Bạch Phong
New member
- Xu
- 0
ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA TÂY NGUYÊN
Cô cháu gái của tôi chuẩn bị lên xe hoa. Chú rể là người dân tộc Bana, quê ở tỉnh Gia Lai, còn cháu tôi, người Êđê, quê ở Dak Lak. Theo văn hóa truyền thống thì tộc người Bana thuộc chế độ phụ hệ, nhà trai sẽ phải đi hỏi vợ, cưới xong cư trú bên chồng, con sinh ra mang họ cha.
Cô cháu gái của tôi chuẩn bị lên xe hoa. Chú rể là người dân tộc Bana, quê ở tỉnh Gia Lai, còn cháu tôi, người Êđê, quê ở Dak Lak. Theo văn hóa truyền thống thì tộc người Bana thuộc chế độ phụ hệ, nhà trai sẽ phải đi hỏi vợ, cưới xong cư trú bên chồng, con sinh ra mang họ cha.
Ngược lại, tộc người Êđê theo chế độ mẫu hệ, hôn nhân do nhà gái chủ động, đôi vợ chồng trẻ cư trú bên nhà gái, con sinh ra mang họ mẹ. Vợ chồng em tôi quyết định làm theo phong tục Êđê. Sau khi trao đổi, họ nhà trai cũng nhất trí, vậy là gia đình chúng tôi chuẩn bị đi “bắt chồng” cho cháu.
Hai dòng họ Niê Kdăm và H’Môk (nội, ngoại của cô dâu) đã có một cuộc họp nhỏ, bởi nếu theo đúng phong tục thì ngoài tấm áo, khố cho chú rể, còn phải đền cho mẹ chồng một con trâu đực, cho cha chồng một con bò, mỗi chị gái một con heo đực thiến, những người khác trong dòng họ nhà trai theo thứ tự là gà và vòng đồng…
- Nhưng bây giờ ai còn mặc khố kia chứ?
Bà ngoại cháu hỏi vậy. Thế nên chiếc khố được thay bằng tấm mền thổ cẩm dành biếu cha chồng, áo Knuky cho chú rể, đều còn thơm mùi bột hồ; chiếc bát đồng – mtil đựng 8 vòng đồng sáng loáng làm tín vật thiêng liêng (bốn cái trao hẳn cho nhà trai, bốn cái nhà trai trao lại cho nhà gái); một ché rượu cần vị ngọt, thứ rượu người Êđê dành cho phụ nữ; một chú gà trống tơ còn sống mào đỏ rực (xin bắt chồng mà) và… thay trâu bò, heo, gà bằng… mấy chỉ vàng. Vậy là đủ 7 món lễ vật mang sang nhà trai.
Đúng ngày hẹn. Nắng Pleiku vàng óng như tơ mới nhuộm. Gió thu cao nguyên dìu dịu mát, khiến những bộ trang phục thổ cẩm dày cộm mà không làm ai bức bối. Những hạt nút đồng sáng chói trên áo Êđê, leng keng cười với những hạt cườm long lanh, rúc rích trên váy áo Bana. Hoa hồng cưới trắng muốt e ấp, hoa cúc vàng, hoa lan tím… rung rinh, rạng rỡ.
Cô dâu Êđê, chú rể Bana cùng uống rượu cần trong lễ cưới.
Dường như các vị thần linh thiêng cũng đang ngự trị nơi đây theo lời cầu khấn “Ơ Yang ting dur, Yang ting dju, Yang ting ngo, Yang ting djung, Yang hruê, Yang mlan, jih yang găp djuê Niê Kdam, H’Mok, Ha Sơn…” mà minh chứng cho hạnh phúc lứa đôi. Hai chiếc vòng đồng trong bốn chiếc mẹ chồng trao lại, dăm dei của cô dâu đeo vào cổ tay hai cháu như lời thề vĩnh cửu của đôi vợ chồng trẻ.
Men rượu ngọt ngào làm má cháu gái tôi thêm hồng lựng. Cần rượu tiếp tục được trao tay lần lượt nữ, nam, già, trẻ của hai họ. Chờ nhé, có người đón cần hãy buông, kẻo bị phạt uống thêm lượt nữa đấy, Êđê nhắc Bâhnar… Vui rồi, càng thêm vui.
Một bất ngờ thú vị nữa chờ đón chúng tôi nơi khách sạn Hoàng Anh Gia Lai. Ngay từ cửa ra vào đã nghe rầm rập nhịp điệu ching chêng và đàn t’rưng Bâhnar nguyên gốc. Trong suốt quãng thời gian chờ khai mạc, nhịp ching như mời gọi những bàn tay nắm lấy bàn tay náo nức bước vào vòng xoang, tiếng t’rưng tung tẩy, lúc tuôn chảy dào dạt như dòng suối, lúc thánh thót như tiếng chim gọi bạn tình. Khiến mọi người như không đừng được, khởi vòng xoang trong tiếng hát không kém phần điệu nghệ của các “ca sĩ vườn” rất tha thiết, rằng “Ta yêu nhau từ Buôn Ma Thuột, còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột”, hay “anh cứ sợ, cứ sợ mình lạc mất em thôi”…
Cô chị họ du học Thụy Điển vừa về nghỉ phép, hết chạy tới chạy lui chụp ảnh, say sưa nhịp bước trong vòng xoang, lại tới ghé tai tôi “Má ơi, thích quá”… “Sau này cưới con có được thế không?”
Sao lại không? Nếu tuổi trẻ Tây nguyên hôm nay vẫn còn nhận thấy vẻ đẹp của văn hóa truyền thống tộc người, thì lẽ nào cha mẹ từ chối các con?
Ching tùng ching, ching tùng chinh…Núi Cư Pă, Cư Yang Sin đang nghiêng mình trìu mến chiêm ngưỡng hạnh phúc của cháu con. Dòng sông mẹ Ya Ly, Sêrêpôk dào dạt tràn bờ như ngàn bàn tay vỗ về âu yếm. Và nắng, và gió cao nguyên lồng lộng bài ca “Trời Tây nguyên xanh, mặt hồ nước xanh. Trường Sơn xa xanh, ngút ngàn cây xanh. Bài ca Tây nguyên ta yêu trọn đời…”
Hai dòng họ Niê Kdăm và H’Môk (nội, ngoại của cô dâu) đã có một cuộc họp nhỏ, bởi nếu theo đúng phong tục thì ngoài tấm áo, khố cho chú rể, còn phải đền cho mẹ chồng một con trâu đực, cho cha chồng một con bò, mỗi chị gái một con heo đực thiến, những người khác trong dòng họ nhà trai theo thứ tự là gà và vòng đồng…
- Nhưng bây giờ ai còn mặc khố kia chứ?
Bà ngoại cháu hỏi vậy. Thế nên chiếc khố được thay bằng tấm mền thổ cẩm dành biếu cha chồng, áo Knuky cho chú rể, đều còn thơm mùi bột hồ; chiếc bát đồng – mtil đựng 8 vòng đồng sáng loáng làm tín vật thiêng liêng (bốn cái trao hẳn cho nhà trai, bốn cái nhà trai trao lại cho nhà gái); một ché rượu cần vị ngọt, thứ rượu người Êđê dành cho phụ nữ; một chú gà trống tơ còn sống mào đỏ rực (xin bắt chồng mà) và… thay trâu bò, heo, gà bằng… mấy chỉ vàng. Vậy là đủ 7 món lễ vật mang sang nhà trai.
Đúng ngày hẹn. Nắng Pleiku vàng óng như tơ mới nhuộm. Gió thu cao nguyên dìu dịu mát, khiến những bộ trang phục thổ cẩm dày cộm mà không làm ai bức bối. Những hạt nút đồng sáng chói trên áo Êđê, leng keng cười với những hạt cườm long lanh, rúc rích trên váy áo Bana. Hoa hồng cưới trắng muốt e ấp, hoa cúc vàng, hoa lan tím… rung rinh, rạng rỡ.
Cô dâu Êđê, chú rể Bana cùng uống rượu cần trong lễ cưới.
Dường như các vị thần linh thiêng cũng đang ngự trị nơi đây theo lời cầu khấn “Ơ Yang ting dur, Yang ting dju, Yang ting ngo, Yang ting djung, Yang hruê, Yang mlan, jih yang găp djuê Niê Kdam, H’Mok, Ha Sơn…” mà minh chứng cho hạnh phúc lứa đôi. Hai chiếc vòng đồng trong bốn chiếc mẹ chồng trao lại, dăm dei của cô dâu đeo vào cổ tay hai cháu như lời thề vĩnh cửu của đôi vợ chồng trẻ.
Men rượu ngọt ngào làm má cháu gái tôi thêm hồng lựng. Cần rượu tiếp tục được trao tay lần lượt nữ, nam, già, trẻ của hai họ. Chờ nhé, có người đón cần hãy buông, kẻo bị phạt uống thêm lượt nữa đấy, Êđê nhắc Bâhnar… Vui rồi, càng thêm vui.
Một bất ngờ thú vị nữa chờ đón chúng tôi nơi khách sạn Hoàng Anh Gia Lai. Ngay từ cửa ra vào đã nghe rầm rập nhịp điệu ching chêng và đàn t’rưng Bâhnar nguyên gốc. Trong suốt quãng thời gian chờ khai mạc, nhịp ching như mời gọi những bàn tay nắm lấy bàn tay náo nức bước vào vòng xoang, tiếng t’rưng tung tẩy, lúc tuôn chảy dào dạt như dòng suối, lúc thánh thót như tiếng chim gọi bạn tình. Khiến mọi người như không đừng được, khởi vòng xoang trong tiếng hát không kém phần điệu nghệ của các “ca sĩ vườn” rất tha thiết, rằng “Ta yêu nhau từ Buôn Ma Thuột, còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột”, hay “anh cứ sợ, cứ sợ mình lạc mất em thôi”…
Cô chị họ du học Thụy Điển vừa về nghỉ phép, hết chạy tới chạy lui chụp ảnh, say sưa nhịp bước trong vòng xoang, lại tới ghé tai tôi “Má ơi, thích quá”… “Sau này cưới con có được thế không?”
Sao lại không? Nếu tuổi trẻ Tây nguyên hôm nay vẫn còn nhận thấy vẻ đẹp của văn hóa truyền thống tộc người, thì lẽ nào cha mẹ từ chối các con?
Ching tùng ching, ching tùng chinh…Núi Cư Pă, Cư Yang Sin đang nghiêng mình trìu mến chiêm ngưỡng hạnh phúc của cháu con. Dòng sông mẹ Ya Ly, Sêrêpôk dào dạt tràn bờ như ngàn bàn tay vỗ về âu yếm. Và nắng, và gió cao nguyên lồng lộng bài ca “Trời Tây nguyên xanh, mặt hồ nước xanh. Trường Sơn xa xanh, ngút ngàn cây xanh. Bài ca Tây nguyên ta yêu trọn đời…”
Theo Linh Nga Niê Kdăm (Đắk Lắk Online)