H
HuyNam
Guest
ĐẦU CUỐI TUYẾN, TRẮC DỌC TRÊN ĐOẠN CONG
1. Đối với tuyến
ANDDesign qui định đối với số liệu trắc ngang khi tuyến cắm cong tròn bắt buộc phải có đầy đủ các cọc TD, P và TC; khi tuyến cắm cong chuyển tiếp bắt buộc phải có đầy đủ các cọc ND, TD, P, TC và NC cho các đỉnh cong, nếu không sẽ sinh ra lỗi khi tạo tuyến. Cho nên đối với tuyến mà cọc đầu tiên bắt đầu tại đoạn cong và cọc cuối kết thúc cũng trong đoạn cong như tệp số liệu TepSL1.and ta cần bổ sung các cọc TD1 cho đỉnh P1 và TC7 cho đỉnh P7.
Cách thực hiện như sau:
- Thực hiện lệnh NTDN và mở tệp số liệu TepSL1.and
- Thấy rằng khoảng cách từ P1 đến TC1 là 27.91 và từ TD7 đến P7 là 61.47
- Menu Công cụ->Lựa chọn dạng nhập số liệu và chọn Khoảng cách cọc là Khoảng cách lẻ.
- Chèn cọc TD1:
ấn phím phải chuột tại hàng 1 và chọn Copy
ấn phím phải chuột tại hàng 1 và chọn Chèn
Sửa tên cọc tại hàng 1 thành TD1
Tại hàng 2 sửa KC lẻ thành 6.85
- Chèn cọc TC7:
Nhập thêm cọc cuối cùng với tên cọc TC7; KC lẻ: 36.93; Cao độ tự nhiên: 600 (tùy ý)
- Menu Công cụ->Lựa chọn dạng nhập số liệu và chọn Khoảng cách cọc là Khoảng cách cộng dồn.
Kết quả cuối cùng như tại tệp số liệu TepSL2.and. Trong tệp này chiều dài tuyến là 990.490 nhưng thực chất số liệu tuyến chỉ từ khoảng dồn 6.850 đến khoảng dồn 953.560
- Dùng lệnh T để tạo tuyến với tệp số liệu TepSL2.and.
- Dùng lệnh XC để xóa các cọc TD1 và TC7 trên bản vẽ.
Dùng lệnh GHDC và khai báo khoảng dồn giới hạn đầu và cuối
1. Đối với trắc dọc
Đối với trắc dọc để có thể cắm cong được đỉnh nằm đầu hoặc cuối trắc dọc dùng lệnh HCA và chọn trắc dọc -> chọn Tùy chọn và nhập giá trị Thể hiện đường dôi 2 phía
HuyNam Khoa công trình giao thông