Trang tiểu thư
New member
- Xu
- 0
Sinh học 11 Cơ bản
Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
* Nội dung cơ bản:
I.Ánh sáng:
1. Cường độ ánh sáng
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp (HH).
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
2. Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
- Thực vật không hấp thụ tia lục.
- Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, protein
- Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
II. Nồng độ CO2 :
- Nồng độ CO2 tăng thì cường độ tăng
- Điểm bù CO2: Nồng độ CO2 tối thiểu để QH =HH.
- Điểm bão hòa CO2: Khi nồng độ CO2 tối đa để cường độ QH đạt cực đại.
III. Nước:
- Là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp.
+ Nguyên liệu cho QH.
+ Điều tiết đóng mở khí khổng.
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
+ Là dung môi hòa tan các chất…
IV. Nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng :
- Ảnh hưởng của nhiệt độ :
+Nhiệt độ tăng thìcường độ QH tăng.
+ Nhiệt độ tối ưu cho QH ở thực vật là : 250 - 350C.
+ QH ngừng ở 450 - 500 C.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng : Dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp.
VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo :
- Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng
- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục được điều kiện bất lợi của môi trường.
* Một số câu hỏi:
1. Ngoại cảnh ảnh hưởng ntn đến quá trình QH?
2. Vì sao thực vật thủy sinh lại có nhiều màu sắc?