rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
1. Cha mẹ thích làm nhiều việc
- Làm rất nhiều việc trong 1 ngày.
- Ít lắng nghe
- Chú ý đến nhiều việc cùng 1 lúc. Trẻ có thể cảm thấy cha mẹ ít chú ý đến mình.
- Muốn kiểm soát mọi thứ.
- Thích là người quyền lực, người chiến thắng.
- Có khả năng hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
- Đối với họ, đạt được mục tiêu rất quan trọng.
- Tránh thất bại. Sợ buồn chán.
- Họ tin là họ chỉ được mọi người yêu thương khi họ hoàn thành nhiệm vụ hơn là con người thật của họ. Người chiến thắng là người được yêu.
Lời khuyên : Hãy chậm lại.
Không đồng nhất giá trị bản thân với những việc bạn làm được.
Giảm bớt những câu hỏi kiểu :” Hôm nay con đã làm được những gì ở trường?”, hãy hỏi “ Hôm nay con cảm thấy thế nào khi học ở trường ?”
2. Cha mẹ quan sát
Thích suy nghĩ hơn là hành động. Sợ rủi ro. Không dám hành động trước khi có đầu đủ thông tin về tình huống.
Kỹ năng xã hội kém : muốn ở trong 1 nhóm người nhưng lại không biết cách bắt chuyện mọi người.
Đối với họ, kiến thức rất quan trọng. Họ dùng kiến thức để giải quyết vấn đề. Họ muốn đứa con họ cũng như vậy. Tuy nhiên, người khác thì lại thích được chỉ bảo phải làm gì hơn là bắt họ suy nghĩ về nó.
Thích sự yên lặng để suy nghĩ. Thích ở 1 mình.
Thích tích lũy kiến thức- 1 cách để xử lý nỗi sợ hãi.
Thích sự riêng tư.
Đòi hỏi thời gian suy nghi khi có vấn đề xung đột.
Lời khuyên : Bạn ko thể đòi hỏi có mọi kiến thức cần thiết để xử lý tình huống. Bạn cần tin vào bản năng, trực giác của mình.
3. Cha mẹ thích hỏi
Kiểu người thích hỏi là kiểu người khó hiểu nhất trong tất cả những kiểu nhân cách.
Họ có nhiều nỗi sợ. Họ xem thế giới này là 1 nơi nguy hiểm đáng sợ và cách để đối phó với nỗi sợ đó là dự đoán trước những gì tồi tệ nhất có thể xảy ra. Khi có hiểu biết về 1 việc gì đấy sẽ giúp họ thấy an toàn.
Họ muốn những gì chắc chắn và an toàn.
Trách nhiệm của họ là bảo vệ sự an toàn cho gia đình.
Thói quen : Kiểm tra cẩn thận – Nghi ngờ - Tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất – Hỏi.
Họ thường sợ những cơn giận dữ của người khác.
Sợ hãi là động lực chính thúc đẩy họ hành động.
Bạn hãy nhận ra cái gì tạo nên sự sợ hãi trong bạn. Hãy để ý sự thay đổi trong cơ thể bạn ( như co thắt dạ dày, khô cổ họng, tim đập nhanh, co thắt ngực…) vì bạn thường ko nhận ra mình đang sợ.
Họ cảm thấy bất lực trước sự ko chắc chắn và thất thường của cuộc sống.
Họ cảm thấy an toàn hơn nếu có quyền lực.
Họ hay kiểm soát , thiết kỷ luật đối với con cái để đảm bảo an toàn cho chúng.
Họ cảm thấy mình và người khác ít/không đáng tin.
Họ là người trung thành với bạn tình, gia đình.
Họ dành phần lớn năng lượng của mình để kiểm tra môi trường xung quanh, tìm ra những mối nguy hiểm đang bị che dấu.
Suy nghĩ logic, rõ ràng, định nghĩa vấn đề rõ ràng.
Suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Họ sợ mỗi hành động phải gánh hậu quả. Hay trì hoãn, chần chờ.
Bạn nên đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để có thể tập trung năng lượng cao nhất hoàn thành nó hơn là đặt ra mục tiêu dài hạn.
Sợ trở thành nạn nhân.
Hỏi người khác quá nhiều khiến họ xem bạn đang xâm phạm vào cuộc sống riêng tư.
4.Cha mẹ đạo đức
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo.
Bị ám ảnh bởi việc phải làm điều đúng. Họ nhìn mọi việc theo 2 hướng : đúng và sai.
Hay dùng từ “should” (nên)
Cuộc sống cứng nhắc. Hay đánh giá người khác.
Tư duy phê phán ( critical thinking ), phân tích, ám ảnh bởi chi tiết.
Sợ mắc lỗi – là động cơ của người đạo đức. Họ cảm thấy mình ko bao giờ có đủ chi tiết.
Cảm thấy khốn khổ khi phải đưa ra quyết định cuối cùng vì luôn canh cánh câu hỏi : liệu đây có phải là quyết định hoàn toàn không có sai lầm ?
Khi bị phê bình, người đạo đức sẽ cố gắng hợp lý hóa những lời phê bình. Họ giả định là mình phải chịu trách nhiệm cho những lời phê bình họ nhận được.
Luôn so sánh với mọi người xung quanh họ.
Nguồn gốc cơn tức giận của bạn là cảm giác phải chịu trách nhiệm làm cho thế giới trở nên “đúng”. Lời khuyên : bạn hãy để thế giới tự chịu trách nhiệm cho chính nó.
Những lời phê bình, đánh giá và so sánh là dấu hiệu cho thấy bạn đang giận dữ.
5. Cha mẹ giúp đỡ
Họ là chuyên gia giúp đỡ người khác nhưng họ lại cảm thấy khó khăn khi yêu cầu người khác giúp. Họ sợ nếu yêu cầu người khác giúp sẽ làm mất đi mối quan hệ với người đó.
Toàn bộ năng lượng và sự chú ý của họ tập trung vào người khác. Họ cho đi một cách vô tư. Họ tin là cho đi thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ và thương yêu từ mọi người, bảo vệ họ an toàn.
Nếu tôi giúp đỡ người khác thành công thì tôi sẽ đồng nhất mình với thành công của họ, được họ đánh giá, biết ơn và yêu thương.
Cần phân biệt : cho đi mà không cần nhận lại với cho đi và mong nhận lại.
Học ccash hành động mà không cần chắc chắn nhận được sự ủng hộ của người khác đối với hành động của mình.
Khi không nhận được sự ủng hộ, tình yêu của người khác thì “ người giúp đỡ” sẽ cảm thấy họ vô giá trị, lòng kiêu hãnh của họ bị tổn thương. Sự ủng hộ của người khác đối với họ giống như khí oxi để cho họ tồn tại.Hình ảnh bản thân của họ bị gắn chặt với phản ứng của mọi người. Lời khuyên :Bạn cần nhận ra giá trị của con người bạn ko phụ thuộc vào phản ứng của mọi người.
Bằng cách giúp đỡ người khác, họ cũng đang giúp đỡ cho hình ảnh bản thân của chính họ. Khi người được họ giúp thành công thì họ cũng cảm thấy thành công. Mặc định của họ là :” ANh ta sẽ ko làm được việc đó nếu ko có mình”.
Bạn hãy nhận ra động cơ của mình khi giúp đỡ người khác. Hãy tập tách rời hình ảnh, giá trị bản thân của bạn với thành công của người mà bạn giúp đỡ.
6. Cha mẹ mơ mộng
Muốn những điều tốt và hoàn hảo cho con.
Tưởng tượng ra những tình huống mà họ có thể làm tốt hơn hoặc khác hơn. Toàn bộ sự chú ý của họ hướng đến việc họ có thể làm hay mơ ước làm hơn là đến những việc họ đang làm. Họ muốn trở thành 1 ai đó.
Gót chân Asin của họ là tránh né những gì bình thường.
Họ chỉ cảm thấy có giá trị nếu họ “Ở trên”,”tốt hơn”,” đặc biệt”. Họ muốn cứu con của họ khỏi cuộc sống tầm thường, buồn chán. Điều đó rất quan trọng vì nó giúp họ cảm thấy mình đặc biệt. Ví dụ : cho con đi học 1 khóa học về hội họa, piano…
Họ muốn 1 cuộc sống đầy ý nghĩa và đặc biệt.
Bạn mang đến cho người khác những gì bạn nghĩ là họ cần bởi vì bạn cần nó.
Bạn tập trung vào những gì bạn còn thiếu, vì bạn nghĩ mình thua kém những người khác.
Bạn thấy mình trải nghiệm cuộc sống sâu sắc hơn những người khác, đó là 1 cách để bạn cảm thấy mình đặc biệt.
Bạn dành nhiều thời gian để tưởng tượng xem người khác đánh giá mình như thế nào.
Bạn thường sống ở trạng thái cảm xúc “ bánh xe Ferris” – tức là cảm xúc, tâm trạng thay đổi liên tục giữa 2 điểm cao- thấp. Bạn có ít trải nghiệm cuộc sống ở trạng thái bình thường.
Lời khuyên: Bạn cần biết rằng mình ko thể làm mọi điều đặc biệt , khác thường mỗi giờ mỗi phút. Phần còn lại của thế giới đang sống bình thường.
Đừng đánh mất bản thân vì nhu cầu trở nên đặc biệt, là trung tâm vũ trụ.
7.Cha mẹ giải trí
Họ lạc quan quá mức để trốn thoát khỏi những đau khổ tinh thần.
Luôn tưởng tượng ra những điều tốt đẹp nhất.
Không chịu được sự tiêu cực
Muốn trốn vào 1 thế giới tinh thần tốt đẹp, ko có những hạn chế, giới hạn.
Sợ cam kết.
Coi thường những quy tắc, giới hạn, chấp nhận rủi ro.
Trí óc hoạt động quá nhanh giúp họ thu được sự thỏa mãn lớn nhất.
8.Cha mẹ bảo vệ
Họ mạnh mẽ, quyền lực, thiết lập những quy tắc , luật lệ phù hợp với phong cách của họ.
Thích kiểm soát
Ảo tưởng rằng cuộc sống là 1 dạng quyền lực, thống trị.
Nhìn thế giới ở hướng : trắng hoặc đen.
Họ tràn trề năng lượng và phải giải phóng năng lượng qua nhiều con đường. Họ không ngồi lâu 1 chỗ được.
- Làm rất nhiều việc trong 1 ngày.
- Ít lắng nghe
- Chú ý đến nhiều việc cùng 1 lúc. Trẻ có thể cảm thấy cha mẹ ít chú ý đến mình.
- Muốn kiểm soát mọi thứ.
- Thích là người quyền lực, người chiến thắng.
- Có khả năng hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
- Đối với họ, đạt được mục tiêu rất quan trọng.
- Tránh thất bại. Sợ buồn chán.
- Họ tin là họ chỉ được mọi người yêu thương khi họ hoàn thành nhiệm vụ hơn là con người thật của họ. Người chiến thắng là người được yêu.
Lời khuyên : Hãy chậm lại.
Không đồng nhất giá trị bản thân với những việc bạn làm được.
Giảm bớt những câu hỏi kiểu :” Hôm nay con đã làm được những gì ở trường?”, hãy hỏi “ Hôm nay con cảm thấy thế nào khi học ở trường ?”
2. Cha mẹ quan sát
Thích suy nghĩ hơn là hành động. Sợ rủi ro. Không dám hành động trước khi có đầu đủ thông tin về tình huống.
Kỹ năng xã hội kém : muốn ở trong 1 nhóm người nhưng lại không biết cách bắt chuyện mọi người.
Đối với họ, kiến thức rất quan trọng. Họ dùng kiến thức để giải quyết vấn đề. Họ muốn đứa con họ cũng như vậy. Tuy nhiên, người khác thì lại thích được chỉ bảo phải làm gì hơn là bắt họ suy nghĩ về nó.
Thích sự yên lặng để suy nghĩ. Thích ở 1 mình.
Thích tích lũy kiến thức- 1 cách để xử lý nỗi sợ hãi.
Thích sự riêng tư.
Đòi hỏi thời gian suy nghi khi có vấn đề xung đột.
Lời khuyên : Bạn ko thể đòi hỏi có mọi kiến thức cần thiết để xử lý tình huống. Bạn cần tin vào bản năng, trực giác của mình.
3. Cha mẹ thích hỏi
Kiểu người thích hỏi là kiểu người khó hiểu nhất trong tất cả những kiểu nhân cách.
Họ có nhiều nỗi sợ. Họ xem thế giới này là 1 nơi nguy hiểm đáng sợ và cách để đối phó với nỗi sợ đó là dự đoán trước những gì tồi tệ nhất có thể xảy ra. Khi có hiểu biết về 1 việc gì đấy sẽ giúp họ thấy an toàn.
Họ muốn những gì chắc chắn và an toàn.
Trách nhiệm của họ là bảo vệ sự an toàn cho gia đình.
Thói quen : Kiểm tra cẩn thận – Nghi ngờ - Tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất – Hỏi.
Họ thường sợ những cơn giận dữ của người khác.
Sợ hãi là động lực chính thúc đẩy họ hành động.
Bạn hãy nhận ra cái gì tạo nên sự sợ hãi trong bạn. Hãy để ý sự thay đổi trong cơ thể bạn ( như co thắt dạ dày, khô cổ họng, tim đập nhanh, co thắt ngực…) vì bạn thường ko nhận ra mình đang sợ.
Họ cảm thấy bất lực trước sự ko chắc chắn và thất thường của cuộc sống.
Họ cảm thấy an toàn hơn nếu có quyền lực.
Họ hay kiểm soát , thiết kỷ luật đối với con cái để đảm bảo an toàn cho chúng.
Họ cảm thấy mình và người khác ít/không đáng tin.
Họ là người trung thành với bạn tình, gia đình.
Họ dành phần lớn năng lượng của mình để kiểm tra môi trường xung quanh, tìm ra những mối nguy hiểm đang bị che dấu.
Suy nghĩ logic, rõ ràng, định nghĩa vấn đề rõ ràng.
Suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Họ sợ mỗi hành động phải gánh hậu quả. Hay trì hoãn, chần chờ.
Bạn nên đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để có thể tập trung năng lượng cao nhất hoàn thành nó hơn là đặt ra mục tiêu dài hạn.
Sợ trở thành nạn nhân.
Hỏi người khác quá nhiều khiến họ xem bạn đang xâm phạm vào cuộc sống riêng tư.
4.Cha mẹ đạo đức
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo.
Bị ám ảnh bởi việc phải làm điều đúng. Họ nhìn mọi việc theo 2 hướng : đúng và sai.
Hay dùng từ “should” (nên)
Cuộc sống cứng nhắc. Hay đánh giá người khác.
Tư duy phê phán ( critical thinking ), phân tích, ám ảnh bởi chi tiết.
Sợ mắc lỗi – là động cơ của người đạo đức. Họ cảm thấy mình ko bao giờ có đủ chi tiết.
Cảm thấy khốn khổ khi phải đưa ra quyết định cuối cùng vì luôn canh cánh câu hỏi : liệu đây có phải là quyết định hoàn toàn không có sai lầm ?
Khi bị phê bình, người đạo đức sẽ cố gắng hợp lý hóa những lời phê bình. Họ giả định là mình phải chịu trách nhiệm cho những lời phê bình họ nhận được.
Luôn so sánh với mọi người xung quanh họ.
Nguồn gốc cơn tức giận của bạn là cảm giác phải chịu trách nhiệm làm cho thế giới trở nên “đúng”. Lời khuyên : bạn hãy để thế giới tự chịu trách nhiệm cho chính nó.
Những lời phê bình, đánh giá và so sánh là dấu hiệu cho thấy bạn đang giận dữ.
5. Cha mẹ giúp đỡ
Họ là chuyên gia giúp đỡ người khác nhưng họ lại cảm thấy khó khăn khi yêu cầu người khác giúp. Họ sợ nếu yêu cầu người khác giúp sẽ làm mất đi mối quan hệ với người đó.
Toàn bộ năng lượng và sự chú ý của họ tập trung vào người khác. Họ cho đi một cách vô tư. Họ tin là cho đi thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ và thương yêu từ mọi người, bảo vệ họ an toàn.
Nếu tôi giúp đỡ người khác thành công thì tôi sẽ đồng nhất mình với thành công của họ, được họ đánh giá, biết ơn và yêu thương.
Cần phân biệt : cho đi mà không cần nhận lại với cho đi và mong nhận lại.
Học ccash hành động mà không cần chắc chắn nhận được sự ủng hộ của người khác đối với hành động của mình.
Khi không nhận được sự ủng hộ, tình yêu của người khác thì “ người giúp đỡ” sẽ cảm thấy họ vô giá trị, lòng kiêu hãnh của họ bị tổn thương. Sự ủng hộ của người khác đối với họ giống như khí oxi để cho họ tồn tại.Hình ảnh bản thân của họ bị gắn chặt với phản ứng của mọi người. Lời khuyên :Bạn cần nhận ra giá trị của con người bạn ko phụ thuộc vào phản ứng của mọi người.
Bằng cách giúp đỡ người khác, họ cũng đang giúp đỡ cho hình ảnh bản thân của chính họ. Khi người được họ giúp thành công thì họ cũng cảm thấy thành công. Mặc định của họ là :” ANh ta sẽ ko làm được việc đó nếu ko có mình”.
Bạn hãy nhận ra động cơ của mình khi giúp đỡ người khác. Hãy tập tách rời hình ảnh, giá trị bản thân của bạn với thành công của người mà bạn giúp đỡ.
6. Cha mẹ mơ mộng
Muốn những điều tốt và hoàn hảo cho con.
Tưởng tượng ra những tình huống mà họ có thể làm tốt hơn hoặc khác hơn. Toàn bộ sự chú ý của họ hướng đến việc họ có thể làm hay mơ ước làm hơn là đến những việc họ đang làm. Họ muốn trở thành 1 ai đó.
Gót chân Asin của họ là tránh né những gì bình thường.
Họ chỉ cảm thấy có giá trị nếu họ “Ở trên”,”tốt hơn”,” đặc biệt”. Họ muốn cứu con của họ khỏi cuộc sống tầm thường, buồn chán. Điều đó rất quan trọng vì nó giúp họ cảm thấy mình đặc biệt. Ví dụ : cho con đi học 1 khóa học về hội họa, piano…
Họ muốn 1 cuộc sống đầy ý nghĩa và đặc biệt.
Bạn mang đến cho người khác những gì bạn nghĩ là họ cần bởi vì bạn cần nó.
Bạn tập trung vào những gì bạn còn thiếu, vì bạn nghĩ mình thua kém những người khác.
Bạn thấy mình trải nghiệm cuộc sống sâu sắc hơn những người khác, đó là 1 cách để bạn cảm thấy mình đặc biệt.
Bạn dành nhiều thời gian để tưởng tượng xem người khác đánh giá mình như thế nào.
Bạn thường sống ở trạng thái cảm xúc “ bánh xe Ferris” – tức là cảm xúc, tâm trạng thay đổi liên tục giữa 2 điểm cao- thấp. Bạn có ít trải nghiệm cuộc sống ở trạng thái bình thường.
Lời khuyên: Bạn cần biết rằng mình ko thể làm mọi điều đặc biệt , khác thường mỗi giờ mỗi phút. Phần còn lại của thế giới đang sống bình thường.
Đừng đánh mất bản thân vì nhu cầu trở nên đặc biệt, là trung tâm vũ trụ.
7.Cha mẹ giải trí
Họ lạc quan quá mức để trốn thoát khỏi những đau khổ tinh thần.
Luôn tưởng tượng ra những điều tốt đẹp nhất.
Không chịu được sự tiêu cực
Muốn trốn vào 1 thế giới tinh thần tốt đẹp, ko có những hạn chế, giới hạn.
Sợ cam kết.
Coi thường những quy tắc, giới hạn, chấp nhận rủi ro.
Trí óc hoạt động quá nhanh giúp họ thu được sự thỏa mãn lớn nhất.
8.Cha mẹ bảo vệ
Họ mạnh mẽ, quyền lực, thiết lập những quy tắc , luật lệ phù hợp với phong cách của họ.
Thích kiểm soát
Ảo tưởng rằng cuộc sống là 1 dạng quyền lực, thống trị.
Nhìn thế giới ở hướng : trắng hoặc đen.
Họ tràn trề năng lượng và phải giải phóng năng lượng qua nhiều con đường. Họ không ngồi lâu 1 chỗ được.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: