ĐẠI SỐ 7
CHƯƠNG 4: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại sốCHƯƠNG 4: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Bài 3: Đơn thức
Bài 4: Đơn thức đồng dạng
I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Khái niệm biểu thức đại số:
- Những biểu thức bao gồm phép toán (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) không chỉ trên những số mà có thể những chữ. Gọi là biểu thức đại số.
Ví dụ:
\[2x+3\]
\[ax^2+bx+c\]
\[\frac{3}{2x}\]
Để cho gọn, khi viết biểu thức đại số người ta không viết dấu nhân giữa các chữ, cũng như giữa số và chữ:
VD: 4.x.y được viết gọn thành 4xy
- Trong biểu thức đại số, các chữ đại diện cho những số tùy ý nào đó, người ta gọi những chữ như vậy là biến số
VD: 4xy thì x; y là các biến số.
2. Biểu thức nguyên, biểu thức phân
a) Biểu thức đại số không chứa biến ở mẫu gọi là biểu thức nguyên
Ví dụ:
\[\frac{3}{4}xy\]
\[a^2\]
\[2(a+b)\]
\[ax^2+bx+c\]
b) Biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu gọi là biểu thức phân.
Ví dụ:
\[\frac{3a}{x}\]
\[\frac{-x}{y}\]
(x; y là biến)
Chú ý: Ở chương này chỉ xét biểu thức nguyên.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: