• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Anh chị hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc đọc sách của con người

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc đọc sách của con người.

Bài làm của Ngô Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.

Bài làm

Bác hồ đã từng nói rằng “về văn hóa tôi mới chỉ học hết tiểu học về phổ thông đến năm mười bảy tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện đầu tiên hai mươi tuổi tôi mới nghe radio lần đầu”Vậy mà Hồ Chủ Tịch của chúng ta lại có tầm hiểu biết vô cùng rộng có tài chiến lược thâm túy. Có được như vậy là nhơ Bác đã không ngừng học tập và tiếp thu trong đó không thể không kể đến việc đọc rất nhiều sách của người, người học ở tất cả mọi chỗ mọi nơi “học ở trường học trong sách vở học trong dân”Bác cũng đã khẳng định vai trò to lớn của việc đọc sách và cho đến ngày nay việc đọc sách vẫn là một việc quan trọng không chỉ đối với những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà là tất cả mọi lứa tuổi mọi trình độ.


Chu Quang Tiềm đã từng nói “học vấn không chỉ là việc đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Chính vì đọc sách có tầm quan trọng như là con đường ngắn nhất quan trọng nhất của việc tích lũy nâng cao vốn tri thức để con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn để phát triển thế giới mới không những thế sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người qua các thời đại Chúng ta đọc sách là đọc những cái đã qua những cái thành tựu mà con người đã và đang đạt được, Chúng ta chỉ có thể đọc sách vì nếu muốn tạo ra những thành tựu mới thì trước hết phải biết tiếp thu những thứ đã qua. Sách như là một người bạn đồng hành đưa chúng ta đến với những chân trời mới những tri thức mới ma chúng ta không thể tìm đâu được ngoại trừ trong sách vở. Sách là một kho tàng khổng lồ của những tri thức, đọc sách ta biết thêm về phong tục tập quán của tất cả các vùng miền của tất cả các nơi trên thế giới làm tăng vốn tri thức trong ta. Vì thế việc đọc sách luôn là nhu cầu cần thiết và rất quan trọng của mỗi chúng ta. Đọc sách còn giúp ta hoàn thiện bản thân hơn tâm hồn trong sáng hơn sống lành mạnh hơn tránh được những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội


Người đọc sách là một người luôn luôn tự tin trong giao tiếp bởi lẽ họ luôn làm chủ được kiến thức. Không những thế họ còn là những người biết đối nhân xử thế luôn có thái độ nhã nhặn từ tốn. Họ luôn biết cách xử lý những tình huống một cách khoa học và họ thương ít mắc sai lầm bởi lẽ họ đã đọc được những bài học những thất bại sương máu cảu những thế hệ đi trước để lại nên họ tránh được những sai lầm đáng tiếc như thế. Đọc sách báo là một công việc nhiều người có thể làm được, nhưng đọc để hiểu được cái thần của sách, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của sách báo thì không phải ai cũng làm được. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết rộng và khả năng phân tích tổng hợp tốt . Không chỉ dừng lại việc đọc rộng và biết cách ghi chép, đánh dấu, mà người đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Bác Hồ đã từng nhấn mạnh : “ Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi : “ vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn. ”


Khi đọc sách ta cần phải có thái độ trân trọng giữ gìn sách bởi người viết sách đã đặt hết tình cảm cũng như những hiểu biết và bài học của mình vào trong sách nên ta cần có thái độ tôn trọng người viết chính là tôn trọng sách. Ta không được xé nát hay vứt sách lung tung không được vẽ bậy vào sách. Trân trọng sách chính là ta tôn trọng những kiến thức tri thức mà ta có được qua việc đọc sách. Hãy giữ lại những quyển sách đã đọc xong hoặc là cho mọi người mượn để cùng được tiếp thu những tri thức mới. Trong thời đại hiện nay khi thông tin đại chúng ngày càng phát triển con người cũng phụ thuộc nhiều đần vào các trang mạng xã hội khi mà mọi thứ đều lên trên đó để tra cứu . Những phương tiện truyền thông kể cả về nghe và nhìn đều có những phát triển vượt bậc khi mà hình ảnh âm thanh đẹp thu hút mọi người khiến cho mọi người quên dần vào việc đọc sách. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận lại độ tin cậy của những thông tin đó khi ma hiện nay những báo lá cải xuất hiện này càng nhiều câu người đọc với những chiêu trò bịp bơm đưa tin sai sự thật . Điều nay đã ảnh hưởng đến tâm lí của quần chúng nhân dân nhất là những bạn trẻ sẽ dễ đi theo những thói hư tật xấu những tệ nạn không lành mạnh. Việc đọc trước đây là một thú vui nhưng gần đây nó đã mất dần đi nhất là đối với thế hệ trẻ. Họ không còn hứng thú với việc đọc sách nữa mà thay vào đó là trào lưu nghiện game nghiện facebook. Thật đáng buồn cho một lớp thế hệ trẻ đang mất dần đi cái thói quen đọc sách trong mình. Tuy vậy ta cũng thấy thật hạnh phúc khi đi ngang trên đường ta bắt gặp hình nhả những bạn trẻ đang giới thiệu cho mọi người về tầm quan trong của việc đọc sách không những thế ta thấy những ngày hội đọc sách ngày càng được diễn ra thường xuyên hơn và một niềm tự hào khi mà những ngày hội đó thu hút rất nhiều bạn trẻ sinh viên . Ta có thể tự hào và tin tưởng vào thế hệ trẻ sẽ làm cho truyền thống đọc sách của dân tộc Việt Nam ta ngày càng được phát triển mạnh mẽ.


Đối với riêng tôi thì một buổi chiều đẹp trời khi đi xe buýt và miên man đọc một cuốn sách đúng là một điều thú vị biết bao. Đối với tôi và rất nhiều bạn trẻ ngày nay thì đọc sách vẫn là một thói quen không thể thiếu được bởi lẽ đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.
 
"Hãy yêu sách! sách là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"

Hãy nêu cảm nghĩ của em về câu nói "hãy yêu sách! sách là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.

Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alecxây Pêscôp đã vươn lên trở thành M.Gooki – nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hoá vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp một thứ tài sản phi thường : sách. Nói đến M.Gooki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động tuyệt diệu của sách đối với mình trong một lời phát biểu dản dị:

“Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lý, một lời khuyên.

Từ lâu con người đã biết sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cà giấy bút nũa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức dầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưư trữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ,những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết về con người đã được khám phá, chon lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng Tiên tiếnnhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu,…cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh ở châu Á cũng có thể đọc được của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể nói rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tân với nhựng qui luật của nó, hiểu dươc trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nuơc khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những dặc diểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở những dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nổi khổ của con người và phải làm gì dể sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà còn cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galile về Trái Đất và Thái Dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục các vì sao trên thiên hà. Những trang sách của Đac- uyn về các giống loài không chỉ giúp con nguời hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Điđơrô, Môngtexkiơ rồi của Mác, Ăngghen… thực sự đã giúp con người triển khai những cuộc cách mạng to lớn. Đọc Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền, đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu dời sống và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc sách viết về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì…Thật không sao kể hết “những chân trời” mà những trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm gọn rằng:lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Gokki cũng là tiếp nhận lời khuyên bảo hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng dọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. vì sao? Vì không phải mọi quyển sách điều là “nguồn kiến thức”, là nơi dẫn chúng ta đi vào con đường đúng đắng.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật tự nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về số phận để có ý thức có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải khiến cho mọi người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con ngườ trở nên phong phú hơn, độ lương hơn, trong sáng hơn.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống đưa đến cho người dọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tọc này mà bôi nhoạ dân tộc kia, chùng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh.

Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, ngu muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người dọc không những không hề mở rộng mà còn thêm khô cằn.

Sách tốt được coi như là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kì công hiệu. Ngược lại, sách xấu như là một thứ thuốc cực kì nguy hiểm.

Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn. Vì thế: “hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” như M.Gooki đã nói.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài làm 3

BÀI LÀM 3:

Sách đã có mặt trong cuộc sống của con người từ rất xa xưa. Ban đầu sách được làm từ các thanh tre, trúc, nứa gỗ…, sang thế kỉ XV sách mới được làm ra từ giấy. Trong cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Chính vì thế, Mác-xim Goóc- ki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Vậy sách là gì? Theo A.Ghéc- xen (quan niệm ngày xưa): Sách là di huấn tinh thần của thế này đối với thế hệ khác: đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống…, Nhưng trong sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnh được tìm ra và chọn lọc qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi và máu, sách báo là cương lĩnh của tương lai. Theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ của nhân loại từ xưa đến nay.

Còn kiến thức là gì? Kiến thức là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống. Khi chúng ta muốn giải một bài văn thì chúng ta cần có một kĩ năng giải bài văn và cách viết bài văn ấy. Con đường sống là con đường phát triển trí tuệ. Theo M.I Xa-cốp-xki, sách là nguồn kiến thức của con người, do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Vì vậy, sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Sách có một tầm quan trọng trong đời sống của con người.

Sách là công cụ, là phương tiện để giao tiếp với nhau. Từ xa xưa, con người đã có những phát minh vĩ đại trong khoa học kĩ thuật, những tác phẩm văn học tuyệt vời, những ý kiến và những câu hỏi chưa được thống nhất và giải đáp. Nhờ sách mà con tìm ra sự thật, tìm ra được chân lí đúng đắn cho nhân loại.

Sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp cho con người ngày nay có thể hiểu được lịch sử phát triển của đất nước, tạo nên một niềm tự hào dân tộc.

Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Nó mở ra cho con người thấy những bí mật và quy luật của thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những bí mật và quy luật thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những quy luật đó để trở thành người chủ trái đất; người cải tạo trái đất và người sáng tạo một thế giới mới tốt đẹp hơn. Sách cung cấp kiến thức cho con người về mọi mặt: tự nhiên, xã hội, giúp con người hiểu biết rộng hơn, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống hiện đại.

Sách là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong quyển sách.

Sách như màn ảnh nhỏ đưa con người đi du lịch trên khắp thế giới.

Ai yêu mến sách sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu người bạn trung thành, một người bạn đường trong mọi thành công trong mọi việc làm của mình. Sách là người khuyên bảo hữu ích, người đồng chí vui vẻ, người an ủi chân tinh. Khi đọc, khi nghiên cứu, khi suy nghĩ, chúng ta có thể giải trí một cách lành mạnh, trong sạch: có thể sử dụng tốt thời gian rãnh rỗi vào bất cứ lúc nào và trong mọi hoàn cảnh.

Sách không những mở rộng được tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của chúng ta trong suốt cuộc đời, sách đã và đang là người giúp đỡ, là người thầy, người bạn tâm tình của chúng ta. Đứng sau “ Thuế máu” là một Hồ Chí Minh – một người thầy vĩ đại của văn học, của chính trị, của ngoại giao. Đứng sau “Đi bộ ngao du” là một Rút-xô – một bậc thầy của giáo dục…

Chúng ta hãy học cách tôn trọng những cuốn sách, chúng ta hãy nhớ rằng sách do con người tạo ra, vì vậy chúng ta tôn trọng sách cũng là tôn trọng con người.

Chúng ta yêu sách nhưng không mù quáng như Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xéc-van-tex. Chúng ta cũng phải biết lựa chọn sách tốt, tránh xa những sách có hại. Theo Đề-các: “Đọc những cuốn sách tốt…hơn nữa, đấy lại là các cuộc chuyện trò uyên bác mà trong đó.
 
bài 4

BÀI LÀM 4:

Từ lâu sách đã được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nó đã đi vào tầm nhận thức của mỗi con người. Bởi sách là muôn màu tư tưởng là tình cảm dồi dào kinh nghiệm quý báu làm cho ta gắn bó với thế giới. Khi đọc sách ta cảm thấy cuộc đời càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa hơn. “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.’’

Để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và cho tâm hồn trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách. Cuốn sách tốt được coi như một người bạn tốt giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày sách mở mang trí tuệ hiểu biết cho ta, sách còn dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thời gian. Từ sông ngòi, núi rừng cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới như Thiên Hà hoặc cực nhỏ như thế giới của những cô tiên trong truyện cổ tích. Sách đưa ta vượt qua thời gian để tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa với những trang lịch sử oanh liệt của một thời dựng nước,giữ nước của các vị anh hùng như: Bà Trưng,Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…hoặc chắp cánh cho ta tới tương lai sáng ngời,nó cũng có thể giúp ta hiểu sâu hơn về niên đại ngày trước.

Sách văn học đưa ta vào thế giới của tâm hồn để ta cảm thông với những cuộc đời bất hạnh, chia sẻ niềm vui nỗi đau gây cho ta. Tình cảm không có luyện cho ta những tình cảm có sẵn.Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc sống bận rộn. Sách làm cho ta được thưởng thức được vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên ban tặng cho con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp của thú chơi ngôn từ, giúp ta biết những lời hay ý đẹp, mở rộng con đường giao tiếp. Và dường như mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng dấu hiệu hay ngôn từ.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình mà khi đọc một quyển sách có thể vui, buồn, giận và càng đọc thì trong lòng càng trà đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái trở nên điền tĩnh hơn tin ở mình hơn làm việc hợp lí ngày càng ít để ý đến vô số nhũng chuyện bực bội trong cuộc sống.

Ngày nay sách báo là nguồn thông tin phục vụ đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội. Bên cạnh mặt tốt bao giờ cũng có cái xấu. Phải biết chọn lấy sách tốt phù hợp với lứa tuổi. Bởi nguồn sách ngày càng đa dạng và dồi dào, “vàng thau lẫn lộn” nên việc chọn sách để sách trở thành người thầy,người bạn giúp ta thành công là một việc làm vô cùng quan trọng. Chẳng may,chọn sách xấu,nội dung phản cảm…sẽ làm tâm hồn ta vẩn đục,không làm chủ bản thân trở thành con người xấu như một số tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên mà ta đã đọc trên các mạng truyền thong. Chọn sách phù hợp với lứa tuổi,phục vụ cho nhu cần học tập,phát triển tư duy,dạy ta lẽ sống làm người …như chắp cho ta đôi cánh của trí tuệ và cho ta một tâm hồn an lành,vị tha,biết vì mọi người,biết mục đích của việc học tập,biết giá trị của con đường mà ta sẽ đi…Nhưng không vì thế mà ta lạm dụng sách để dọc không đúng chỗ,không hạn chế thời gian…sẽ gây cho ta bệnh về mắt,mỏi mệt .
Sách được cọi là vật báu không thể thiếu đối với mỗi người,ta phảI biết trân trọng vá nâng nui sách quý. Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà bước tới tương lai . Và,có làm được điều đó hay không là tùy thuộc vào bạn đấy!

Sách quả thật là rất bổ ích,là nguồn kiến thức, là con đường sống. Từ đó ta hiểu thế nào là bất công, mơ rộng tầm nhìn tâm lì người đời, đạo lí làm người biết tránh người xấu và trở thành một người có ích cho xã hội.
 
Bài 5

Khi bàn về vai trò của sách đối với đời sống nhân loại, A.Upít nói rằng: “ Sách là cây đèn soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất của cuộc đời”. Đúng vậy, sách là kết tinh thành tựu văn minh mà hằng bao thế hệ tích truyền cho chúng ta, là đèn soi dẫn chúng ta bước đi cùng bước tiến của nhân loại. Cảm nhận về tầm quan trọng của sách là vậy, cho nên nhà văn M.Gorky đã thốt lên: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.


Vậy sách là gì? Theo quan niệm xưa như A.Ghéc- xen: Sách là di huấn tinh thần của thế hệ này đối với thế hệ khác. Còn theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ mà con người đã tích lũy, chắt lọc từ xưa đến nay. M. An-côt cũng đã từng nói: “một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích”. Với lợi ích to lớn của sách là vậy, nên cách đây 3500 trước Công nguyên, người Sumeris đã viết chữ Nềm trên những bản đất sét đã bắt đầu được ghi những gì xung quanh họ. Đây có thể coi là khởi nguyên của sách. Tiếp sau đó, con người phát minh ra những bản sách ghi trên thẻ tre, da cừu, giấy, sau cùng là sách điện tử. Có thể nói sách như con tàu vượt thời gian.


Còn kiến thức là nguồn hiểu biết về những thông tin, những kinh nghiệm được đúc kết qua thời gian trong nhiều lĩnh vực. Sách và kiến thức có mối quan hệ mật thiết: sách được làm nên từ kiến thức, giúp con người tiếp thu kiến thức. Không đọc sách, con người sẽ trở nên dốt nát, lạc hậu và kém cỏi. Vậy thì sách có vai trò và tầm quan trọng thế nào trong đời sống xã hội?


Trước tiên, sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại bởi sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp chúng ta hiểu biết về lịch sử văn hóa các dân tộc. Đọc thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Ta – go,… ta hiểu thêm đời sống và tâm hồn các dân tộc trên thế giới. Đọc các áng thơ văn cổ của các bậc tiền nhân Lí Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn,… ta hiểu thêm về lịch sử văn hóa bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông. Bên cạnh đó, sách còn giúp ta hiểu biết về đời sống con người qua các thời kỳ khác nhau, về đời sống đấu tranh và những khát vọng của dân tộc đó.


Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Sách đã hội tụ, tổng hợp kiến thức ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi quốc gia trên toàn thế giới. Do vậy sách sẽ giúp cho ta tìm hiểu, đồng thời cung cấp thông tin và kiến thức cho ta về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, như: lịch sử, văn học, toán học, vật lí học, hóa học, hội họa,… Những trang sách của Bu – nô, Ga – li – lê về trái đất và mặt trời đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Và cuốn Bách khoa toàn thư chính là trí tuệ của các nhà khoa học đã được cả thế giới công nhận. Hay từ điển các ngành ngoại ngữ, tin học, văn học, y học, kĩ thuật…là những cẩm nang không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, kĩ thuật viên, các nhà khoa học,… trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy của mình. Rồi những trang sách của Mác, Ăng – ghen, Lê – nin đã thực sự giúp con người tạo nên những cuộc cách mạng to lớn, đem lại tự do, độc lập, dân chủ cho nhiều quốc gia trên thế giới. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta cũng là nhờ đọc sách và lĩnh hội được tư tưởng, ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin để từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.


Sách chính là công trình, là sản phẩm tinh thần, là kết quả của sự nghiên cứu miệt mài của các tác giả sau rất nhiều thời gian. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong quyển sách.
Sách còn là một phương tiện giúp ta giải trí, giải tỏa những căng thẳng hàng ngày, đồng thời như một màn ảnh nhỏ đưa ta đi du lịch trên khắp thế giới. Nhờ sách mà chúng ta biết được Kim Tự Tháp Ai Cập cổ xưa, những lâu đài kiến trúc lộng lẫy ở Âu Châu, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc và còn biết bao địa danh kì thú trên khắp thế giới rộng lớn này.


Không chỉ có vậy, sách còn giúp chúng ta có được những kinh nghiệm sống, bài học làm người, giúp chúng ta hình thành nhân cách, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn ta để cánh đồng tâm hồn ta thêm phì nhiêu. Sách không những mở rộng được tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của chúng ta, mà còn là người thầy, người bạn đường trung thành soi lối, dẫn dắt ta đi tới thành công suốt cuộc đời.


Vì những lẽ đó, chúng ta cần phải biết trân trọng, yêu quí và bảo quản sách. Hơn nữa, ta còn phải biết cách sử dụng sách một cách hiệu quả. Yêu sách nhưng ta không đọc sách và làm theo một cách mù quáng như nhân vật Đôn – ki – hô – tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xéc – van – téc. Điều đầu tiên ta nên làm là đọc sách phải có chọn lựa sao cho phù hợp với quĩ thời gian và kiến thức mình cần. Khi đọc sách ta hãy mang kèm một cuốn sổ tay để ghi chép lại những điều cần nhớ, hay tâm đắc để ta có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả và đúc rút ra những kiến thức mới. Điều quan trọng là ta cần áp dụng những điều đã đọc vào cuộc sống một cách đúng đắn và sáng tạo.


Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện kỹ thuật số, sự ra đời của các trang mạng xã hội, khiến nhiều bạn trẻ ngày càng quên dần thói quen đọc sách. Vô tình, họ chìm đắm trong thế giới ảo mà quên mất những gì giản dị, đời thường nhất. Hoặc có những thiếu niên lại lựa chọn những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi và tiêu phí thời gian vào đó. Theo tôi, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta nên sắp xếp thời gian đọc sách một cách khoa học và hữu ích. Đồng thời nên tự trang bị cho mình một tủ sách với những cuốn sách văn học, nghệ thuật hay giải trí có nội dung phù hợp với lứa tuổi của mình để tránh những lệch lạc trong lối sống và suy nghĩ.


Tóm lại, sách là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách đã góp phần vào việc bồi dưỡng chúng ta trở thành những người có kiến thức, có năng lực, có tâm hồn và nhân cách để vững bước vào tương lai.


Mai Thủy - A9 - THCS Giảng Võ​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top