Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
10 năm, và kí ức một bức tranh đẹp.
Tôi lớn lên những năm 90, làng Yên Hội vẫn ngút xanh đủ loại cây quả. Và trong tâm khảm, dù gốc đa, giếng nước, mái đình không còn nguyên vẹn thì qua lời kể của ông bà cha mẹ, mà vết tích còn lại là cái Ao Đình trong vắt đầu làng, tôi vẫn mường tượng ra phần nào đó bức tranh đặc trưng của vùng quê Việt Nam đã từng hiển hiện ngay chính làng mình.
Một ngày cuối thập kỷ 90, tôi còn nhớ đó là buổi mừng thọ ông ngoại tôi, mà ở quê tôi vẫn gọi là mừng lão. Tôi, vốn được xem là ham học thời nhỏ cũng cố gắng, thức sáng đêm và làm một bài thơ mừng ông. Và cũng trong chiều hôm đó, tôi đi nhờ xe của người bác họ vào thành phố.
Trên xe hôm đó, tôi chỉ quen có bác họ, ngoài ra còn có một đôi vợ chồng ăn mặc khá lịch sự nữa. Bác tôi giới thiệu với hai bác, không quên kèm theo câu khen làm tôi suýt nữa nổ mũi : "thằng cu này giỏi lắm, nó vừa đọc bài thơ chúc Thọ ông đấy!".
Bác khách lạ kia bảo tôi đọc lại, nghe xong rút ra 30 nghìn và thưởng cho tôi. Tôi còn nhớ rõ ông bảo: "Bác sẽ gửi bài thơ này lên báo tỉnh. Nhưng nếu được đăng thì bác coi như đã đưa nhuận bút rồi đấy nhé!" Lúc đó, nhận tiền thưởng tôi mừng hớn, trong đầu vẫn còn nghĩ: Nhưng nếu nhuận bút nhiều hơn 30 nghìn thì sao nhỉ?!! Sau này tôi mới biết, đó chỉ là một câu khích lệ con trẻ. Nhưng với tôi, chừng ấy cũng là 1 phần thưởng xứng đáng lắm rồi.
Bởi, cũng trong Yến Lão, các bậc cao niên râu trắng bạc phơ, tay cầm chay rượu, kẹp nách bài thơ đêm qua thức trắng, rồi giữ giọng ngâm nga. Ấy những là " Uống rượu ông Xuân nói thơ Xuân, Thịt mỡ dưa hành lại thêm Nhân", hay "Giáp Tuất về rộn rã nắng xuân, bố mẹ năm náy sáu chục tròn". Thế mà có ai được thường như tôi đâu? (Hoặc với các cụ, rượu thơ đã là quà quý nhất rồi)
Mai này ai sẽ còn ngồi dưới gốc đa đọc thơ, Ảnh ditichlichsu.co
Ai sẽ đọc thơ dưới mái đình làng?
Vậy là hơn mười năm đã trôi qua. Tôi giờ đã là chàng trai 24 tuổi. Những ngày tháng xa quê đi học, vẫn không một phút giây quên dõi theo từng bước phát triển của quê hương. Mỗi dịp về, lại thấy mới hơn ít nhiều. Trường học, trạm xá, nghĩa trang, cầu, đường được xây mới khang trang sạch đẹp hơn. Cây bị đốn gần trọc lốc, và tường đá, bêtông trắng xoá.
Lang thang quanh chiếc ao đình, chợt nghĩ: bao nhiêu năm trước, vì những lý do này nọ mà đình làng, gốc đa đã bị phá đi, đền, chùa cũng vơi dần. Nghĩa là văn hoá đặc sắc thuần Việt đang phai nhạt. Nhưng rồi, ai sẽ phục dựng những nền tảng văn hoá ấy? Nếu không là thế hệ hôm nay?
Làng Yên, 10 năm trước, mỗi mùa xuân về rộn rã tiếng Vàng Anh vắt cành hoa gạo, cả làng rực lửa bởi cây gạo gần trăm tuổi. Nhưng một ngày không đẹp trời, ai đó đã bán nó đi chưa đến 2 triệu đồng. Để một nhà thơ vườn (tức nhà thơ cấp tình nép bóng ở vườn làng ) đã phải thốt lên: "Xóm Hội từ nay phải ăn ngô, vĩ lỡ bán mất Gạo đi rồi!"
Không biết có phải vì thế không, mà quanh cây gạo năm trước, có gần 10 người đã ra đi theo cây. Làng Yên mùa xuân, không còn tiếng Vàng Anh gọi đàn. Nhưng có lẽ, vẫn chưa là điều xót xa nhất. Lại nói về nhà thơ vườn, mới năm nay tổ chức Yến Lão. Ông nội háo hức, thức sáng một đêm làm thơ tặng tri âm. Để rồi sáng mai, dù dắt phong bì (không ai đi rượu nữa rồi ) vẫn dắt theo bài thơ cây bút. Chắc hẳn ông nhà nhớ sẽ thú lắm đây. Ấy vậy mà khi vừa về đến cửa, ông chỉ hợt hời, nhếch mép: "đúng là Bán.. Lão!".
Có lẽ thế thật, vì 5 anh con trai ông lão nhà thơ toàn làm kinh tế, ông làm Giám đốc xây dựng, ông làm Giám đốc dầu khí, bảo hiểm, nên bán lão thì tài tình lắm. Mà đã bán, ắt phải bán ra trò, vì có đến mấy chục chiếc xe hơi cơ mà. Ngắm cảnh ông nhà thơ ngồi giữa đống rượu tây, và ái ngại nhìn ông bạn già ngâm thơ giữa giàn nhạc trẻ, mà không khỏi buồn đau. Buồn cho người ngồi đây thì ít, mà cho cho cái Đẹp đã mất thì nhiều!
Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nên xóm làng nào cũng đua nhau xây nhà văn hoá. Nhưng, bặt, không có ai bàn đến việc phục dựng đình làng, giếng nước, cây đa. Tính ra, số tiền cũng chỉ bằng để xây nhà văn hoá. Giá trị tinh thần (nhà văn hoá cơ mà) sẽ ý nghĩa hơn nhiều. Đâu đó, thấy chém giết, hiếp dâm, tham nhũng, loạn luân, mà thấy tiếc cho những giá trị văn hoá đã ăn sâu vào dân gian, đang ngày càng mai một. Khi gốc không còn, ngọn ắt sẽ hư.
Có lẽ, có bạn nào đó sẽ hỏi tôi về câu chuyện bài thơ và ngôi đình làng. Có sự liên tưởng đó, bởi người hỗ trợ cho những công trình bê tông hoá hôm nay, một phần chính là người đã ban thưởng cho một bài thơ bé nhỏ của cậu bé cách đây mười năm. Giờ, ông đã là quan chức hàng đầu của tỉnh, nếu không muốn khẳng định đó là người quyết sách quan trọng nhất.
Thấy làng xóm phát triển kinh tế, mừng thâm trong bụng. Nhưng sẽ mừng hơn nhiều lần thế, nếu giàu có về tiền bạc cũng đồng hành về giàu có trong tâm hồn. Hay dễ hiểu hơn, là ăn cơm với thịt và chiều chiều, các cụ phởn phơ uống trà, ngâm thơ, vịnh câu đối bên ao đình, gốc đa. Đâu đó vài thằng trẻ con tập làm thơ, hay nghe lỏm vài ba câu đối.
Hạnh phúc tưởng bé con, mà chẳng biết bao giờ mới có thể thành hiện thực.
Một đêm tôi mơ gặp được bác Chủ tịch tỉnh, nghĩ lại thấy mình khiếm nhã, vì chưa kịp chào đã hốt hoảng: thưa bác, rồi ai sẽ đọc thơ cho con nghe dưới gốc đa, mái đình?
Tỉnh dậy, tôi vẫn chưa tự trả lời được câu hỏi ấy.
Nguồn :Tuanvietnam
Tôi lớn lên những năm 90, làng Yên Hội vẫn ngút xanh đủ loại cây quả. Và trong tâm khảm, dù gốc đa, giếng nước, mái đình không còn nguyên vẹn thì qua lời kể của ông bà cha mẹ, mà vết tích còn lại là cái Ao Đình trong vắt đầu làng, tôi vẫn mường tượng ra phần nào đó bức tranh đặc trưng của vùng quê Việt Nam đã từng hiển hiện ngay chính làng mình.
Một ngày cuối thập kỷ 90, tôi còn nhớ đó là buổi mừng thọ ông ngoại tôi, mà ở quê tôi vẫn gọi là mừng lão. Tôi, vốn được xem là ham học thời nhỏ cũng cố gắng, thức sáng đêm và làm một bài thơ mừng ông. Và cũng trong chiều hôm đó, tôi đi nhờ xe của người bác họ vào thành phố.
Trên xe hôm đó, tôi chỉ quen có bác họ, ngoài ra còn có một đôi vợ chồng ăn mặc khá lịch sự nữa. Bác tôi giới thiệu với hai bác, không quên kèm theo câu khen làm tôi suýt nữa nổ mũi : "thằng cu này giỏi lắm, nó vừa đọc bài thơ chúc Thọ ông đấy!".
Bác khách lạ kia bảo tôi đọc lại, nghe xong rút ra 30 nghìn và thưởng cho tôi. Tôi còn nhớ rõ ông bảo: "Bác sẽ gửi bài thơ này lên báo tỉnh. Nhưng nếu được đăng thì bác coi như đã đưa nhuận bút rồi đấy nhé!" Lúc đó, nhận tiền thưởng tôi mừng hớn, trong đầu vẫn còn nghĩ: Nhưng nếu nhuận bút nhiều hơn 30 nghìn thì sao nhỉ?!! Sau này tôi mới biết, đó chỉ là một câu khích lệ con trẻ. Nhưng với tôi, chừng ấy cũng là 1 phần thưởng xứng đáng lắm rồi.
Bởi, cũng trong Yến Lão, các bậc cao niên râu trắng bạc phơ, tay cầm chay rượu, kẹp nách bài thơ đêm qua thức trắng, rồi giữ giọng ngâm nga. Ấy những là " Uống rượu ông Xuân nói thơ Xuân, Thịt mỡ dưa hành lại thêm Nhân", hay "Giáp Tuất về rộn rã nắng xuân, bố mẹ năm náy sáu chục tròn". Thế mà có ai được thường như tôi đâu? (Hoặc với các cụ, rượu thơ đã là quà quý nhất rồi)
Mai này ai sẽ còn ngồi dưới gốc đa đọc thơ, Ảnh ditichlichsu.co
Ai sẽ đọc thơ dưới mái đình làng?
Vậy là hơn mười năm đã trôi qua. Tôi giờ đã là chàng trai 24 tuổi. Những ngày tháng xa quê đi học, vẫn không một phút giây quên dõi theo từng bước phát triển của quê hương. Mỗi dịp về, lại thấy mới hơn ít nhiều. Trường học, trạm xá, nghĩa trang, cầu, đường được xây mới khang trang sạch đẹp hơn. Cây bị đốn gần trọc lốc, và tường đá, bêtông trắng xoá.
Lang thang quanh chiếc ao đình, chợt nghĩ: bao nhiêu năm trước, vì những lý do này nọ mà đình làng, gốc đa đã bị phá đi, đền, chùa cũng vơi dần. Nghĩa là văn hoá đặc sắc thuần Việt đang phai nhạt. Nhưng rồi, ai sẽ phục dựng những nền tảng văn hoá ấy? Nếu không là thế hệ hôm nay?
Làng Yên, 10 năm trước, mỗi mùa xuân về rộn rã tiếng Vàng Anh vắt cành hoa gạo, cả làng rực lửa bởi cây gạo gần trăm tuổi. Nhưng một ngày không đẹp trời, ai đó đã bán nó đi chưa đến 2 triệu đồng. Để một nhà thơ vườn (tức nhà thơ cấp tình nép bóng ở vườn làng ) đã phải thốt lên: "Xóm Hội từ nay phải ăn ngô, vĩ lỡ bán mất Gạo đi rồi!"
Không biết có phải vì thế không, mà quanh cây gạo năm trước, có gần 10 người đã ra đi theo cây. Làng Yên mùa xuân, không còn tiếng Vàng Anh gọi đàn. Nhưng có lẽ, vẫn chưa là điều xót xa nhất. Lại nói về nhà thơ vườn, mới năm nay tổ chức Yến Lão. Ông nội háo hức, thức sáng một đêm làm thơ tặng tri âm. Để rồi sáng mai, dù dắt phong bì (không ai đi rượu nữa rồi ) vẫn dắt theo bài thơ cây bút. Chắc hẳn ông nhà nhớ sẽ thú lắm đây. Ấy vậy mà khi vừa về đến cửa, ông chỉ hợt hời, nhếch mép: "đúng là Bán.. Lão!".
Có lẽ thế thật, vì 5 anh con trai ông lão nhà thơ toàn làm kinh tế, ông làm Giám đốc xây dựng, ông làm Giám đốc dầu khí, bảo hiểm, nên bán lão thì tài tình lắm. Mà đã bán, ắt phải bán ra trò, vì có đến mấy chục chiếc xe hơi cơ mà. Ngắm cảnh ông nhà thơ ngồi giữa đống rượu tây, và ái ngại nhìn ông bạn già ngâm thơ giữa giàn nhạc trẻ, mà không khỏi buồn đau. Buồn cho người ngồi đây thì ít, mà cho cho cái Đẹp đã mất thì nhiều!
Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nên xóm làng nào cũng đua nhau xây nhà văn hoá. Nhưng, bặt, không có ai bàn đến việc phục dựng đình làng, giếng nước, cây đa. Tính ra, số tiền cũng chỉ bằng để xây nhà văn hoá. Giá trị tinh thần (nhà văn hoá cơ mà) sẽ ý nghĩa hơn nhiều. Đâu đó, thấy chém giết, hiếp dâm, tham nhũng, loạn luân, mà thấy tiếc cho những giá trị văn hoá đã ăn sâu vào dân gian, đang ngày càng mai một. Khi gốc không còn, ngọn ắt sẽ hư.
Có lẽ, có bạn nào đó sẽ hỏi tôi về câu chuyện bài thơ và ngôi đình làng. Có sự liên tưởng đó, bởi người hỗ trợ cho những công trình bê tông hoá hôm nay, một phần chính là người đã ban thưởng cho một bài thơ bé nhỏ của cậu bé cách đây mười năm. Giờ, ông đã là quan chức hàng đầu của tỉnh, nếu không muốn khẳng định đó là người quyết sách quan trọng nhất.
Thấy làng xóm phát triển kinh tế, mừng thâm trong bụng. Nhưng sẽ mừng hơn nhiều lần thế, nếu giàu có về tiền bạc cũng đồng hành về giàu có trong tâm hồn. Hay dễ hiểu hơn, là ăn cơm với thịt và chiều chiều, các cụ phởn phơ uống trà, ngâm thơ, vịnh câu đối bên ao đình, gốc đa. Đâu đó vài thằng trẻ con tập làm thơ, hay nghe lỏm vài ba câu đối.
Hạnh phúc tưởng bé con, mà chẳng biết bao giờ mới có thể thành hiện thực.
Một đêm tôi mơ gặp được bác Chủ tịch tỉnh, nghĩ lại thấy mình khiếm nhã, vì chưa kịp chào đã hốt hoảng: thưa bác, rồi ai sẽ đọc thơ cho con nghe dưới gốc đa, mái đình?
Tỉnh dậy, tôi vẫn chưa tự trả lời được câu hỏi ấy.
Nguồn :Tuanvietnam