- Xu
- 458
Bài 20 : A-rít-xtốt, nhà bác học vĩ đại người Hi Lạp.
A –rít-xtốt , sống cách chúng ta gần 2500 năm, khoảng từ năm 304 đến 323 trước Công nguyên. Ông sinh tại thành phố Sta-gi-ra. Năm 18 tuổi , ông đến Aten, vào học trường nổi tiếng của Plato.
Chỉ sau một thời gian ngắn, tiếng tăm ông lừng lẫy như một học giả, và triết gia lỗi lạc. Thế là vua xứ Ma –xê-đô-ni-a vời ông về dạy cho thái tử. Thái tử A-lếch-xan-đơ, thuở nhỏ chỉ say mê luyện kiếm đúc giáo luyện ngựa và kĩ thuật chiến đấu, mơ nghĩ đến chiến tranh và chinh phục. Nhưng vương phụ ông lại ý thức rằng người thống trị Hy Lạp tương lai phải là một người học rộng, một nhà chính trị tài ba, chứ không chỉ là một võ bị, chinh chiến.
Vua Phi-líp đệ nhị đã không phải thất vọng. Chỉ trong hai, ba năm, A-rít-xtốt bằng nhiều hình thức giảng dạy , lúc thì cùng người học trò- vị thái tử- ngồi dưới đèn đọc sách, lúc thì cưỡi ngựa qua rừng đàm đạo, lúc thì thầy trò cùng sánh vai dạo bước trong vườn thượng uyển.. Thầy giảng giải, trò suy ngẫm và hỏi,vv.. Nhờ vốn kiến thức thầy truyền thụ cho, nhờ tài trí thông minh tuyệt vời mà A-lếch-xan-đơ đã trở thành một vị đại đế xuất chúng của Hi Lạp cổ đại. Và để tỏ lòng biết ơn thầy, A – lếch – xan –đơ trên những dặm đường trường chinh, dù ở Ba Tư hay ở Trung Á, Ấn Độ, nhà vua vẫn gửi về Aten những món quà quý giá như một con thú, một mẩu thảo mộc mà ở Hi Lạp không có, để biếu thầy. A-rit-xtốt vô cùng mừng rỡ và tiến hành nghiên cứu những báu vật ấy.
A-rit-xtốt đã để lại gần 300 tác phẩm trong đó có bộ sách “Lịch sử động vật”, đó là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về động vật học còn lưu lại đến ngày nay.
A-rit-xtốt , nhà học giả uyên bác, là ông thầy vĩ đại, nổi bật nhất của mọi thời đại.
Theo Sách Văn kể chuyện lớp 5*
A –rít-xtốt , sống cách chúng ta gần 2500 năm, khoảng từ năm 304 đến 323 trước Công nguyên. Ông sinh tại thành phố Sta-gi-ra. Năm 18 tuổi , ông đến Aten, vào học trường nổi tiếng của Plato.
Chỉ sau một thời gian ngắn, tiếng tăm ông lừng lẫy như một học giả, và triết gia lỗi lạc. Thế là vua xứ Ma –xê-đô-ni-a vời ông về dạy cho thái tử. Thái tử A-lếch-xan-đơ, thuở nhỏ chỉ say mê luyện kiếm đúc giáo luyện ngựa và kĩ thuật chiến đấu, mơ nghĩ đến chiến tranh và chinh phục. Nhưng vương phụ ông lại ý thức rằng người thống trị Hy Lạp tương lai phải là một người học rộng, một nhà chính trị tài ba, chứ không chỉ là một võ bị, chinh chiến.
Vua Phi-líp đệ nhị đã không phải thất vọng. Chỉ trong hai, ba năm, A-rít-xtốt bằng nhiều hình thức giảng dạy , lúc thì cùng người học trò- vị thái tử- ngồi dưới đèn đọc sách, lúc thì cưỡi ngựa qua rừng đàm đạo, lúc thì thầy trò cùng sánh vai dạo bước trong vườn thượng uyển.. Thầy giảng giải, trò suy ngẫm và hỏi,vv.. Nhờ vốn kiến thức thầy truyền thụ cho, nhờ tài trí thông minh tuyệt vời mà A-lếch-xan-đơ đã trở thành một vị đại đế xuất chúng của Hi Lạp cổ đại. Và để tỏ lòng biết ơn thầy, A – lếch – xan –đơ trên những dặm đường trường chinh, dù ở Ba Tư hay ở Trung Á, Ấn Độ, nhà vua vẫn gửi về Aten những món quà quý giá như một con thú, một mẩu thảo mộc mà ở Hi Lạp không có, để biếu thầy. A-rit-xtốt vô cùng mừng rỡ và tiến hành nghiên cứu những báu vật ấy.
A-rit-xtốt đã để lại gần 300 tác phẩm trong đó có bộ sách “Lịch sử động vật”, đó là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về động vật học còn lưu lại đến ngày nay.
A-rit-xtốt , nhà học giả uyên bác, là ông thầy vĩ đại, nổi bật nhất của mọi thời đại.
Theo Sách Văn kể chuyện lớp 5*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: