• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bài 2: Dùng Từ

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Từ là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, được người nói, người viết dùng để đặt câu. Vì vậy, nói đến việc rèn luyện kỹ năng nói và viết, trước hết phải nói đến nghệ thuật dùng từ đúng và hay.

I.DÙNG TỪ ĐÚNG

Dùng từ đúng là dùng từ đúng âm và đúng nghĩa.
  • Dùng từ đúng âm
Muốn dùng từ đúng âm thì ta phải biết cách phát âm chuẩn. Nhưng nói cho chuẩn tất cả tiếng Việt là một yêu cầu gần như không thể thực hiện với mọi người dân khắp cả ba miền.

Trên lý thuyết, chuẩn phát âm phải được giải quyết trước chuẩn chính tả. Nhưng trong thực tế, do khó khăn vừa nêu trên, vấn đề chuẩn chính tả đã được các nhà nghiên cứu thực hiện từ lâu và đang được hoàn thiện dần qua các cuốn từ điển. Vậy viết đúng chính tả là một biện pháp giúp người viết dùng từ đúng âm.

Ngoài lỗi dùng từ không đúng âm vì viết sai chính tả, người ta còn có thể phạm lỗi dùng từ không đúng âm vì hiểu không rõ nghĩa của từ ấy. Cho nên, hiểu rõ nghĩa của từ, ta sẽ hạn chế được phần nào lỗi dùng từ không đúng âm.

Ví dụ:

z01e0ltd2ofmb51k9vrf.jpg

Người nói, người viết thường phạm lỗi dùng từ không đúng âm khi sử dụng từ Hán Việt. Cho nên, ở những ví dụ vừa nêu trên, hiểu rõ nghĩa của từ Hán Việt, phát âm đúng âm Hán Việt, ta sẽ tránh được lỗi dùng từ không đúng âm. Tuy nhiên, nếu quần chúng, dotac1 động của quy luật phối hợp thanh điệu hoặc vì một nguyên nhân nào khác, đã phát âm không đúng với âm Hán Việt ban đầu của một số từ, ta phải theo cách phát âm đã được phổ biến ấy mới được gọi là dùng từ đúng âm.

Ví dụ:

l5pgl5ue2ymfqogepzcu.jpg


ymymbjdtn7rzo8e3ylk3.jpg


Nếu trong thực tế còn tồn tại hai cách phát âm mà ta chưa thể căn cứ vào từ nguyên hoặc quần chúng để xác định một âm chuẩn, ta chấp thuận cả hai cách phát âm ấy. Tình trạng này, ngôn ngữ học gọi là lưỡng khả.

Ví dụ:

7w1hqj68qbwy5tmdsqg7.jpg


Cuối cùng, không nói tắt, không thay đổi trật tự các từ trong từ ghép hoặc từ tổ (nhóm từ) cũng là điều cần lưu ý để tránh lỗi dùng từ không chuẩn.

Ví dụ:

cdhq9lcrgc9omg7dkd2c.jpg


2.Dùng từ đúng nghĩa

Nghĩa của từ được nêu rõ trong từ điển. Ở một số nước, mỗi năm thường có một quyển từ điển mới ra đời, ghi rõ nghiã của những từ cũ và từ mới đang được quần chúng sử dụng rộng rãi. Những từ có nghĩa được cập nhật hóa này giúp người nói, người viết dễ dàng và thuận tiện trong việc tra cứu để dùng từ đúng nghĩa. Ở nước ta, các cuốn từ điển thường không được cập nhật hóa. Tuy vậy, sử dụng thường xuyên từ điển vẫn là yêu cầu được đặt ra cho người làm công tác văn hóa giáo dục, cũng như sinh viên, học sinh để rèn luyện kỹ năng dùng từ.

Gặp một từ không hiểu nghĩa, ta phải chịu khó tra từ điển, không nên đoán mò. Ví dụ, học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, ta gặp từ “bòng bong” (trong câu “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan”), tra Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (xuất bản 1895), ta sẽ hiểu “bòng bong” là “Vải, hoặc đệm buồm may làm một bức kéo lên mà che nắng, thường dùng theo ghe thuyền”. Nhờ vậy, khi giảng văn, ta sẽ không phỏng đoán “bòng bong” là bọt xà phòng hay bọt nước trắng xóa nổi lên phía tàu thủy của quân Pháp.

Có một số từ Hán Việt ta thường dùng theo thói quen, cứ tưởng rằng mình đã rõ nghĩa. Đến khi chịu khó tra Hán Việt từ điển, ta mới biết trước đây mình đã dùng từ không đúng nghĩa. Ví dụ, tra Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, ta biết “hoang vu” là “cỏ rậm mọc đầy” (vu có nghĩa là cỏ). Nhờ vậy ta nói “sa mạc hoang vắng” mà không nói “sa mạc hoang vu”.

Cũng có một số từ đã hiểu nghĩa rồi, nhưng hiểu lờ mờ. Gặp những từ như vậy, phải chịu khó tra từ điển để hiểu nghĩa của từ một cách chính xác và sâu sắc hơn. Ví dụ, ta biết “quy tiên” có nghĩa là “chết”. “Quy” là về, nhưng “tiên” là gì? Có chuyên gia dạy dùng từ qua đài phát thanh đã đoán chừng “tiên” là “trước”, rồi liên tưởng đến từ ghép “tổ tiên” và giải thích “quy tiên” là “về với tổ tiên”! Như vậy, một em bé chết cũng có nghĩa là em bé “quy tiên” sao? Thật ra, “tiên” trong “quy tiên” chỉ có nghĩa là “người ở trên núi”. “Quy tiên” có nghĩa là “về cõi tiên”. Chính vì nghĩa này mà người ta thường dùng “quy tiên” để nói về cái chết nhẹ nhàng, cái chết thanh thoát của những cụ ông và cụ bà đã sống qua tuổi thọ.

Kho từ vựng của ta có một số từ đồng âm dị nghĩa. Cách ghi âm của chữ quốc ngữ không giúp ta nhận rõ sự khác biệt trong ý nghĩa của những từ này. Ví dụ, một tiếng”kì” (hoặc “kỳ”) mà chữ Hán có đến 30 cách ghi tả khác nhau, mỗi cách cho ta một từ với một nghĩa riêng biệt. Trong số này ta nhận biết “kì” có nghĩa là lạ (trong “hiếu kì”), “kì” có nghĩa là chỗ nhà vua đóng đô (trong “kinh kì”), “kì” có nghĩa là người già trên 60 tuổi (trong “kì mục”), “kì” có nghĩa là lá cờ (trong “quốc kì”), “kì” có nghĩa là thời hạn (trong “ kì hạn”), “kì” có nghĩa là

Từ vựng tiếng Việt còn có nhiều từ đồng nghĩa tương đối. Đây là những từ có chung một phần nghĩa giống nhau và đồng thời mỗi từ còn có một phần nghĩa khác nhau. Phần nghĩa riêng này, ngôn ngữ học gọi là nét khu biệt trong ngữ nghĩa. Phần nghĩa chung của các từ đồng nghĩa tương đối là nguyên nhân tạo nên sự lẫn lộn từ này với từ kia, tạo nên lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Vì vậy, muốn dùng từ đúng nghĩa, ta phải chú ý và phân biệt cho được nét khu biệt trong ngữ nghĩa của những từ đồng nghĩa tương đối.

Ví dụ, hai từ “du côn” và “du đãng” đều chỉ hạng người không có nghề nghiệp để làm ăn, sinh sống lương thiện, đó là bọn vô lại chỉ biết rong chơi, quậy phá bằng những hành động phi pháp. Nhưng “côn” trong “du côn” nghĩa là cái gậy, hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh thô bạo, còn “đãng” trong “du đãng” nghĩa là sống phóng túng, sống không theo khuôn phép. Theo cách nói bây giờ, “du đãng” là dân vỉa hè, sống lang thang, không chịu sự quản lí của chính quyền địa phương và công an khu vực. Như vậy, tên du đãng có thể có những hành vi quậy phá như thằng du côn, nhưng du đãng không có hành vi côn đồ như du côn.

Một ví dụ khác là hai từ “thường xuyên” và “thường trực”. Đặt bảng báo hiệu “Xe ra vào thường trực” là dùng từ sai. Viết báo để giải thích cho thiếu nhi biết “Xuyên” trong “thường xuyên” là “xuyên qua” cũng sai nữa. “Xuyên” là dòng sông luân lưu, trôi chảy không ngừng, còn “trực” là ở yên một chỗ để làm việc gì. Vậy cái gì thường có mặt mà ở trạng thái động, ta gọi là “thường xuyên”. Cái gì thường có mặt mà ở trạng thái tĩnh, ta gọi là “thường trực”.

Ở trên là hai ví dụ trong hàng trăm ví dụ có thể nêu ra. Trong quá trình luyện văn, học viên nên làm sổ tay dùng từ để ghi rõ nghĩa của những từ đồng nghĩa tương đối như: An ninh và an toàn, bành trướng và phát triển, bị cáo và bị can, cô đơn và cô độc, cố nhân và cổ nhân, cực hình và nhục hình, danh lam và thắng cảnh, khiếu nại và khiếu tố, lãn công và đình công, quản chế và quản thúc, tự tử và tự vẫn, văn hóa và văn minh,…

Yêu cầu dùng từ đúng nghĩa còn đòi hỏi ta phải thận trọng khi sử dụng một từ nguyên môn hoặc một từ mới xuất hiện do sự vay mượn ở tiếng nước ngoài. Đối với những từ này, không rõ nghĩa thì không dùng, có như vậy mới tránh được lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Ví dụ, hai từ “bành trướng” và “tiếp thị”, một từ thuộc lĩnh vực chính trị, một từ thuộc phạm vi kinh tế. “Trướng” là trương lên, phình ra. Ta dùng từ “bành trướng” để chỉ sự mở rộng diện tích của một nước bằng cách xâm lấn lãnh thổ của nước khác. Như vậy, ta dùng từ “bành trướng” để nói về sự phát triển số lượng, không nói “sự bành trướng của những phương tiện vận chuyển tư nhân”. “Tiếp thị” (marketing) là hoạt động tối quan trọng của một doanh nghiệp, được tiến hành trước khi sản xuất, kinh doanh một mặt hàng. Đây là sự nghiên cứu dựa trên nhu cầu, thị hiếu và các dự báo, để đi đến quyết định sản xuất cái gì, bán ở đâu, số lượng và giá cả bao nhiêu. “Tiếp thị” không phải là “bán hàng”, “quảng cáo”,….


Trích "Tiếng Việt thực hành" tác giả Hà Thúc Hoan
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top