7 hiện tượng kì lạ của trái đất

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
7 HIỆN TƯỢNG KÌ LẠ CỦA TRÁI ĐẤT

1. Mưa cá ở Onđurát

Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng 5 đến tháng 7, trên bầu trời tỉnh Yoro, nước Cộng hòa Onđurát bắt đầu xuất hiện mây đen, tiếp theo là sấm chớp và gió mạnh mở màn cho một trận mưa lớn kéo dài suốt 2-3 giờ. Sau cơn mưa, mặt đất tràn ngập hàng nghìn con cá tươi rói, giẫy giụa trên mặt đất. Sau cơn mưa, người dân Yoro nhặt cá cứ như thể... hái nấm trong rừng và đem về làm thịt. Cũng nhờ hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ mà hàng năm, rất nhiều khách du lịch đến Yoro với háo hức tham dự “Lễ hội Mưa cá” - được tổ chức thường niên kể từ năm 1998.

Trước đó, vào năm 1970, Hiệp hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geograhic Society) đã cử chuyên gia sang nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này. Họ ngạc nhiên khi phát hiện tất cả những con cá từ trên trời rơi xuống đều có kích thước tương đương nhau (khoảng 15,2cm) và chúng toàn mù lòa. Họ đưa ra giả thiết có thể đây là loài cá sống trong các dòng sông ngầm. Nhưng sao chúng lại từ trên trời rơi xuống? Cho đến nay, hiện tượng này vẫn còn là điều bí ẩn với tất cả mọi người.

2. Sét ở Catatumbo (Vênêxuêla)

Được mệnh danh là xứ sở của sét, hàng năm ở vùng đầm lầy cửa sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo ở Vênêxuêla, hồ nước lợ lớn nhất Nam Mỹ, người ta tính được con số kỷ lục 1.176.000 lượt sét đánh.

Sét ở đây xuất hiện trong khoảng từ 140 đến 160 đêm một năm, mỗi đêm liên tục 10 giờ với tần suất 280 lần một giờ. Do sét thường xuất hiện ở độ cao khoảng 5km với cường độ dòng điện lên tới 400.000 ampe nên dù đứng cách xa 400km, người ta vẫn có thể nhìn thấy sét chằng chịt ở Catatumbo.

Gió thổi từ dãy núi Andes liên tục tạo ra những cơn giông được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng phóng điện dày đặc ở khu vực này. Chính hiện tượng phóng điện liên tục ở khu vực này là một biện pháp tự nhiên giúp phục hồi tầng ozon bằng cách đốt cháy khí mêtan - vốn có rất nhiều ở các vùng đầm lầy, gây ra hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzôn...

3. Con sóng dài nhất thế giới ở Braxin

Mỗi năm 2 lần, khoảng từ tháng 2 đến tháng 3, trên khu vực cửa sông Amazôn thuộc lãnh thổ Braxin lại xuất hiện những con sóng dài nhất thế giới có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp. Nguyên nhân là do nước biển Đại Tây Dương dâng cao tràn vào sông Amazôn, khi gặp cửa sông sẽ tạo thành những con sóng chạy dài, cao đến 6 mét trong thời gian khoảng nửa giờ.
Theo tiếng địa phương, những con sóng này được gọi là Pororoca; nó lao đi với vận tốc 25km/giờ tạo nên những tiếng ầm ầm dữ dội kéo dài 30 phút trước khi chúng xô vào bờ.

Khi tới bờ, Pororoca có thể đi sâu vào đất liền hàng km và vô cùng nguy hiểm. Nó có thể quét sạch bất kể thứ gì trên đường đi từ nhà cửa, cây cối đến động vật.

4. “Mặt trời đen” ở Đan Mạch


Vào mùa xuân, ở Đan Mạch, khoảng chừng nửa giờ trước lúc hoàng hôn, người ta thường thấy từng đàn chim sáo đá châu Âu, ước khoảng hơn 1 triệu con, tập trung về đây và bay theo những hình thù kỳ lạ. Người dân Đan Mạch gọi hiện tượng này là “Mặt trời đen” mà họ được thỏa sức nhìn ngắm một cách thú vị từ đầu mùa xuân hàng năm cho đến tháng tư, trên những đầm lầy ở miền tây Đan Mạch.

5. Dê leo cây ở Marốc

Marốc là nơi duy nhất trên thế giới có những chú dê sở hữu kĩ năng leo cây cực kỳ điêu luyện. Mới đầu chưa biết, ai cũng tưởng những chú dê này được huấn luyện để trèo cây hái quả thật. Nhưng sự thực là, ở Marốc không có cỏ nên bọn dê đành phải tìm cách leo lên cây argan - gần giống cây ôliu - để ăn quả và lá của cây.

Trong lúc những chú dê ung dung nhấm nháp trên cây thì chủ của chúng lại đứng dưới chờ nhặt hạt quả argan, là phần mà dê không tiêu hóa được. Bên trong hạt có từ 1 đến 3 nhân mềm. Người ta ép chúng lấy dầu để làm mỹ phẩm và chế biến món ăn.

6. Mưa đỏ ở Kerela, Ấn Độ

Mưa đỏ xuất hiện lần đầu tiên ở Kerela, Ấn Độ vào năm 2001 và kéo dài gần 3 tháng từ ngày 25/6 đến 23/9/2001. Sự kiện này ngay lập tức làm xôn xao dư luận Ấn Độ, nơi đa phần người dân rất tin vào tín ngưỡng tôn giáo. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, trong đó nhiều người cho rằng màu đỏ của mưa rất có thể là hậu quả của một vụ nổ thiên thạch.

Mãi cho tới năm 2006 khi hiện tượng này lặp lại vào ngày 4/3, nhà vật lý Godfrey Louis thuộc trường Đại học Mahatma Gandhi mới thu thập được các mẫu nước mưa và phát hiện ra rằng, nước mưa ở Kerela có màu đỏ là do bị nhuộm màu của một loài tảo biển đỏ có tên khoa học là Rhodophyceae.

7. Cầu vồng lửa ở Idaho, Mỹ

“Cầu vồng lửa” ở Idaho, Mỹ là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và hiếm thấy nhất trên thế giới. Nó không giống với cầu vồng thông thường mà được sinh ra khi ánh sáng đi xuyên qua các đám mây xoắn ở trên cao và chỉ khi mặt trời ở rất cao, trên 58 độ so với đường chân trời, chúng ta mới có thể chứng kiến hiện tượng thú vị này.

Nguồn: Sưu tầm*

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top