• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đại phó, sĩ quan quản lí ngành boong

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Đại phó, sĩ quan quản lí ngành boong

Đại phó(chief officer) hay còn gọi là Thuyền phó nhất, là Sĩ quan quản lí Boong. Là người giúp việc cho Thuyền trưởng. Và theo lệnh Thuyền trưởng, quản lí công việc của các Sĩ quan và thuyền viên Boong dưới quyền. Là người sẵn sàng thay thế Thuyền trưởng, vì vậy, ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn, Đại phó cần tìm hiểu luật lệ hiện hành liên quan đến quản lí tàu. Vậy công việc quản lí cụ thể của Đại phó là gì?
1. Quản lí thuyền viên

- Đào tạo và huấn luyện chuyên môn định kì cho thuyền viên Boong

- Làm quen cho thuyền viên mới nhập tàu hay thuyền viên mới đảm nhận chức danh mới

- Theo dõi quá trình làm việc của thuyền viên Boong, đánh giá chất lượng thuyền viên theo chính sách của công ty

- Phân công ca kíp trong cảng, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho thuyền viên Boong chú ý giảm sức ép(stress) đối với thuyền viên

- Theo dõi nhân lực trên tàu, số người đi bờ. Và báo cáo tình trạng nhân lực cho Thuyền trưởng mỗi khi yêu cầu

- Theo dõi và thúc đẩy công việc bàn giao thuyền viên Boong

2. Quản lí hành hải

- Đảm trách ca trực biển từ 04 đến 08 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ. Và thay mặt Thuyền trưởng quản lí các ca trực trong cảng

- Thay mặt Thuyền trưởng kiểm tra công việc chuẩn bị hành trình trên tàu

- Tổ chức việc xếp, dỡ, bảo quản hàng hóa trên tàu. Xác nhận hàng hóa lên, xuống tàu. Quản lí các giấy tờ hàng hóa liên quan

- Thu thập các số liệu liên quan đến hành hải như: mớn nước, độ chênh mớn nước. lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn…trước khi tàu khởi hành

- Theo dõi số lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn, nước bẩn hầm hàng hàng ngày

- Phân công vị trí làm dây cho thuyền viên Boong. Và có mặt ở boong mũi mỗi khi tàu ra vào bến, hay điều động neo tàu

3. Quản lí an toàn, ô nhiễm

- Kiểm soát chung về an toàn và ô nhiễm trên tàu

- Giám sát trực tiếp về an toàn và ô nhiễm liên quan đến công việc của bộ phận Boong

- Theo dõi việc xử lí rác thải và nước thải, dầu thải trên tàu và ghi chép các số liệu liên quan

- Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện, thực tập, diễn tập an toàn định kì.

- Tổ chức kiểm tra vệ sinh, an toàn định kì trên tàu

- Tính toán và duy trì độ ổn định tàu trong suốt hành trình

- Phối hợp với bộ phận Máy trong khi nhận và chuyền dầu

- Giám sát an toàn khi thuyền viên làm việc trên cao, ngoài mạn tàu, dưới hầm kín hay khi hàn cắt, phát nhiệt


- Trực tiếp chỉ đạo việc xếp. dỡ vật tư, hàng hóa siêu trọng, siêu trường, dễ cháy, dễ nổ

4. Quản lí bảo quản, bảo dưỡng

- Lập sổ theo dõi công việc hàng ngày trên Boong

- Kiểm tra tình trạng các cấu trúc và thiết bị thuộc Boong quản lí. Lập kế hoạch bảo dưỡng

- Căn cứ vào kế hoạch bảo dưỡng Boong của công ty, triển khai công việc bảo dưỡng hàng tháng và theo dõi việc thực hiện

- Thúc đẩy Thủy thủ trưởng, Sĩ quan dưới quyền thực hiện việc bảo dưỡng hạng mục được giao

5. Quản lí Vật tư

- Lập sổ theo dõi tiêu thụ vật tư hàng ngày của Bộ phận Boong

- Lập danh mục vật tư dự trữ cần thiết tối thiểu liên quan đến bộ phận Boong

- Thu thập yêu cầu cung cấp vật tư hàng chuyến, hàng quí…của Thủy thủ trưởng và các Sĩ quan dưới quyền để có kế hoạch cung cấp

- Giám sát số lượng và chất lượng vật tư, phụ tùng khi tiếp nhận

- Tổ chức sắp xếp vật tư để dễ tìm và chống cháy, nổ

- Kiểm kê vật tư Boong định kì

6. Quản lí Hệ thống quản lí an toàn

- Đọc và kí xác nhận đã đọc hệ thống quản lí an toàn công ty

- Tham gia việc rà soát hệ thống quản lí an toàn

- Có mặt khi đánh giá nội bộ(internal audit) và đánh giá bên ngoài(external audit)

- Kiểm soát các tài liệu, bản vẽ liên quan đến bộ phận Boong

- Thực hiện việc ghi chép các biên bản, lưu hồ sơ liên quan theo yêu cầu hệ thống

- Phát hiện các thiếu sót và báo cáo Thuyền trưởng để khắc phục

Đại phó là Sĩ quan kế cận Thuyền trưởng. Là người sẵn sàng thay mặt Thuyền trưởng chỉ huy tàu. Đại phó cần nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng lãnh đạo, chỉ huy của mình. Ngoài ra, Đại phó còn phải nâng cao hiểu biết về luật lệ hiện hành

Nguồn, đh hàng hải
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top