Ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên Việt Nam?

Ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên Việt Nam?

Các yếu tố: (4 yếu tố chính)

- Khí hậu
- Lượng mưa
- Thổ nhưỡng
- Sinh vật

Cụ thể:

- Khí hậu và lượng mưa: Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng như: Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu phía Bắc và khí hậu phía Nam. Từ dãy núi Bạch Mã trở ra Bắc có mùa đông lạnh, từ dãy Bạch Mã trở vào Nam không có mùa đông lạnh; Dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió phơn khô nóng ở Bắc Trung Bộ.

+ Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt và ôn đới (mùa đông ở SAPA có tuyết)

+ Ở những sườn đón gió, mưa nhiều, khuất gió mưa ít.

- Sinh vật và thổ nhưỡng: Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất pheralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành các đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất pheralit có mùn. Lên cao trên 2400 m là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc - Nam, Đông - Tây, đồng bằng - miền núi.

BC và ban cố vấn
 
icon1.gif


Địa hình ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên như:
+

Không hiểu ý bạn !

Các yếu tố: (4 yếu tố chính)

- Khí hậu
- Lượng mưa
- Thổ nhưỡng
- Sinh vật
Không thấy Mod Địa ở đây, Hide bon chen xí xớn tì L:))

Các thành phân tự nhiên ở đây là gì ? Như anh Khoa nói, có 4 thành phần cơ bản trên.

Mối tương quan của chúng với địa hình là như thế nào ?

Khí hậu phân hóa theo độ cao.

Lượng mưa phân bố theo độ cao, hướng.

Thổ nhưỡng phân bố theo vùng, theo độ cao. Ví dụ đồng bằng, và miền núi có thổ nhưỡng khác nhau.

Sinh vật hình thành và tồn tại bởi khí khậu, lượng mưa, thổ nhưỡng. Mà 3 yếu tố đó phụ thuộc vào địa hình.

..........

Địa lý là một sự tư duy lô gic !
 
Theo quy luật đai cao :

- Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình.
- Nguyên nhân : Do sự giảm nhiệt độ theo theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
- Biểu hiện : Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình.
- Ở Việt Nam lấy ví dụ rõ nhất là sự phát triển và phân bố thực vật:

+ Khu miền núi: Đỉnh núi cao có băng tuyết, mây mù ví dụ như đỉnh Phanxipang cao 3.143 m có khác biệt về vùng sinh thái miền núi như thực vật, động vật theo độ cao và hướng sườn của núi.
Ở đây, vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng (gọi tắt là vùng núi rừng) thuộc vùng núi có độ cao từ 250m trở lên, chủ yếu phân bố ở phía Tây của tỉnh và kéo dài từ ranh giới Quảng Trị ở phía Bắc đến ranh giới tỉnh Quảng Nam - thành phố Đà Nẵng về phía Nam.

Địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn Bắc thuộc núi cao trung bình và núi thấp với đỉnh cao nhất là động Ngại 1.774m. Khối núi trung bình Bạch Mã - Hải Vân với đỉnh cao Bạch Mã 1.444m lại kéo dài và nghiêng về phía Đông, chuyển sang núi thấp xen lẫn đồi cao.

Tổng diện tích vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng chiếm khoảng 308.825ha. Về khí hậu, vùng có nhiệt độ trung bình tháng 16 - 270C, thấp nhất là 5 - 80C khi có gió mùa Đông Bắc, cao nhất tới 38 - 410C lúc gió Tây Nam khô nóng hoạt động; lượng mưa trung bình năm là 3.200 - 8.000 mm/năm, lượng mưa tháng từ 32 - 277 mm/tháng (mùa khô) đến 600 - 1.000 mm/tháng (mùa mưa); tổng giờ nắng 1.732 - 1893 giờ/năm; độ ẩm không khí trung bình tháng 79 - 92% và khi có gió Tây Nam hoạt động thì giảm xuống còn 40 - 60%; tháng thiếu ẩm từ 0 (A Lưới) đến 1 (Nam Đông) và 2 - 3 tháng (Phong Điền). Đối với vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng có thể chia ra 2 tiểu vùng sinh thái phân bố thực vật đặc trung; tiểu vùng sinh thái phân bố rừng nguyên sinh và tiểu vùng sinh thái phân bố rừng thứ sinh
* Tiểu vùng sinh thái phân bố rừng nguyên sinh
Tiểu vùng sinh thái phân bố rừng nguyên sinh phân bố tập trung vào vùng núi cao trung bình có rừng già nguyên sinh. Hệ thực vật ở đây gồm nhiều tầng đặc trưng, nhiều dây leo, cây gỗ lớn như: gõ (gụ), mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu... Đó là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Bên cạnh đó, ở vài khu vực núi cao hơn (động Ngại, Bạch Mã...) còn xuất hiện hệ thực vật cận nhiệt đới (á nhiệt đới) có sự xen lẫn cây lá rộng với cây lá kim như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao. Nói chung, tiểu vùng sinh thái phân bố thực vật này ở tỉnh nhà còn lại ít và ngày càng thu hẹp hơn.

Điển hình nhất của tiểu vùng sinh thái là khu vực xã Hương Nguyên (A Lưới), Bạch Mã (Phú Lộc) và Khe Tre (Nam Đông).
* Tiểu vùng sinh thái phân bố rừng thứ sinh
Tiểu vùng sinh thái phân bố rừng thứ sinh chiếm diện tích chủ yếu của vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng. Cây rừng đang được phục hồi sau thời gian dài bị khai thác quá mức hoặc bị đốt nương làm rẫy, kể cả chất độc hóa học do Mỹ rải khai quang trong chiến tranh.

Thành phần thực vật nổi trội thuộc tiểu vùng đang xét là các loài bạc lá, ba soi, ba bét, chân chim, sữa, ươi bay, sến, nứa, giang và các dây leo. Tiểu vùng sinh thái phân bố rừng thứ sinh bao gồm cả rừng trồng với cơ cấu thông, bạch đàn, keo lá tràm (Hương Trà, Phú Lộc,...).

+ Địa hình đồng bằng tạo nên những khác biệt về vùng sinh thái khu đồng bằng:

Vùng sinh thái phân bố thực vật đồng bằng duyên hải (gọi tắt là vùng đồng bằng duyên hải) chiếm diện tích hơn 55.000 ha và phân bố ở độ cao từ 10 - 15 m (ranh giới với vùng gò đồi) trở xuống. Nói chung, đồng bằng duyên hải phân bố giữa vùng gò đồi ở phía Tây và trảng cát nội đồng, cồn đụn cát ven biển và đầm phá về phía Đông.

Về khí hậu, ở đồng bằng nhiệt độ trung bình năm dao động từ 20 - 290C, thấp nhất 9 - 100C, cao nhất 40 - 410C; lượng mưa trung bình năm 2.600 - 3.400mm/năm; độ ẩm tương đối của không khí 73 - 89%, giảm xuống 30 - 50% lúc có gió Tây Nam; số tháng thiếu ẩm đến 6 tháng; tổng giờ nắng lên tới 2.000giờ/năm.

Thảm thực vật ở đây ít đa dạng và phong phú so với vùng núi rừng. Trước hết, là cây lương thực, thực phẩm, sau đó là cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh. Thực vật thân gỗ khác có tre, đặc biệt là keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top