Đấu trường hoá hữu cơ!!!

kuta tutu

New member
Xu
0
ĐẤU TRƯỜNG HÓA HỮU CƠ

Cái đấu trường này đơn giản chỉ là nơi giao lưu học tập lẫn nhau! mong mọi người tích cực trao đổi nhé !
Xu thế hoá học bây giờ là nắm vững bản chất và tìm ra các cách giải thật nhanh(dĩ nhiên là ko dc mò )
do đó khuyến khích các bạn có cách giải càng nhanh càng tốt !

mình mở đầu bằng 1 bài nhé :

1, một hỗn hợp X gồm CH3OH,CH2=CH-CH2OH,CH3CH2OH,C3H5(OH)3 .Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với Na dư thu được 5,6 lít H2 (dktc) .Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu dc b mol CO2 và 27 gam nước . Xác định b
 
Bài này rất hay, mình xin đưa ra 1 cách giải:
OH + Na-> ONa + 1/2 H2
0,5----------------0,25 (mol)
Có n(OH) = 0,5 => n(O) =0,5
Khi đốt cháy:
HCHC + O2 -> CO2 + H2O
--------x------y-----1,5 (mol)
Theo định luật bảo toàn khối lượng có: 25,4 + 32x = 44y + 27 (1)
Theo định luật bảo toàn nguyên tố Oxi có: 0,5 + 2x = 2y + 1,5 (2)
Giải 1 và 2 có: x=1,7; y=1,2 mol
nên b=52,8 gam
 
mình trình bày thêm 1 cách giải khác nhé :

ta luôn có n h2 = 1/2.no(trong hỗn hợp ancol) => n o = 0,5 mol
mh20 = 27 => nH(trong hỗn hợp ancol) = 3 mol
mà 25,4 = mC + mH + mO => mC = 1,44 => b = 1,2 mol
 
THÊM 1 bài nữa nhé :

2, cho X gồm H2 và 2 olenfin đồng đẳng kế tiếp . Cho 9,52 lít khí X (dktc) qua NI đun nóng được hỗn hợp Y .Đốt hoàn toàn Y được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam H20 .Tìm 2 olenfin
 
BG
Gọi x, y lần lượt là số mol của 2 olefin và \[{H}_{2}\] trong hỗn hợp X : x + y = \[\frac{9,52}{22,4}=0,425\]
Ta có CT trung bình của 2 olefin là \[{C}_{\bar{n}}{H}_{2\bar{n}}\]
\[{C}_{\bar{n}}{H}_{2\bar{n}} + {H}_{2} \rightarrow {C}_{\bar{n}}{H}_{2\bar{n}+2}\]
Vậy hỗn hợp Y gồm \[{C}_{\bar{n}}{H}_{2\bar{n}+2}\] , có thể có \[{C}_{\bar{n}}{H}_{2\bar{n}}\] hoặc \[{H}_{2}\] dư
Đốt Y cũng là đốt X => ta có:
\[{C}_{\bar{n}}{H}_{2\bar{n}} + \frac{3\bar{n}}{2}{O}_{2} \rightarrow \bar{n}{CO}_{2}+\bar{n}{H}_{2}O\]
x--> \[\bar{n}x\]+ \[\bar{n}x\]
\[2{H}_{2} + {O}_{2}\rightarrow 2{H}_{2}O\]
y --> y
\[{n}_{{CO}_{2}}=\frac{43,56}{44}=0,99\] (mol)
\[{n}_{{H}_{2}O}=\frac{20,43}{18}=1,135\] (mol)
=> \[\bar{n}x\] = 0,99
\[\bar{n}x\] + y = 1,135 => y= 1,135 - 0,99 = 0,145 => x= 0,425 - 0,145 = 0,28
=> \[\bar{n}\] = 3,54
=> Công thức 2 olefin là \[{C}_{3}{H}_{6}\] và \[{C}_{4}{H}_{8}\]
 
hihi.mình có cách này.
do hh ban đầu gồm H2 và 2 anken nên đốt hh Y cũng chính là đốt hh ban đầu X.
=> n(H2)= n(H2O)-n(CO2)=0,145 mol
=> số mol hh 2 anken là:
n=1,135-0,145=0,28 mol
=> \[n_c\]= 0,99/0,28= 3,53
=> C3H6 và C4H8
 
hihi
mình đang cố gắng trình bày thật tốt cho dễ hiểu mà
thi TN thì đâu dại gì mà viết như vậy chứ!^^
 
Thêm 1 bài nữa nhé :
Một hỗn hợp A gồm 2 ancol có khối lượng 16,6g đun với dung dịch H2S04 đậm đặc thu được 13 gam hỗn hợp B gồm 2 olefin đồng đẳng liên tiếp ,3ete và 2 anhcol dư.Đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp B ở trên thu được 0,8 mol CO2 và 0,9 mol H2O .Công thức phân tử và %(theo số mol) của mỗi ancol trong hỗn hợp A là : ????
 
chào bạn: mình làm thế này
do ancol đó tạo anken đồng đẳng kế tiếp nên 2 ancol đó no đơn chức và đồng đẳng kế tiếp, đặt công thức trung bình suy ra: 16,6=(0.8/n)*(14n+18)
n trung bình bằng 2.67 nên hai ancol là C2 và C3. tính phần trăm:3*a+2*(1-a)=8*0.8/3 nên C2 có 86.67% C3 có 13.33%(đặt a là phần trăm của C3)
 
1 bài tiếp nhé : cho hỗn hợp X gồm C2H5OH,C2H5COOH,CH3CHO.trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol.Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H20 , 3,136 lit CO2 (dktc) .Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa .Gía trị của p là ????
 
ta có :nC2H5OH= nH2O - nCO2 = 0,03 mol => nC2H5COOH + nCH3CHO = 0,03 mol

đặt nC2H5COOH = x
nCH3CHO = y

=> x+y = 0,03 và 3x+2y+2.0,03 = nCO2 = o,14 => x =0,02 ..y = o,01

=> C2H5COOH chiếm 33,33% theo số mol và CH3CHO chiếm 16,67% theo số mol

vậy tính dc trong 13,2 gam X có chứa 0,04 mol CH3CHO => p = 8,64 gam
 
bài 2 ;

Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 27,8 gam gồm buta , metyxiclopropan , but2-en , etyaxetylen , và đivinyl .Khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X , tổng khối lượng của CO2 à H20 thu được là ????
 
hix.mình làm thế này:
Vì mỗi chất đều là C4=> n(CO2)=4*0,15=0,6 mol
=>m(H)=27,8*2*0,15-0,6*12=1,14 (g)
=>n(H2O)=0,57 mol
=>m=0,15*44+0,57*18=16,86(g)
 
bài típ :

cho 6,48 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và KOH 0,2M (dư),sau phản ứng thu dc dung dịch X.Cô cạn dung dịch X được 11,12 gam chất rắn khan .Công thức phân tử của 2 axit là ???
 
với bài nỳ : áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ..tính dc n H20 = 0,08 mol

ta luôn có tổng số mol 2 axit = mol H20 = 0,08 => M = 81 => CTPT 2 axit là C3H6O2 VÀ C4H802
 
bài típ nè :

1, hỗn hợp X gồm axetilen, propilen, và metan

Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X thu được 12,6 gam nước

Mặt khác 0,25 mol hỗn hợp X vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 50 gam Br2 ..

thành phần phần trăm thể tích của các chất trong hỗn hợp X là ????
 
1,Đặt \[n C_2H_2 = x\] ,\[ n C_3H_6 = y \]. \[n CH_4 = z \]( trong 11 gam hỗn hợp X)

ta có :\[ 26x+42y+16z = 11\] và \[x+3y+2z = 0,7 \]

từ dữ kiện o,25 mol------> mất màu 0,3125 mol Br_2 => k = 1,25 ( số liên kết pi trung bình )

mặt khác ta có công thức sau :

n(hỗn hợp) =\[ \frac{nH_2O-nCO_2}{1-k} \]

do đó trong 11 gam hỗn hợp có \[nH= 1,4 => mC= 11-1,4 = 9,6=> nCO_2=nC= 0,8 \]

=> \[x+y+z = 0,4\]

giải hệ ta dc \[x = 0,2 , y = z = 0,1 \]=> % từng chất
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top