Tác giả: Nguyễn Hàm Dương
Báo cáo đề cập đến một vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học hiện đại: vấn đề về âm vị học phân đoạn và âm vị học không phân đoạn, xét dưới ánh sáng của lý thuyết chuyên môn hóa chức năng của hai bán cầu đại não trong hoạt động ngôn ngữ.
Bản báo cáo được viết trong khuôn khổ ngành ngôn ngữ học thần kinh (neurolinguistics), một khoa học liên ngành mới tiếp giáp giữa ngôn ngữ học với nhiều khoa học khác, nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ đến hoạt động của bộ não.
Bản báo cáo dựa trên nhiều cứ liệu về mất ngôn (aphasia), đặc biệt những cứ liệu do tác giả thu được trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của những thương binh Việt Nam bị thương sọ não. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng những kết quả thực nghiệm mới về ngôn ngữ học thần kinh những năm gần đây.
Kết quả của rất nhiều công trình nghiên cứu về não trong ¼ thế kỷ qua chứng minh rằng có những khác biệt rất rõ nét về chức năng giữa hai bán cầu. Não trái (NT) và não phải (NP) có những chiến lược xử lý thông tin không giống nhau, như: chiến lược “toàn cục” của NP đối lập với chiến lược “phân đoạn” của NT, chiến lược “đồng thời” của NP đối lập với chiến lược “tiếp nối” của NT v.v… Ở đây chỉ nói đến những chiến lược liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1. Xin đưa ra một số cứ liệu về hiện tượng thực tế của ngôn ngữ học thần kinh liên quan đến vấn đề âm vị học đang xét.
- Bệnh nhân ĐinhVăn Út, trình độ văn hóa trung học phổ thông, bị thương NT vì đạn pháo, không thể nào đọc họ và tên mình nếu các chữ cái viết tách rời nhau như Đ, i, n, h, V, ă, n, Ú, t. Nhưng anh lại dễ dàng nhận ra và đọc được các từ ấy nếu các chữ cái viết liền nhau: ĐinhVănÚt.
- Bệnh nhân T. trình độ văn hóa đại học, bị thương NP, ngược lại, dễ dàng nhận ra và đọc được 5 chữ cái tách biệt trong từ: L, ư, ơ, n, g, nhưng anh không đọc được từ “Lương” như một từ toàn vẹn do sự kết hợp của 5 chữ cái mà anh đã viết.
- Khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của những người mất ngôn, chúng tôi nhận thấy có hiện tượng đặc biệt đáng chú ý:
Những người bệnh bị thương NT trong khi NP còn lành, thường không nhận ra được những âm vị riêng biệt khi nghe, hoặc chữ cái khi đọc, nhưng lại có thể hiểu được ý chung của toàn câu.
Trái lại, những người bệnh bị thương NP, trong khi NT còn lành, thường chú ý nhiều đến việc phân tích, nhận dạng các yếu tố phân đoạn tách biệt của ngôn ngữ nhưng lại không nắm bắt được nội dung chính của toàn thông báo.
- Các thí nghiệm trong khi nghiên cứu “não tách đôi” (các dây chằng nối lại bán cầu bị cắt) cho thấy NP nhận hiểu các từ một cách toàn cục, không phân đơn thành âm vị tách biệt. Từ của NP tồn tại dưới dạng “hình ảnh âm thanh toàn vẹn”, không chia thành các yếu tố kết hợp.
2. Lý thuyết âm vị học hiện đại xem từ làm một chuỗi nối tiếp các âm vị, và âm vị là tổ hợp những nét khu biệt. Âm vị học hiện đại được xây dựng trên cơ sở lý thuyết những nét khu biệt là một cách miêu tả khá phù hợp với những thao tác của NT khi xử lý âm thanh tiếng nói.
Những âm vị học phân đoạn không giải thích được những trường hợp khi người bệnh bị thương NT, không nhận biết được từng âm vị riêng biệt trong từ, tức là mất thính giác âm vị học, nhưng lại nhận biết và hiểu được từ đó như một chỉnh thể toàn cục, người bệnh bị thương NT không viết được từng con chữ để ghép lại thành từ, nhưng lại cầm bút viết được ngay một lúc cả từ toàn vẹn rồi mới nhất bút lên. Những người bệnh nói trên đọc và viết cả từ như một chỉnh thể toàn cục, bỏ qua thao tác phân đoạn từ thành những yếu tố tách biệt (âm vị hay chữ cái). Họ dùng chiến lược “toàn cục” và “đồng thời” của NP còn lành thay cho các chiến lược “phân đoạn” và “tiếp nối” của NT bị tổn thương.
Để nhận dạng âm thanh tiếng nói, nếu như NT phải ký mã âm thanh thành chuỗi nối tiếp các đơn vị phân đoạn (âm vị hay chữ cái), thì NP giải quyết nhiệm vụ ấy bằng cách nắm bắt ngay hình ảnh âm thanh và toàn cục.
Khi nói một đơn vị toàn cục là xem nó trong mối tương quan với các thành phần cấu tạo nên nó. Trong khi đó bản thân cái đơn vị toàn cục ấy có thể chỉ là một yếu tố cấu tạo của một đơn vị khác lớn hơn.
3. Những năm gần đây các nhà khoa học nghiên cứu thâu nhận âm thanh tiếng nói cho rằng các âm vị trong từ được nhận biết song song chứ không theo thứ tự tiếp nối, và rằng đơn vị ngữ âm cơ bản để nhận dạng âm thanh tiếng nói không phải là âm vị mà là toàn bộ âm tiết.
Những thí nghiệm về nhận dạng âm vị trong các âm tiết nhân tạo, cũng như việc phân đoạn các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên cho thấy rằng bất cứ một đoạn âm thanh nào cũng chứa nhiều thông tin hơn là thông tin trong một âm vị và trong một tín hiệu muốn tìm điểm kết thúc của âm vị này và khởi đầu của âm vị khác về nguyên tắc là không thể làm được nữa. Âm tiết được cấu tạo bằng chương trình cấu âm, do đó phổ biến của nó là một khối chặt chẽ không phân đoạn.
- Thực tế trên đây dẫn đến một quan điểm khá phổ biến hiện nay trong các nhà nghiên cứu về âm thanh tiếng nói cho rằng các âm vị phụ âm và nguyên âm trong âm tiết được nhận biết cùng một lúc song song, chứ không theo trình tự tiếp nối, âm vị nọ sau âm vị kia.
4. Cống hiến lớn lao của âm vị học hiện đại là mô tả được những thao tác phân đoạn diễn ra trong NT trong quá trình xử lý âm thanh tiếng nói. Nhưng như vậy chỉ mới giải quyết được một nửa vấn đề.
Cần có âm vị học phân đoạn để mô tả các thao tác của NT, nhưng rõ ràng không thể thiếu được âm vị học không phân đoạn để mô tả các thao tác của NP, vì rằng nếu không có nó thì không thể hiểu đầy đủ và giải thích được thỏa đáng cái cơ chế thâu nhận và sảnh sinh ngôn ngữ của con người.
Trên quan điểm chuyên môn hóa chức năng của hai bán cầu đại não cần thấy rằng ngôn ngữ học hiện đại cho đến ngày hôm nay chủ yếu là “ngôn ngữ học não trái”. Nó nghiên cứu những cái gì trong ngôn ngữ mang tín hiệu, những cái gì rõ ràng có thể chia ra được, phân đoạn, phân loại và kết hợp lại thành chuỗi nối tiếp theo những quy tắc phân tích và tổng hợp nhất định. Và như vậy ngôn ngữ học hiện đại hướng vào mô tả hoạt động của NT là chủ yếu mà coi nhẹ vai trò của NP trong giao tế ngôn ngữ.
Để cho một lý thuyết ngôn ngữ học có sức mạnh giải thích, nó phải bao quát được mọi nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm. Do đó, trên cơ sở những thực tế nêu ra trên đây, chúng tôi thấy nhất thiết phải xây dựng bộ môn âm vị học không phân đoạn bổ sung cho âm vị học phân đoạn hiện nay. Có như thế thì lý thuyết âm vị học mới được xem như hoàn chỉnh trong sự phát triển hiện nay của ngôn ngữ học.
Âm vị học không phân đoạn cần được xây dựng trên cơ sở các chức năng ngôn ngữ của NP, trong đó đặc biệt chú ý đến một đặc điểm nổi bật của NP là cùng một lúc nắm bắt tất cả các yếu tố, các mối liên hệ có được của các đơn vị về toàn cục không chia ra từng thành phần.
Nhiệm vụ của âm vị học không phân đoạn là nhận biết những hình ảnh âm thanh toàn cục và trên cơ sở đó xây dựng những mô hình không phân đoạn (liên tục) và tiếng nói. Nhiệm vụ đó âm vị học phân đoạn không làm nổi. Và như thế có nghĩa là mô hình hóa chức năng của NP trong việc thâu nhận âm thanh tiếng nói.
Bằng những mô hình không phân đoạn như thế khi mô tả các ngôn ngữ âm tiết tính như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái v.v… về mặt âm thanh thì cái nổi lên hàng đầu không phải là âm vị mà chính là toàn bộ âm tiết.
Trên cách nhìn của ngôn ngưc học thần kinh, có thể dùng thuật ngữ “âm vị học não phải” để chỉ âm vị học không phân đoạn về “âm vị học não trái” để chỉ âm vị học phân đoạn hiện nay. Và trong giao tế ngôn ngữ cả âm vị học phân đoạn, cả âm vị học không phân đoạn đều cùng hoạt động vì bất cứ một hoạt động ngôn ngữ nào đều có sự tham gia của hai bán cầu.
Chúng ta nói đến âm vị học não trái và âm vị học não phải, chúng ta có đủ cơ sở để nói đến từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa não trái và não phải. Lý thuyết chuyên môn hóa chức năng của hai bán cầu đại não trong giao tế ngôn ngữ đặt ra nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ và xem lại trong lý thuyết của ngôn ngữ học hiện nay.
Nguồn: e-tiengviet.com
Báo cáo đề cập đến một vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học hiện đại: vấn đề về âm vị học phân đoạn và âm vị học không phân đoạn, xét dưới ánh sáng của lý thuyết chuyên môn hóa chức năng của hai bán cầu đại não trong hoạt động ngôn ngữ.
Bản báo cáo được viết trong khuôn khổ ngành ngôn ngữ học thần kinh (neurolinguistics), một khoa học liên ngành mới tiếp giáp giữa ngôn ngữ học với nhiều khoa học khác, nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ đến hoạt động của bộ não.
Bản báo cáo dựa trên nhiều cứ liệu về mất ngôn (aphasia), đặc biệt những cứ liệu do tác giả thu được trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của những thương binh Việt Nam bị thương sọ não. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng những kết quả thực nghiệm mới về ngôn ngữ học thần kinh những năm gần đây.
Kết quả của rất nhiều công trình nghiên cứu về não trong ¼ thế kỷ qua chứng minh rằng có những khác biệt rất rõ nét về chức năng giữa hai bán cầu. Não trái (NT) và não phải (NP) có những chiến lược xử lý thông tin không giống nhau, như: chiến lược “toàn cục” của NP đối lập với chiến lược “phân đoạn” của NT, chiến lược “đồng thời” của NP đối lập với chiến lược “tiếp nối” của NT v.v… Ở đây chỉ nói đến những chiến lược liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1. Xin đưa ra một số cứ liệu về hiện tượng thực tế của ngôn ngữ học thần kinh liên quan đến vấn đề âm vị học đang xét.
- Bệnh nhân ĐinhVăn Út, trình độ văn hóa trung học phổ thông, bị thương NT vì đạn pháo, không thể nào đọc họ và tên mình nếu các chữ cái viết tách rời nhau như Đ, i, n, h, V, ă, n, Ú, t. Nhưng anh lại dễ dàng nhận ra và đọc được các từ ấy nếu các chữ cái viết liền nhau: ĐinhVănÚt.
- Bệnh nhân T. trình độ văn hóa đại học, bị thương NP, ngược lại, dễ dàng nhận ra và đọc được 5 chữ cái tách biệt trong từ: L, ư, ơ, n, g, nhưng anh không đọc được từ “Lương” như một từ toàn vẹn do sự kết hợp của 5 chữ cái mà anh đã viết.
- Khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của những người mất ngôn, chúng tôi nhận thấy có hiện tượng đặc biệt đáng chú ý:
Những người bệnh bị thương NT trong khi NP còn lành, thường không nhận ra được những âm vị riêng biệt khi nghe, hoặc chữ cái khi đọc, nhưng lại có thể hiểu được ý chung của toàn câu.
Trái lại, những người bệnh bị thương NP, trong khi NT còn lành, thường chú ý nhiều đến việc phân tích, nhận dạng các yếu tố phân đoạn tách biệt của ngôn ngữ nhưng lại không nắm bắt được nội dung chính của toàn thông báo.
- Các thí nghiệm trong khi nghiên cứu “não tách đôi” (các dây chằng nối lại bán cầu bị cắt) cho thấy NP nhận hiểu các từ một cách toàn cục, không phân đơn thành âm vị tách biệt. Từ của NP tồn tại dưới dạng “hình ảnh âm thanh toàn vẹn”, không chia thành các yếu tố kết hợp.
2. Lý thuyết âm vị học hiện đại xem từ làm một chuỗi nối tiếp các âm vị, và âm vị là tổ hợp những nét khu biệt. Âm vị học hiện đại được xây dựng trên cơ sở lý thuyết những nét khu biệt là một cách miêu tả khá phù hợp với những thao tác của NT khi xử lý âm thanh tiếng nói.
Những âm vị học phân đoạn không giải thích được những trường hợp khi người bệnh bị thương NT, không nhận biết được từng âm vị riêng biệt trong từ, tức là mất thính giác âm vị học, nhưng lại nhận biết và hiểu được từ đó như một chỉnh thể toàn cục, người bệnh bị thương NT không viết được từng con chữ để ghép lại thành từ, nhưng lại cầm bút viết được ngay một lúc cả từ toàn vẹn rồi mới nhất bút lên. Những người bệnh nói trên đọc và viết cả từ như một chỉnh thể toàn cục, bỏ qua thao tác phân đoạn từ thành những yếu tố tách biệt (âm vị hay chữ cái). Họ dùng chiến lược “toàn cục” và “đồng thời” của NP còn lành thay cho các chiến lược “phân đoạn” và “tiếp nối” của NT bị tổn thương.
Để nhận dạng âm thanh tiếng nói, nếu như NT phải ký mã âm thanh thành chuỗi nối tiếp các đơn vị phân đoạn (âm vị hay chữ cái), thì NP giải quyết nhiệm vụ ấy bằng cách nắm bắt ngay hình ảnh âm thanh và toàn cục.
Khi nói một đơn vị toàn cục là xem nó trong mối tương quan với các thành phần cấu tạo nên nó. Trong khi đó bản thân cái đơn vị toàn cục ấy có thể chỉ là một yếu tố cấu tạo của một đơn vị khác lớn hơn.
3. Những năm gần đây các nhà khoa học nghiên cứu thâu nhận âm thanh tiếng nói cho rằng các âm vị trong từ được nhận biết song song chứ không theo thứ tự tiếp nối, và rằng đơn vị ngữ âm cơ bản để nhận dạng âm thanh tiếng nói không phải là âm vị mà là toàn bộ âm tiết.
Những thí nghiệm về nhận dạng âm vị trong các âm tiết nhân tạo, cũng như việc phân đoạn các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên cho thấy rằng bất cứ một đoạn âm thanh nào cũng chứa nhiều thông tin hơn là thông tin trong một âm vị và trong một tín hiệu muốn tìm điểm kết thúc của âm vị này và khởi đầu của âm vị khác về nguyên tắc là không thể làm được nữa. Âm tiết được cấu tạo bằng chương trình cấu âm, do đó phổ biến của nó là một khối chặt chẽ không phân đoạn.
- Thực tế trên đây dẫn đến một quan điểm khá phổ biến hiện nay trong các nhà nghiên cứu về âm thanh tiếng nói cho rằng các âm vị phụ âm và nguyên âm trong âm tiết được nhận biết cùng một lúc song song, chứ không theo trình tự tiếp nối, âm vị nọ sau âm vị kia.
4. Cống hiến lớn lao của âm vị học hiện đại là mô tả được những thao tác phân đoạn diễn ra trong NT trong quá trình xử lý âm thanh tiếng nói. Nhưng như vậy chỉ mới giải quyết được một nửa vấn đề.
Cần có âm vị học phân đoạn để mô tả các thao tác của NT, nhưng rõ ràng không thể thiếu được âm vị học không phân đoạn để mô tả các thao tác của NP, vì rằng nếu không có nó thì không thể hiểu đầy đủ và giải thích được thỏa đáng cái cơ chế thâu nhận và sảnh sinh ngôn ngữ của con người.
Trên quan điểm chuyên môn hóa chức năng của hai bán cầu đại não cần thấy rằng ngôn ngữ học hiện đại cho đến ngày hôm nay chủ yếu là “ngôn ngữ học não trái”. Nó nghiên cứu những cái gì trong ngôn ngữ mang tín hiệu, những cái gì rõ ràng có thể chia ra được, phân đoạn, phân loại và kết hợp lại thành chuỗi nối tiếp theo những quy tắc phân tích và tổng hợp nhất định. Và như vậy ngôn ngữ học hiện đại hướng vào mô tả hoạt động của NT là chủ yếu mà coi nhẹ vai trò của NP trong giao tế ngôn ngữ.
Để cho một lý thuyết ngôn ngữ học có sức mạnh giải thích, nó phải bao quát được mọi nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm. Do đó, trên cơ sở những thực tế nêu ra trên đây, chúng tôi thấy nhất thiết phải xây dựng bộ môn âm vị học không phân đoạn bổ sung cho âm vị học phân đoạn hiện nay. Có như thế thì lý thuyết âm vị học mới được xem như hoàn chỉnh trong sự phát triển hiện nay của ngôn ngữ học.
Âm vị học không phân đoạn cần được xây dựng trên cơ sở các chức năng ngôn ngữ của NP, trong đó đặc biệt chú ý đến một đặc điểm nổi bật của NP là cùng một lúc nắm bắt tất cả các yếu tố, các mối liên hệ có được của các đơn vị về toàn cục không chia ra từng thành phần.
Nhiệm vụ của âm vị học không phân đoạn là nhận biết những hình ảnh âm thanh toàn cục và trên cơ sở đó xây dựng những mô hình không phân đoạn (liên tục) và tiếng nói. Nhiệm vụ đó âm vị học phân đoạn không làm nổi. Và như thế có nghĩa là mô hình hóa chức năng của NP trong việc thâu nhận âm thanh tiếng nói.
Bằng những mô hình không phân đoạn như thế khi mô tả các ngôn ngữ âm tiết tính như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái v.v… về mặt âm thanh thì cái nổi lên hàng đầu không phải là âm vị mà chính là toàn bộ âm tiết.
Trên cách nhìn của ngôn ngưc học thần kinh, có thể dùng thuật ngữ “âm vị học não phải” để chỉ âm vị học không phân đoạn về “âm vị học não trái” để chỉ âm vị học phân đoạn hiện nay. Và trong giao tế ngôn ngữ cả âm vị học phân đoạn, cả âm vị học không phân đoạn đều cùng hoạt động vì bất cứ một hoạt động ngôn ngữ nào đều có sự tham gia của hai bán cầu.
Chúng ta nói đến âm vị học não trái và âm vị học não phải, chúng ta có đủ cơ sở để nói đến từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa não trái và não phải. Lý thuyết chuyên môn hóa chức năng của hai bán cầu đại não trong giao tế ngôn ngữ đặt ra nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ và xem lại trong lý thuyết của ngôn ngữ học hiện nay.
Nguồn: e-tiengviet.com