• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hỏi Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?

Chien Tong

New member
Xu
33
Thuộc châu Á. Hòn đảo ở Địa Trung Hải này bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hy lạp chiếm đóng mỗi bên một nửa (9250 km2 , 735000 dân)
cyprus.jpg

Đảo - sip một khung cảnh tuyệt đẹp​
 
Cộng hòa Síp là một quốc đảo nằm ở phía Đông Địa Trung hải, phía Nam của bán đảo Anatolia và gần phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
- Diện tích: 9.250 km2 (trong đó người Síp gốc Thổ kiểm soát 3.355 km2) ở phía Bắc
- Khí hậu: Đặc trưng khí hậu Địa Trung hải; mùa hè khô nóng, mùa đông ẩm ướt.
- Dân số: 796.740 người (dự kiến đến 7/2009) trong đó 77% gốc Hy lạp và 18 % gốc Thổ Nhĩ kỳ.
- Tôn giáo: Đạo cơ đốc (78%) và đạo Hồi (18%) chiếm đa số.
- Ngôn ngữ: Tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Anh
- Thủ đô: Nicosia.
- Tổng thống: Demitris Christofias (28/02/2008).
- Ngoại trưởng: Márkos Kyprianoú (3/03/2008).
- Quốc khánh: 01/10/1960.
- Đơn vị tiền tệ: Đồng bảng Síp (CYP); 1 CYP = 0.3937 USD (2008).
anh1.jpg

Thiên đường Đảo - Sip​

II. LỊCH SỬ:
Trước đây Síp thuộc đất Hy lạp, sau đó lần lượt trở thành thuộc địa của Ốt-tô-man (Thổ) và Anh. Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh đòi độc lập ở Síp phát triển mạnh. Tháng 2/1959, Thổ, Hy lạp, Anh và đại diện 2 cộng đồng người Síp đã đàm phán trao trả độc lập cho Síp và thành lập nhà nước cộng hoà bao gồm 2 cộng đồng người Síp gốc Hy lạp và người Síp gốc Thổ, trong đó, Tổng thống là người gốc Hy lạp, Phó Tổng thống là người gốc Thổ. Ngày 16/8/1960, Síp tuyên bố độc lập, tuy nhiên Hy Lạp, Thổ và Anh đều còn quân đội đóng tại Síp. .
Trước tình hình đó, ngày 4/3/1964 HĐBA/LHQ đã ra NQ 186 đưa quân LHQ vào Síp gìn giữ hoà bình và do tình hình chưa ổn định, lực lượng này đã phải ở lại cho đến ngày nay. Năm 1974, Hy Lạp đưa thêm quân vào Síp, lập Chính phủ chịu ảnh hưởng của Hy Lạp. Lấy cớ "bảo vệ người Síp gốc Thổ", ngày 20/7/1974 Thổ đưa quân xâm lược Síp chiếm 40% đất đai phía Bắc đảo, tiếp đó đưa thêm người Thổ ra định cư ở Síp và tăng thêm quân đội chiếm đóng. Ngày 15/11/1983, cộng đồng Síp gốc Thổ đơn phương thành lập nước "Cộng hoà Thổ Bắc Síp" do Rauf Denktash làm Tổng thống (không được quốc tế công nhận ngoài Thổ Nhĩ Kỳ). Từ đây, Síp chính thức rơi vào tình trạng bị chia cắt thành hai nửa.
Nhằm giải quyết hoà bình vấn đề Síp, HĐBA/LHQ ra một loạt nghị quyết (353, 355, 358, 360) kêu gọi các bên rút quân, tôn trọng độc lập chủ quyền của Síp, chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Síp, tiến hành đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Síp. Tổng thư ký /LHQ được đặc trách theo dõi và thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề. Tháng 1/2002, Tổng thống Síp và lãnh đạo người Thổ gặp nhau lần đầu tiên với sự trung gian của LHQ để bắt đầu tiến trình đàm phán. Tháng 11/2002, TTK/LHQ K.Annan đề xuất kế hoạch giải quyết vấn đề Síp trên cơ sở thành lập một nhà nước liên bang dưới sự quản lý của một chính phủ trung ương theo kiểu Thụy Sỹ. Đề xuất này ban đầu đã gặp khó khăn khi cả hai bên bất đồng trong một số vấn đề then chốt.

Trước sức ép mạnh của Mỹ và EU, đến tháng 2/2004, Thổ đã phải chuyển hướng tác động đến cộng đồng Síp gốc Thổ ngồi vào bàn đàm phán với người Síp gốc Hy Lạp để giải quyết vấn đề Síp trước khi nước này gia nhập EU vào 1/5/2004. Tuy nhiên, do các bên chưa vượt qua được sức ép thời gian và một loạt các trở ngại lớn trong đàm phán liên quan đến lợi ích trong việc chia sẻ quyền lực, lãnh thổ, người hồi hương, quân đội chiếm đóng nước ngoài, xây dựng lòng tin…nên đàm phán đã đổ vỡ. Kết quả là ngày 1/5/2004 chỉ có Cộng hoà Síp gia nhập EU. Đến tháng 7/2006, hai lãnh đạo cấp cao của hai bên đã gặp nhau và đạt tới nhất trí về Hiệp định ngày 8/7/2006, với nội dung chính là cam kết đi tới một giải pháp toàn diện hướng tới một nước Síp với thể chế liên bang, trong đó hai cộng đồng bình đẳng về chính trị, hai bên sẽ tiếp tục thỏa thuận về các vấn đề mang tính kỹ thuật. Kết quả trưng cầu dân ý ở cả hai phía vào tháng 4/2007 cho thấy đa số người dân tán thành phương án nhà nước Liên bang. Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Síp (UNFICYP) tiếp tục đóng vai trò duy trì an ninh tại Síp, hỗ trợ và tham gia thương lượng giữa hai bên nói trên và các biện pháp xây dựng lòng tin. Tại cuộc gặp ngày 21/03/2008 giữa lãnh đạo hai cộng đồng, hai bên đã cam kết bắt đầu tiến trình đàm phán toàn diện trong vòng 3 tháng.

III. CHÍNH TRỊ:
Các đảng phái chính trị chủ yếu ở Síp như sau:
- AKEL: Đảng tiến bộ của những người lao động Síp (cộng sản) thành lập năm 1941, hiện có khoảng 14.000 đảng viên do ông Christofias làm Tổng bí thư. Đảng, ủng hộ chính sách độc lập dân tộc, KLK của Chính phủ, liên hệ chặt chẽ và có uy tín với chính quyền. Đảng hiện chiếm 20 ghế Quốc hội.
- DIKO: Đảng Dân chủ, thành lập năm 1976 hiện do đương kim Tổng thống Papadopoulos làm Chủ tịch. Đảng ủng hộ giải quyết vấn đề Síp trên cơ sở các nghị quyết của LHQ. Đảng có 9 ghế Quốc hội.
- KISOS: Phong trào Dân chủ Xã hội Síp ủng hộ nước Síp độc lập, thống nhất, KLK, thân phương Tây. Đảng có 4 ghế Quốc hội.

IV. KINH TẾ:
Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, thu hút 1/3 lực lượng lao động, nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp, nhưng những năm gần đây du lịch và dịch vụ dần dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 78% GDP và thu hút hơn 70% lực lượng lao động của Síp. Nền công nghiệp Síp nhỏ bé, chủ yếu là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, giày dép, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản...Năm 2007, Síp đã thu hút nhiều vốn đầu tư chiếm hơn 20,8% GDP làm tăng thêm nguồn ngân sách đến 9,996 tỷ USD.
Năm 2008, Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Síp là 25,59 tỷ USD tính theo qui đổi, với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực 3,6%, thu nhập tính theo đầu người là 28.600 USD (2008). Tỷ lệ lạm phát là 5,1% (2008); tỷ lệ thất nghiệp là 3.8% (2008), nợ nước ngoài 26,12 tỷ USD (31/12/2007).
Síp có quan hệ kinh tế – thương mại chủ yếu với các nước EU, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).

V. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM:
- Việt Nam công nhận Cộng hoà Síp năm 1960 ngay khi Síp tuyên bố độc lập. Ngày 1/12/1975, Síp thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất, hai nước lấy ngày này là ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Hiện nay, Đại sứ ta tại Lybia kiêm nhiệm Síp, Đại sứ Síp tại Ấn Độ kiêm nhiệm Việt Nam.
- Síp khâm phục và có thiện cảm đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam trước đây và sự nghiệp đổi mới của ta hiện nay.
- Quan hệ giữa ta với Síp tiếp tục phát triển. Ta và bạn ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan.
- Hai bên đã cử một số đoàn thăm viếng lẫn nhau, dự hội nghị quốc tế. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày độc lập Síp (1990), đại diện Chính phủ ta - Đại sứ Võ Anh Tuấn đã sang dự.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top