Âm tố và sự phân loại âm tố

vosong

New member
Xu
0
1. Âm tố. Phụ âm và nguyên âm
Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa.

Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ra về mặt cấu âm–thính giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với một âm vị”[1].

“Âm tố là đơn vị nhỏ nhất không thể phân nhỏ hơn ra được nữa của ngữ âm”[2].

Có thể nói, âm tố là đoạn âm thanh nhỏ nhất, có thể tách ra được từ chuỗi lời nói liên tục, không gắn liền với giá trị khu biệt âm vị học của nó. Âm tố là sự thể hiện cụ thể của âm vị, nó chứa đựng cả một loạt những đặc trưng cần yếu và không cần yếu của âm vị.

Dựa theo cách thoát ra của luồng âm không khí khi phát âm, các âm tố thường được phân ra làm hai loại chính: nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant).

- Nguyên âm:

Nếu âm thoát ra một cách tự do, có một âm hưởng “êm ái”, “dễ nghe”, mà đặc trưng âm học của nó có tần số xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn thì được gọi là tiếng thanh. Về bản chất âm học, nguyên âm là tiếng thanh.

Nói một cách khác, nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo ra bằng luồn không khí phát ra tự do, không có chướng ngại.

- Phụ âm:

Ngược lại với nguyên âm, phụ âm là tiếng động. Những tiếng này không “dễ nghe”, có tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn.

- Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trung gian, đó là các bán nguyên âm hay bán phụ âm.Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm.
2. Các tiêu chí miêu tả và phân loại nguyên âm

- Theo vị trí của lưỡi. Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau.

- Theo độ mở của miệng. Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ mở rộng – hẹp.

- Theo hình dáng của đôi môi. Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi – không tròn môi.

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về trường độ, tính mũi hoá.
Chúng ta có thể nhận diện các nguyên âm qua hình thang nguyên âm.
3. Các tiêu chí miêu tả và phân loại phụ âm

- Về phương thức cấu âm. Có thể chia các phụ âm thành: âm tắc – âm xát – âm rung – âm vang – âm ồn.

- Về vị trí cấu âm. Có thể chia các phụ âm thành: âm môi – âm đầu lưỡi – âm mặt lưỡi – âm cuối/gốc lưỡi – âm thanh hầu.

[1] Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt, trang 50.
[2] Nguyễn Kim Thản. Khái luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H., 1960, trang 115.
Đọc thêm: Mai Ngọc Chừ (vc). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 1997, trang 85–90.

Nguồn: e-cadao.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top