An toàn sinh học khi làm việc với axit, kiềm
1. An toàn khi làm việc với axit:
- Phải làm việc trong tủ hút bất cứ khi nào đun nóng axit hoặc thực hiện phản ứng với các hơi axit tự do.
- Khi pha loãng, luôn phải cho axit vào nước trừ phi được dùng trực tiếp.
- Giữ để axit không bắn vào da hoặc mắt bằng cách đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo vệ mắt.
- Luôn phải đọc kỹ nhãn của chai đựng và tính chất của chúng.
- H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] : Luôn cho axit vào nước khi pha loãng, sử dụng khẩu trang và găng tay để tránh phòng khi văng axit.
- Các axit dạng hơi (HCl) thao tác trong tủ hút và mang găng tay, kính bảo hộ.
- Không hút axit bằng miệng mà phải dùng các dụng cụ riêng như ống bóp cao su.
- Trường hợp bị bỏng với axit cần rửa ngay với nước lạnh rồi bôi lên vết bỏng NaHCO[SUB]3[/SUB] 1%. Nếu bị bắn vào mắt, dội mạnh với nước lạnh hoặc NaCl 1%. Trường hợp bị hóa chất vào miệng hay dạ dày, ta phải súc miệng và uống nước lạnh có MgO.
2. An toàn khi làm việc với kiềm
- Kiềm có thể làm cháy da, mắt gây hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp.
- Mang găng tay cao su, khẩu trang khi làm việc với dung dịch kiềm đậm đặc.
- Thao tác trong tủ hút, mang mặt nạ chống độc để phòng ngừa bụi và hơi kiềm.
- Amoniac: là một chất lỏng và khí rất ăn da, mang găng tay cao su, khẩu trang, thiết bị bảo vệ hệ thống hô hấp. Hơi amoniac dễ cháy, phản ứng mạnh với chất oxy hoá, halogen, axit mạnh.
- Amoni hydroxyt: chất lỏng ăn da, tạo hỗn hợp nỏ với nhiều kim loại nặng: Ag, Pb, Zn ... và muối của chúng.
- Kim loại Na, K, Li, Ca: phản ứng cực mạnh với nước, ẩm, CO[SUB]2[/SUB], halogen, axit mạnh, dẫn xuất clo của hydrocacbon. Tạo hơi ăn mòn khi cháy. Cần mang dụng cụ bảo vệ da mắt. Chỉ sử dụng cồn khô khi tạo dung dịch natri alcoholate, cho vào từ từ.
- Tránh tạo tinh thể cứng khi hoà tan. Tương tự khi hoà tan với nước, đồng thời phải làm lạnh nhanh.
- Oxit canxi rất ăn da, phản ứng cực mạnh với nước, cần bảo vệ da mắt, đường hô hấp do dễ nhiểm bụi oxit.
- Natri và kali hydroxit: rất ăn da, phản ứng cực mạnh với nước. Các biện pháp an toàn như trên, cho từng viên hoặc ít bột vào nước chứ không được làm ngược lại.
- Không hút bazơ bằng miệng mà phải dùng các dụng cụ riêng như ống bóp cao su.
- Trường hợp bị bỏng với bazơ, ta cần rửa ngay với nước lạnh rồi bôi lên vết bỏng CH[SUB]3[/SUB]COOH 1%. Nếu bị bắn vào mắt, dội mạnh với nước lạnh hoặc NaCl 1%. Trường hợp bị hóa chất vào miệng hay dạ dày, phải súc miệng và uống nước lạnh có CH[SUB]3[/SUB]COOH 1%.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: