• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đặc điểm các miền địa hình ở Nam Mĩ

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Đặc điểm các miền địa hình ở Nam Mĩ


* Các sơn, cao nguyên và đồng bằng phía đông.

+ Sơn nguyên Guyana:
- độ cao trung bình khoảng 1000m , rộng khoảng 0,5 tr km². Bề mặt cao nguyên được bào mòn và bao phủ bỡi dung nham nên khá bằng phẳng. Đồng thời nó cũng bị chia cắt bởi các thung lũng kiến tạo và phân bậc, tạo thành các cao nguyên mặt bàn.
Địa hình dốc thoải về phía biển, phía nam đổ dốc về bình nguyên A-Ma-zôn. Miền cao nhất là miền trung tâm với khối núi Rô-rai-ma 2.772m.

+ Sơn nguyên Brazilia:

- Diện tích: 4.000.000 km².
- Htb: 300 – 1.000 m.
- Hình thái địa hình: Cao ở phía đông, thấp dần về phía tây bắc, bị chia cắt bỡi các thung lũng đứt gãy, phân thành nhiều bậc bậc.
Trên bề mặt sơn nguyên có 7 dãy núi tảng chạy theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có 2 dãy cao nhất chạy bọc sườn phía đông: Sierra do Mar và Sierra do Mantiqueira cao trung bình trên 2.000 m.

+ Cao nguyên Patagonia:

- Về nguồn gốc hiện có hai quan điểm chưa thống nhất về tuổi địa chất: Hecxini hay PCm.
- Rộng 300.000 km², cao trung bình trên dưới 500 m (gồm các bậc: 100 – 200 m, 600 – 800 – 1.000 m), phân bố phía tây Argentina, giáp với nam Andes về phía tây.
- Hình thái địa hình: Bề mặt khá bằng phẳng do nhiều nơi được phủ dung nham núi lửa, đồng thời được phân bậc, tạo nên các cao nguyên mặt bàn, thấp dần về phía đông. Tuy nhiên do lớp phủ thực vật yếu nên địa hình bị xâm thực phức tạp tạo thành nhiều khe rãnh chạy theo hướng tây – đông.

+
Đồng bằng Orinoco (Lianos plain):
- Diện tích: 582.000 km², dài 1.000 km, rộng từ 200 300 km.
- Hình thái địa hình: Là đồng bằng bồi tụ, cao ở phía nội địa (200 – 300 m), thấp dần về phía lòng sông và châu thổ. Ở cửa sông, tốc độ lấn biển khoảng 50 m/ năm.
- Châu thổ Orinoco khá điển hình, rất bằng phẳng, thấp và lầy lội.

+ Đồng bằng Amazon:

- Diện tích: 5 tr km², dài 3.000 km, rộng trung bình 1.700 km, phân bố chủ yếu thuộc Brazil.
- Nguồn gốc: Đồng bằng bồi tụ được hình thành trên máng nền sâu, đặc biệt máng nền này sâu và rộng hơn về phía tây, cao và hẹp hơn về phía cửa sông.
- Hình thái: Là đồng bằng bồi tụ rất điển hình, rất bằng phẳng, có độ cao nhỏ và đồng nhất, nơi cao nhất ven chân Andes cũng chỉ hơn 100 m. Đặc biệt, không có bất kì ngọn đồi hay núi nào trên đồng bằng.
Dọc theo lòng sông rất phổ biến đầm lầy và vô số những hồ móng ngựa.

+ Đồng bằng Nội Địa:

- Là một hệ thống gồm nhiều đồng bằng liên tục nhau, nằm giữa Andes, sơn nguyên Brazil, cao nguyên Patagonia, đồng bằng Amazon, chạy dài theo hướng kinh tuyến từ 10°VN - 39°VN, rộng 2,5 tr km², gồm:
+ Đồng bằng Mamore: Cao 300 – 600 m, phân bố trên đường phân thủy giữa lưu vực Amazon và Paraguay.
+ Đồng bằng Pantanal: Phân bố ở thượng lưu sông Paraguay: Diện tích 109.000 km², Cao 50 – 70 m, rất bằng phẳng, về mùa mưa biến thành đầm lầy.
+ Đồng bằng Gran Chaco: Là đồng bằng trung tâm của đồng bằng Nội Địa, phân bố từ 20°VN - 30°VN.
Gran Chaco có nghĩa là đồng bằng lớn.
Gran Chaco rộng 647.500 km², cao 600 m ở phía tây, nghiêng dần sang phía đông, còn 50 m ở thung lũng sông Paraguay và biến thành đầm lầy.
Hình thái địa hình tương tự các đồng bằng bồi tụ khác là rất bằng phẳng.
+ Đồng bằng Pampa: Phân bố từ vĩ tuyến 30°VN đến sông Colorado ở phía nam.
Diện tích: 761.460 km².
Hình thái địa hình tương tự như đồng bằng Gran Chaco và có bề mặt hết sức bằng phẳng và đồng nhất.

* Hệ thống Andes.

- Theo thổ ngữ (tiếng Quecchua) có nghĩa là
“Mào gà”.
- Dài 9.000 km (7.500 km, 7.240 km).
- Hẹp hơn so với Cordillera, nơi rộng nhất: 645 km.
- Cao trung bình: 3.000 – 5.000 m. Có 10 đỉnh > 6.000 m, đỉnh Aconcagua: 6.960 m là đỉnh cao nhất ngoài châu Á, đỉnh núi lửa Chimborazo là điểm xa tâm Trái Đất nhất TG.
- Cấu trúc theo chiền đông-tây: Gồm ba mạch chính với nhiều dãy chạy song song:
+ Mạch Duyên Hải (Coast range)
+ Mạch Cordillera Tây(Cordillera Occidental )
+ Mạch Cordillera Đông (Cordillera Oriental )
- Cấu trúc Andes theo chiều bắc-nam gồm ba bộ phận:
+ Bắc Andes:
Phân bố phía bắc vĩ tuyến 4°30N, gồm 4 dãy:
Dãy Duyên Hải.
Dãy Andes Tây.
Dãy Andes Trung.
Dãy Andes Đông.
Độ cao trung bình của các dãy: 3.000–4.000m. Có nhiều đỉnh cao trên 5.000 m, là những đỉnh núi lửa đã tắt, điển hình là đỉnh Chimborazo: 6.272 m.
Xen giữa các dãy núi là các thung lũng rộng và các đồng bằng sông Cauca, Magdalena.
+ Andes Trung:
Phân bố từ 4°30VN - 28°VN.
Đây là bộ phận núi cao và đồ sộ nhất của cả hệ thống. Nơi mở rộng nhất tới 645 km. Độ cao trung bình của núi: 4.000 – 5.000 m, có nhiều đỉnh cao trên 6.000 m, điển hình như đỉnh Illampu: 6.550 m.
Andes Trung gồm hai mạch núi chính: Cordillera Tây và Cordillera Đông.
Ngăn cách giữa hai mạch núi là các cao nguyên cao từ 3.000 – 4.500 m, điển hình là cao nguyên Antiplano, có bề mặt hết sức bằng phẳng.
+ Nam Andes:
Phân bố: Phía nam vĩ tuyến 28°N.
Thu hẹp lại chỉ còn Andes Tây, Andes Đông bị chia cắt tạo thành đới núi thấp lẻ tẻ, hòa dần vào cao nguyên Patagonia.
Andes Tây vẫn khá cao, có nhiều đỉnh trên 6.000 m, điển hình là đỉnh Aconcagua cao 6.958 m, cao nhất lục địa.
Từ 40°VN trở về phía nam, Andes thấp dần xuống và bị băng hà bao phủ, sườn phía tây hình thành địa hình Fio.
Từ 42°VN trở về phía nam, mạch Duyên Hải biến thành đới đảo ven bờ.

ST

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top