Đại 7: Bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Thandieu2

Thần Điêu
ĐẠI SỐ 7: CHƯƠNG II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

BÀI 6: MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ


Bài 1+2: Đại lượng tỉ lệ thuậnMột số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Bài 3+4: Đại lượng tỉ lệ nghịch. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

Bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Bài 7: Đồ thị hàm số y = ax (a khác 0)

I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

1. Mặt phẳng tọa độ:

Mptoado.PNG


- Trên mặt phẳng ta vẽ hai trục Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc của mỗi trục số. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.

Các trục Ox; Oy gọi là các trục tọa độ.

Trục nằm ngang Ox gọi là trục hoành.

Trục thẳng đứng Oy gọi là trục tung.

Giao điểm O biểu diễn số 0 của hai trục tọa độ gọi là gốc tọa độ.

Mặt phửng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.

2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ.

MPtoado2.PNG



- Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi điểm được xác định bởi một cặp số duy nhất (x;y).

Ngược lại, mỗi cặp số (x;y) được biểu diễn bởi một điểm M duy nhất và được kí hiệu là M(x;y)

- Cặp số (x;y) gọi là tọa độ của điểm M:
x: hoành độ của điểm M
y: tung độ của điểm M
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mặt phẳng tọa độ

MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ - BÀI TẬP MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ TOÁN 7


[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/MON_TOAN/Toan7_013.pdf[/PDF]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top