ong noi loc
New member
- Xu
- 26
BÀI 30 : THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA NHÔM , NATRI , MAGIE VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG.
I. THÍ NGHIỆM 1. So sánh khả năng pư của Na , Mg , Al với nước.
Nội dung : cho vào ba ống nghiệm lần lượt vài ml nước cất sau đó cho thêm 2 giọt phenolphtalein vào , tiếp tục thêm các mẩu kim loại trên vào ba ống nghiệm.
Quan sát đồng thời đun nóng 2 ống nghiệm chứa Mg , Al.
Hiện tượng:
Na pư nhanh với nước cho ra khí không màu.Đồng thời dd có màu hồng.
Mg và Al chưa có pư với nước ở đk này.
Khi đun nóng Mg pư được với nước xuất hiện khí không màu và dd cũng hóa hồng còn riêng Al thì không có hiện tượng gì.
Giai thích :
Đó là vì Na tính khử mạnh nên pư được với nước cách nhanh chóng sinh ra khí Hidro đồng thời NaOH là kiềm nên làm pp hóa hồng.
Mg pư với nước dễ hơn khi đun nóng cũng như Na vậy cho ra khí H[SUB]2[/SUB] và Mg(OH)[SUB]2[/SUB] ít tan nhưng các phân tử tan này điện ly tốt vẫn tạo ra mt kiềm nên làm pp hóa hồng.
Al có lớp oxit bền bảo vệ nên khó pư với nước.
Na + H[SUB]2[/SUB]O --------> Na+ + OH[SUP]-[/SUP] + H[SUB]2[/SUB]
Mg + H[SUB]2[/SUB]O ----t[SUP]o[/SUP]--> Mg(OH)[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]
Mg(OH)[SUB]2[/SUB] tan ---------> Mg[SUP]2+[/SUP] + OH-
II.THÍ NGHIỆM 2 : Nhôm tác dụng với dd kiềm.
Nội dung: cho dd NaOH vào ống nghiệm có chứa sẵn lá nhôm quan sát .
Hiện tượng :
Al dần dần pư nhanh và mãnh liệt trong dd NaOH pư sinh ra chất khi không màu và tỏa nhiều nhiệt.
Giai thích :
Do trong dd kiềm lớp oxit nhôm bị phá vỡ Al kim loại pư liên tục trong mt này.
Khí không màu là H[SUB]2[/SUB].
Al + H[SUB]2[/SUB]O + OH[SUP]-[/SUP] ---------> AlO[SUB]2[/SUB]- + H[SUB]2[/SUB].
III. THÍ NGHIỆM 3 : Tính chất lưỡng tính của Al(OH)[SUB]3[/SUB].
Nội dung : Điều chế Al(OH)[SUB]3[/SUB] từ AlCl[SUB]3[/SUB] và NH[SUB]3[/SUB] sau đó chia làm 2 phần .
+ Phần 1 cho td với dd H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB].
+ Phần 2 cho td với dd NaOH.
Hiện tượng :
+ Al(OH)[SUB]3[/SUB] tan trong dd NaOH tạo dd trong suốt.
+ Al(OH)[SUB]3[/SUB] cũng tan được trong H2SO4 tạo dd trong suốt.
Giai thích :
Đó là do tính lưỡng tính của Al(OH)[SUB]3[/SUB].
Trong mt axit nó thể hiện tính bazo. Al(OH)[SUB]3[/SUB] + H[SUP]+[/SUP] ----------> Al[SUP]3+[/SUP] + H2O
Trong mt kiềm nó thể hiện tính axit. HAlO[SUB]2[/SUB] + OH[SUP]-[/SUP] ----------> AlO[SUB]2[/SUB]- + H2O
Để hiểu rõ hơn mời các bạn xem clip !
xem bài tiếp theo : https://diendankienthuc.net/diendan/hoa-hoc-12/91793-bai-giang-31-sat.html#post202908
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: