Trang tiểu thư
New member
- Xu
- 0
:baffle:* Nội dung cơ bản:
I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó
- Trong cây có 2 dạng nước chính: nước tự do và nước liên kết.
- Nước tự do: chứa trong các thành phần của tế bào, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn… không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.
Vai trò: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất NS, giúp quá trình TĐC diễn ra bình thường trong cơ thể.
- Nước liên kết: liên kết với các phần tử khác trong tế bào. Mất các đặc tính lí, hoá, sinh học của nước.
Vai trò: đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
2. Nhu cầu nước đối với thực vật
- Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống của nó.
- Nhu cầu nước ở mỗi cây là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại cây, tuổi cây, điều kiện môi trường...
II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ
1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước
- Cơ quan hút nước của cây là rễ.
- Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành, trên mỗi mm2 bề mặt rễ lại có tới hàng trăm lông hút (hình thành từ tế bào biểu bì rễ)
- Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lý phù hợp với chức năng nhận nước từ đất:
+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin (không có lớp mcutin).
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
- Các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt có trong đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thầm thấu.
2. Con đường hấp thụ nước ở rễ
Hai con đường:
- Con đường qua thành tế bào – gian bào.
- Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
3. Cơ chế dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân
- Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu.
- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ.
Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt.
III. Quá trình vận chuyển nước ở thân
1. Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân
- Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá.
- Chiều của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây.
2. Con đường vận chuyển nước ở thân
- Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
- Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước trong thân
- Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)
- Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục).
* Một số câu hỏi:
Câu 1: Cây sống thủy sinh hấp thụ nước của môi trường bằng cấu trúc nào của nó?
a.Lông hút của rễ chính
b.Miền sinh trưởng của rễ
c.Qua bề mặt các TB biểu bì của cây
d.Lông hút của các rễ bên
Câu 2: Nước từ đất vào tb lông hút của rễ theo cơ chế nào sau đây?
a.Cơ chế tích cực, đòi hỏi có sự cung cấp năng lượng
b.Di chuyển từ môi trường ưu trương sang mt nhược trương
c.Di chuyển nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp
d.Cơ chế bị động không cần cung cấp năng lượng
Câu 3: Lông hút của rễ phát triển từ lọai tb nào sau đây?
a.Tb biểu bì
c. Tb vỏ ở rễ
b.Tb mạch gỗ ở rễ
d. Tb nội bì
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tb lông hút của rễ?
a.thành tb mỏng
b.tb không có thấm cutin
c.nằm sau (trong) lớp tb biểu bì của rễ
d.có ASTT cao hơn ASTT trong đất
Câu 5: Động lực tạo nên sự vận chuyển nước và ion ở đầu dưới của mạch gỗ của thân là:
a.Áp suất của rễ
b.Sự thoát hơi nước của lá
c.Sự trương nước của các tb khí khổng
d.Hoạt động hô hấp mạnh của rễ
Câu 6: Nước vận chuyển một chiều từ lông hút vào mạch gỗ của rễ là do:
a.Thế nước giảm dần từ lông hút đến mạch gỗ của rễ
b.Thế nước tăng dần từ lông hút đến mạch gỗ của rễ
c.Sự chênh lệch về sức hút theo hướng giảm dần từ ngòai vào trong
d.Sự chênh lệch về thế nước và sức hú nước
Bổ sung kiến thức:
- Hoạt động hút nước:
Rễ cây thủy sinh không có lông hút, vì vậy đảm nhiệm chức năng hút nước là các tb biểu bì bao quanh toàn bộ cơ thể.
Sở dĩ cây thủy sinh không cần lông hút vì lượng nước ngoài mt nhiều, không cần có lông hút để tăng hiệu quả hấp thu nước.
- Hoạt động hô hấp ở rễ:
Cây thủy sinh ngập chìm phần rễ dưới nước nhưng vẫn có thể sống được trong khi các loại cây trên cạn nếu bị ngập nước sẽ bị úng rễ và chết. Đó là nhờ cơ chế thích nghi bằng cấu tạo của rễ.
Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.
Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ.
Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.
I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó
- Trong cây có 2 dạng nước chính: nước tự do và nước liên kết.
- Nước tự do: chứa trong các thành phần của tế bào, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn… không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.
Vai trò: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất NS, giúp quá trình TĐC diễn ra bình thường trong cơ thể.
- Nước liên kết: liên kết với các phần tử khác trong tế bào. Mất các đặc tính lí, hoá, sinh học của nước.
Vai trò: đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
2. Nhu cầu nước đối với thực vật
- Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống của nó.
- Nhu cầu nước ở mỗi cây là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại cây, tuổi cây, điều kiện môi trường...
II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ
1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước
- Cơ quan hút nước của cây là rễ.
- Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành, trên mỗi mm2 bề mặt rễ lại có tới hàng trăm lông hút (hình thành từ tế bào biểu bì rễ)
- Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lý phù hợp với chức năng nhận nước từ đất:
+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin (không có lớp mcutin).
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
- Các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt có trong đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thầm thấu.
2. Con đường hấp thụ nước ở rễ
Hai con đường:
- Con đường qua thành tế bào – gian bào.
- Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
3. Cơ chế dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân
- Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu.
- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ.
Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt.
III. Quá trình vận chuyển nước ở thân
1. Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân
- Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá.
- Chiều của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây.
2. Con đường vận chuyển nước ở thân
- Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
- Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước trong thân
- Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)
- Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục).
* Một số câu hỏi:
Câu 1: Cây sống thủy sinh hấp thụ nước của môi trường bằng cấu trúc nào của nó?
a.Lông hút của rễ chính
b.Miền sinh trưởng của rễ
c.Qua bề mặt các TB biểu bì của cây
d.Lông hút của các rễ bên
Câu 2: Nước từ đất vào tb lông hút của rễ theo cơ chế nào sau đây?
a.Cơ chế tích cực, đòi hỏi có sự cung cấp năng lượng
b.Di chuyển từ môi trường ưu trương sang mt nhược trương
c.Di chuyển nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp
d.Cơ chế bị động không cần cung cấp năng lượng
Câu 3: Lông hút của rễ phát triển từ lọai tb nào sau đây?
a.Tb biểu bì
c. Tb vỏ ở rễ
b.Tb mạch gỗ ở rễ
d. Tb nội bì
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tb lông hút của rễ?
a.thành tb mỏng
b.tb không có thấm cutin
c.nằm sau (trong) lớp tb biểu bì của rễ
d.có ASTT cao hơn ASTT trong đất
Câu 5: Động lực tạo nên sự vận chuyển nước và ion ở đầu dưới của mạch gỗ của thân là:
a.Áp suất của rễ
b.Sự thoát hơi nước của lá
c.Sự trương nước của các tb khí khổng
d.Hoạt động hô hấp mạnh của rễ
Câu 6: Nước vận chuyển một chiều từ lông hút vào mạch gỗ của rễ là do:
a.Thế nước giảm dần từ lông hút đến mạch gỗ của rễ
b.Thế nước tăng dần từ lông hút đến mạch gỗ của rễ
c.Sự chênh lệch về sức hút theo hướng giảm dần từ ngòai vào trong
d.Sự chênh lệch về thế nước và sức hú nước
Bổ sung kiến thức:
SỰ THÍCH NGHI CỦA CẤU TẠO RỄ CÂY THỦY SINH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
- Hoạt động hút nước:
Rễ cây thủy sinh không có lông hút, vì vậy đảm nhiệm chức năng hút nước là các tb biểu bì bao quanh toàn bộ cơ thể.
Sở dĩ cây thủy sinh không cần lông hút vì lượng nước ngoài mt nhiều, không cần có lông hút để tăng hiệu quả hấp thu nước.
- Hoạt động hô hấp ở rễ:
Cây thủy sinh ngập chìm phần rễ dưới nước nhưng vẫn có thể sống được trong khi các loại cây trên cạn nếu bị ngập nước sẽ bị úng rễ và chết. Đó là nhờ cơ chế thích nghi bằng cấu tạo của rễ.
Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.
Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ.
Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.