ĐẠI SỐ 7: CHƯƠNG 4: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
BÀI 7: ĐA THỨC MỘT BIẾN
Bài 6: Cộng, trừ đa thứcBÀI 7: ĐA THỨC MỘT BIẾN
Bài 8: Cộng trừ đa thức một biến
Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến
I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Khái niệm
- Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến
VD: \[2x^3 + 4x^2 + 5x + 5\] là đa thức của biến x
Lưu ý: Mỗi số được coi là đa thức một biến.
2. Bậc của đa thức một biến.
Bậc của đa thức một biến khác đa thức không (sau khi thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
3. Hệ số, giá trị của một đa thức:
a) Hệ số của đa thức (đã thu gọn) là hệ số của số hạng có bậc cao nhất. Số hạng không chứa biến gọi là hệ số tự do.
VD: Cho đa thức \[f(x) = 4x^5 - 2x^4 + 7x^3 + 1\]
- Hệ số của đa thức là 4.
- Hệ số tự do là 1
- Bậc của đa thức là bậc 5
b) Giá trị của đa thức f(x) tại x = a, kí hiệu f(a) có được bằng cách thay x = a vào đa thức f(a) rồi thu gọn lại.
VD: Cho đa thức \[f(x) = 4x^5 - 2x^4 + 7x^3 + 1\]
Tính f(2)
Giải:
\[f(2) = 4.2^5 - 2.2^4 + 7.2^3 + 1 = 153\]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: