Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Hide Nguyễn

Du mục số


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động của khu vực này có vai trò quan trọng về nhiều mặt. Trong 9 tháng qua đã đạt được một số kết quả nhất định và cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết.


FDI vào công nghệ chế biến có tỷ trọng cao nhất


DNFDI63.jpg



Về thu hút vốn, tổng vốn đăng ký 9 tháng 2012 đạt 9,52 tỷ USD, đưa tổng lượng vốn FDI tính từ năm 1988 đến nay đã đạt trên 239,4 tỷ USD; nếu tính cho các dự án còn hiệu lực đạt khoảng 208,6 tỷ USD.

Đó là một lượng vốn không nhỏ (nếu tính bình quân năm thì thời kỳ 1988- 1990 đạt 534,1 triệu USD, thời kỳ 1991- 1995 đạt 3853 triệu USD, thời kỳ 1996- 2000 đạt 5251,8 triệu USD, thời kỳ 2001- 2005 đạt 4144 triệu USD, thời kỳ 2006- 2011 đạt 27108 triệu USD).

Lượng vốn đăng ký trong 9 tháng năm nay mặc dù bị giảm 27,9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đó là xu hướng của thế giới nói chung và vào Việt Nam nói riêng từ năm 2009 đến nay do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Qua 25 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, những bài học kinh nghiệm được rút ra đối với Việt Nam là không đơn thuần chạy theo số lượng vốn đăng ký mà quan trọng là lượng vốn thực hiện và chất lượng của FDI.

Trong tổng lượng vốn đăng ký trong 9 tháng qua, lượng vốn đăng ký vào công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (65,5%) và đó là đúng hướng. Tiếp đến là bất động sản, chiếm khoảng 20%, lớn thứ hai và đây cũng là sự cần thiết hiện nay, khi mà thị trường này của Việt Nam đã giảm xuống từ vài năm nay, rất cần có một lượng vốn đưa vào hỗ trợ thị trường; song đó cũng là thời cơ mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào đầu tư.

Các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và thông tin truyền thông cũng thu hút được 400 triệu USD. Điều này chứng tỏ thị trường buôn bán ở Việt Nam với quy mô dân số lên đến gần 90 triệu dân, với quy mô tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng lên đến gần 100 tỷ USD vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài.

Trong tổng lượng vốn đăng ký mới trong 9 tháng qua, Nhật Bản đứng đầu với 4,67 tỷ USD, chiếm 49,1% tổng vốn đăng ký mới, tiếp đến là Xamoa với 889 triệu USD, Hàn Quốc 711 triệu USD, Quần đảo Vigin thuộc Anh với 611 triệu USD,… Kết quả 9 tháng qua đã đưa tổng số nước và vùng lãnh thổ có lượng vốn đăng ký còn hiệu lực là 21, trong đó 16 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 3 tỷ USD. Trong số này đứng đầu là Nhật Bản trên 29 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc trên 24,4 tỷ USD, Đài Loan trên 23,7 tỷ USD, Singapore gần 23,4 tỷ USD, Quần đảo Vigin thuộc Anh gần 16,1 tỷ USD…

Trong tổng lượng vốn FDI đăng ký mới qua 9 tháng, nhiều địa bàn thu hút lượng vốn lớn, như Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Khánh Hoà, Tiền Giang, Hà Nội,… Tính từ năm 1988 đến nay, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đều có FDI, trong đó có 20 địa bàn đạt trên 1 tỷ USD, trong đó ngoài các địa bàn thuộc các vùng động lực, còn có các địa bàn thuộc diện còn nghèo, cần đổi mới cơ cấu kinh tế, như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Hưng Yên,…

Vốn thực hiện vẫn đạt hai con số

Quan trọng hơn là lượng vốn FDI thực hiện. Mặc dù lượng vốn đăng ký bị sụt giảm trong mấy năm gần đây, nhưng lượng vốn thực hiện tính bằng tỷ USD từ năm 2008 vẫn đạt mức hai chữ số (năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 10 tỷ USD, năm 2010 đạt 11 tỷ USD, năm 2011 đạt 11 tỷ USD). Trong 9 tháng năm 2012, ước đạt 8,1 tỷ USD, tuy bị giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng cả năm vẫn được dự đoán sẽ đạt hai chữ số. Đây là kết quả tích cực trong điều kiện lượng vốn đăng ký mới bị sụt giảm do tác động của tình hình thế giới.

Khu vực FDI ngoài đóng góp tích cực vào tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân của thời kỳ 2001- 2005 đạt 15,7%, thì thời kỳ 2006- 2010 đạt 25,3%, năm 2011 đạt 25,9%. Tỷ trọng GDP do khu vực FDI đóng góp nếu trước năm 1997 còn ở mức dưới 10%, thì từ 1998 đến nay đã tăng gần như liên tục và năm 2011 đã đạt xấp xỉ 19%, khả năng năm 2012 có thể vượt qua mốc 19%. Số lao động của khu vực này nếu năm 2000 mới ở mức dưới 0,4 triệu người, chiếm 1% trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước, thì đến giữa năm 2011 đạt trên 1,7 triệu người, chiếm 3,4% tổng số; nếu kể cả số lao động gián tiếp làm việc cho khu vực này thì số lượng và tỷ trọng còn cao hơn.

Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế, khu vực FDI chiếm tỷ trọng khá cao (mấy năm nay đều đạt trên dưới 43%. Tốc độ tăng theo giá so sánh của khu vực này liên tục ở mức 2 chữ số. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, khu vực FDI từ nhiều năm nay đã chiếm trên dưới 54%; trong 9 tháng đầu năm nay nếu trừ dầu thô chiếm 55,1%, nếu kể cả dầu thô chiếm 62%.
Bên cạnh những kết quả tích cực, việc thu hút và thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn những hạn chế, bất cập về một số mặt. Về thu hút công nghệ, tỷ trọng công nghệ cao, công nghệ nguồn chưa nhiều, một mặt do các nước giữ bí mật, không hoặc chưa muốn chuyển giao, mặt khác do chính sách chưa thật khuyến khích, thu hút các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực vốn lớn, công nghệ mạnh, do trình độ nguồn nhân lực ở trong nước còn hạn chế, bất cập,...

Hiện tượng vi phạm về sử dụng đất đai, tài nguyên, chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường còn diễn ra. Vẫn còn hiện tượng đình công ở các doanh nghiệp FDI... Hiệu quả FDI vẫn chưa cao, tính lan toả còn thấp. Việc phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Trung ương và địa phương còn bất cập.

Cần định hướng chọn lọc

Để khắc phục các hạn chế, bất cập trên, để chuyển việc thu hút và thực hiện FDI từ lượng sang chất, cần phải thực hiện nhiều giải pháp. Theo một số chuyên gia, Việt Nam cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài, nhất là vi phạm về sử dụng đất đai, tài nguyên, chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường.

Cần phải đổi mới cơ bản phương thức xúc tiến đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư, dự án có trọng tâm, trọng điểm; rà soát , sửa đổi, bổ sung các quy định bắt buộc về tiêu chuẩn công nghệ, chuyển giao công nghê; cải cách chính sách tiền lương, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy đinh về tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chế độ đãi ngộ người lao động trong doanh nghiệp FDI; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định bắt buộc về bảo vệ môi trường...

Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài. Các quy định này một mặt cần bảo đảm sự chủ động nhưng gắn với trách nhiệm của địa phương; mặt khác cần tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành ở Trung ương.

Nhìn tổng quát, cần định hướng chọn lọc vào nguồn có kỹ thuật-công nghệ cao, công nghệ sạch; vào các ngành, lĩnh vực đầu tư như chế tạo, chế biến, vào các vùng, địa bàn để chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; kiểm tra giám sát để hạn chế các vi phạm về đất đai, tài nguyên, chuyển giá...



(Chinhphu.vn)
 
Trước những xu hướng và bối cảnh quốc tế phức tạp mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược tài tình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thời kì 2001-2010 để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho thời gian tới.

Chính vì vậy, Nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hóa phát triển đất nước, xây dựng một nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hổ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội.”

Mục tiêu đặt ra cho các Khu Công Nghiệp (KCN) do vậy cũng nằm trong mục tiêu chung mà cả nước đang quyết tâm đạt tới trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

Sau hơn 5 năm phát triển KCN, Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) đã đạt được những thành tựu quan trọng về việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần tăng trưởng nền kinh tế của cả nước nói chung và kinh tế Thành phố HCM nói riêng.
Như vậy để tiếp tục phát triển các KCN trên địa bàn thành phố HCM, từ đó góp phần phát triển kinh tế kinh tế của thành phố chúng ta cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn vào KCN, đặc biệt là nguồn vốn FDI.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/HuyNam/DT23.pdf[/PDF]
 
Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (tổ chức thương mại quốc tế), OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương)...một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của các nước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việt làm cho người lao động.

thuật còn thiếu thốn, vậy mà mới chỉ đổi mới thật sự sau năm 1986. Do đó, vấn đề đặt ra là: bằng mọi cách phải đưa nước ta theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, biến nước ta trở thành một nước có nền công nghiệp vững vàng về mọi mặt nhưng cũng chỉ duy trì một tỷ lệ thất nghiệp cho phép. Bởi vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở nước ta trong tiến trình toàn cầu hoá đặt ra nhiều khó khăn và thách thức lớn. Để giải quyết vấn đề này không chỉ là yêu cầu trước mắt mà đó là cả vấn đề lâu dài cần phải có nhiều giải pháp. Một trong các cách để giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp đó là: Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để từ đó có thể thu hút được các nguốn vốn đầu tư của nước ngoài đặt biệt là FDI.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/de an/DA315.pdf[/PDF]
 
Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế chính trị, ngoại giao vv… Đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế,nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế,liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các nước trong khu vực và trên thế giới.Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định cũng như của các doanh nghiệp.

Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ngày càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại,những bí quyết kĩ thuật đặc biệt là những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới.Vì thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đồng thời chúng ta phải có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/QT017.pdf[/PDF]
 
Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và vùng lãnh thổ từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.Trong xu thế đó, chính sách đóng cửa biệt lập với thế giới là không thể tồn tại. Nó chỉ là kìm hãm quá trình phát triển của xã hội. Một quốc gia khó có thể tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu của khoa học và kinh tế đã kéo con người xích lại gần nhau hơn và dưới tác động quốc tế buộc các nước phải mở cửa.

Mặt khác trong xu hướng mở cửa, các nước đều muồn thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI : vì thế các nước đều muốn tạo ra những điều kiện hết sức ưu đãi để thu hút được nhiều nguồn về mình.

Nhận thức được vấn đề này Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia đã thực hiện đường lối đổi mới theo hướng mở cửa với bên ngoài. Kể từ khi thực hiện đường lối mới đến này, Cămpuchia đã thu được những thành tựu đáng kể cả trong phát triển kinh tế cũ cũng như trong thu hút nguồn vốn(FDI) từ bên ngoài.Hàng năm nguồn vốn FDI từ bên ngoài vào trong nước tăng nhanh cả về số lượng dự án lẫn quy mô nguồn vốn.Tuý nhiên việc thu hút nguồn vốn FDI của Cămpuchia vẫn thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực và chưa thể hiện được hết tiềm năng của mình trong việc thu hút vồn FDI để đáp ứng nhu cầu phát triển .Chính vì vậy việc nghiên cứu tình hình thực tiễn về môi trường và kết quả đầu tư trực tiếp của Cămpuchia là việc quan trọng và không thể thiếu để có thể đưa ra giải pháp và hướng giải quyết mới nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI dể phát triển kinh tế.
 
Trước những xu hướng và bối cảnh quốc tế phức tạp mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược tài tình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thời kì 2001-2010 để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho thời gian tới.

Chính vì vậy, Nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hóa phát triển đất nước, xây dựng một nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hổ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội.”
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top