 4807, member: 7"] Nhưng đấy là một thứ khôn ngoan rất chật hẹp, rất thấp kém. Nó sẽ chỉ tạo nên những con người tầm thường, tự bằng lòng với sự tầm thường của mình và do vậy chẳng còn bao giờ thoát ra được khỏi tình trạng đó nữa. Với một thứ khôn ngoan như vậy, lại càng cố sao cho có mức độ và phải chăng, cuối cùng mọi phẩm cách lỗi lạc và mọi sự thanh cao sẽ mất đi hết, những tâm hồn cao thượng, những nhân vật đặc sắc, những tính cách ưu tú sẽ tàn lụi và không bao giờ có thể phát triển và bộc lộ toàn vẹn. Sẽ ngự trị thời đại của sự tầm thường phổ quát. Vâng, nếu toàn thể nhân loại chỉ gồm có những thiên tài và những đầu óc ưu tú. Nhưng thiên tài, thiên tài thật sự, cũng hiếm như rồng hay phượng hoàng. Còn những kẻ tự coi mình là thiên tài bị lãng quên - và họ đông vô số - tốt hơn cả là làm nhụt chí tham vọng của họ đi còn hơn là khuyến khích họ bằng một thứ chủ nghĩa tự do chẳng chút giá trị gì. Ngăn họ tự lừa mình là giúp cho họ đấy. Khổng Tử nói: “Người thường muốn được hướng dẫn và dìu dắt và không đủ sức biết và hiểu”. Và chính là để hướng dẫn và dìu dắt những người thường mà các quy tắc đạo đức đã được các bậc hiền nhân ngày xưa đặt ra và truyền lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác, với uy tín của những giáo điều đã được coi là thiêng liêng. Những nguyên tắc đó không phải áp đụng hoàn toàn cho những con người đặc biệt, nổi bật lên hẳn bên trên những người thường: thiên tài, cũng như trí tuệ, bay về đâu là tuỳ theo ý muốn của nó. Nhưng thiên tài không nhiều, và theo như cách nói dân gian, ngay những người ưu tú cũng thưa như sao buổi sớm. Chính số đông, chính những người thường là điều những người sáng lập quốc gia, những nhà sáng tạo đạo đức và luật pháp quan tâm. Chính nhằm vào số đông đó mà họ ban bố nền hiền minh thực hành to lớn của họ. Và sự hiền minh đó vẫn còn đủ cho các ích dụng hằng ngày của cuộc sống. Mà, tất cả các con, những hậu duệ của nòi giống Việt, các con nào có phải là những thiên tài, còn lâu lắm! Các con chỉ là những người thường, với đôi đức tính và không ít lỗi tật. Các con không bằng lòng khi người ngoại quốc nói thẳng điều đó với mình. Các con cũng vậy, các con có cái thói tự ái dân tộc nhỏ nhoi của mình, và không phải ta là người sẽ trách móc các con về điều đó. Nhưng cần nói thẳng, như người xưa từng nói, phải biết ta biết người (Tri kỷ tri bỉ). Các con tưởng mình là những con người mới, bởi vì các con biết lặp lại đôi khái niệm học được một cách khó nhọc trong sách. Các con lầm rồi: không thể trở thành con người mới dễ dàng đến thế đâu. Vả chăng, chẳng bao giờ có ai trở thành một con người mới hoàn toàn. Những con người, không phải chỉ trở bàn tay mà tạo ra được, không thể ứng tác một lúc mà thành. Cần nỗ lực của nhiều thế hệ nối tiếp. Muốn làm gì thì làm, ta vẫn là con của bố ta. Các con là con và cháu của ta, và các con sẽ mãi mãi là như vậy. Thật là may mắn cho các con bởi nếu các con không còn là thế nữa, các con sẽ là những vật trôi giạt vật vờ theo những dòng chảy ngược chiều nhau: như người ta vẫn nói, các con sẽ là những sinh linh không có liên hệ vào đâu cả và không cội rễ, mà mỗi ngọn gió nhẹ đều xô ngả nghiêng, và một cơn lốc nhẹ cũng cuốn đi mất. Sự hiền minh xưa cũ của chúng ta như vậy chẳng là vô ích như người ta có thể tưởng. Trong những lúc hoài nghi và lưỡng lự con vẫn có thể dựa vào đó mà chẳng trở ngại gì. Đã từng có bằng chứng, bởi chính nó đã làm nên sức mạnh và sức sống của giống nòi. Nó vẫn còn có thể đem lại sức mạnh cho các con nếu các con biết tìm ở đấy nguồn cảm hứng cho hành động của mình. Ta không có ý định áp đặt tất cả những điều ấy cho các con. Trái lại các con phải vận dụng chúng trong những điều kiện của cuộc sống hiện đại. Nhưng nó chứa đựng những nguyên lý không thể suy suyển bất cứ thời nào cũng giữ nguyên hiệu lực và giá trị. Một trong những nguyên lý đó, như ta đã nói, là việc thờ phụng gia đình và nòi giống, hai thực thể duy nhất còn lại, sáng rỡ và vững chắc, giữa tất cả những mớ bòng bong lõng bõng dày đặc trong các hệ tư tưởng lù mù hiện đại. Hãy bám chặt lấy hai thực thể đó như là những chiếc phao cứu sinh, để không phải trôi trượt trên những làn sóng xao động dưới chân các con và kéo các con lao xuống vực thẳm. Có những kẻ sẽ nói với các con rằng đó là những khái niệm lỗi thời, những quan niệm của một thời đã qua, rằng con người hiện đại cần phải là một con người cá nhân chủ nghĩa toàn vẹn, hay một người xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh nghĩa là hắn ta chỉ phải chăm lo cho hạnh phúc cá nhân và riêng rẽ hay, ngược lại phải làm việc vì hạnh phúc của toàn nhân loại, và gia đình với tổ quốc, đấy là những điều nhảm nhí cũ kỹ chỉ để thoả mãn những đầu óc câu nệ của đám tiểu tư sản ù lì trong những định kiến phản động của chúng. Những kẻ sẽ nói với các con như vậy, thì đấy là những người cuồng tưởng nguy hiểm hay những tên hề xấu xa. Chớ mà nghe theo họ... Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 - NXB Tri thức [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Bài học của tổ tiên
Top