• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đặc trưng vật lí của âm - Bài 10 - Vật lí 12

Hằng ngày, luôn có những âm đủ loại, êm tai cũng như chói tai chúng ta. Vậy âm là gì, nó truyền âm như thế nào? Cùng trả lời các câu hỏi trong bài 10: Đặc trưng vật lí của âm nhé!

Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
Bài 1: Hạ âm và siêu âm có cùng bản chất không?

Hạ âm và siêu âm có cùng bản chất là sóng cơ học, nhưng khác nhau về tần số.
- Hạ âm: là những âm có tần số nhỏ hơn 16Hz, tai người không nghe được.
- Siêu âm: là những âm có tần số lớn hơn 20000Hz, tai người không nghe được.

Bài 2: Sóng âm là gì?

Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí

Bài 3: Nhạc âm là gì?

Nhạc âm là những âm có tần số xác định thường do các nhạc cụ phát ra.

Bài 4: Trong ba môi trường rắn, lỏng và khí, âm truyền nhanh nhất trong môi trường nào, chậm nhất trong môi trường nào ?

Nhanh nhất trong chất rắn, chậm nhất trong chất khí

Bài 5: Cường độ âm được đo bằng gì?

Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian: I = Et.S = PS.
Đơn vị cường độ âm là oát trên mét vuông kí hiệu là W/m2

Bài 6: Chọn câu đúng.
Siêu âm là âm
A. có tần số lớn.
B. có cường độ rất lớn.
C. có tần số trên 20000 Hz.
D. truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm.

Bài 7: Chọn câu đúng.
Cường độ âm được đo bằng:
A. oát trên mét vuông.
B. oát.
C. niutơn trên mét vuông.
D. niutơn trên mét.

Giải thích
Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng được đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị của cường độ âm là oát trên mét vuông, kí hiệu là W/m2

Bài 8: Một lá thép dao động với chu kì T=80ms T=80ms. Âm do nó phát ra có nghe được không ?

Bài làm
Tần số âm f=1/T=1/80.10^-3=12,5 Hz<16Hz
Vậy âm này là hạ âm => không nghe thấy được.

Bài 9: Một siêu âm có tần số 1 MHz sử dụng bảng 10.1, hãy tính bước sóng của siêu âm này trong không khí ở 00C và trong nước ở 150C.

Bài làm
Theo bảng 10.1, vận tốc âm trong không khí ở 00C là v = 331 m/s, trong nước ở 150C là v’ = 1500(m/s).
- Trong không khí ở 00C :
λ=v (không khí) / f=331/10^6=3,31.10^−4 m=0,331mm
- Trong nước ở 150C :
λ′=v(nước) / f=1500/10^6=1,5.10^−3 m=1,5 mm

Bài 10: Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi-ô đã dùng một ống bằng gang dài 951,25m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ âm trong không khí là 340m/s, hãy tính tốc độ âm trong gang.

Bài làm
Ta có:
+ Thời gian người đó nghe được âm truyền trong gang là: t1=s/v1 (với v1 vận tốc âm truyền trong gang)
+ Thời gian người đó nghe được âm truyền trong không khí là: t2=s/v2 (với v2 vận tốc âm truyền trong không khí)
Theo đề bài, ta có:
Δt=2,5s
s=951,25m
v2=340m/s
=> Δt= t2−t1= s/v2−s/v1
⇔2,5= 951,25/340−951,25/v1
⇒v1= 3194,32m/s
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top