PhoenixZzz
New member
- Xu
- 0
Gặp gỡ và trò chuyện với những người bạn chưa gặp bao giờ có thể rất khó khăn, ngại ngùng, nhất là khi cuộc trò chuyện không sôi nổi. Một vài chi tiết trao đổi có thể khơi mào lúc ban đầu:
- Bạn sống ở đâu?
- Chelsea
- Thật à? Tôi sống ở khu Đông Bắc đấy
- Tuyệt nhỉ…
Rốt cuộc là sự im lặng kì cục. Làm sao đây? Hãy thử 7 gợi ý nhỏ sau nếu đầu óc bạn không thể nghĩ thêm được.
Nói về một chủ đề chung tại thời điểm đó
Thức ăn, phòng ốc, thời tiết, sự kiện trong thời điểm này… “Anh/chị quen người chủ ở đây như thế nào?” “Điều gì đưa anh/chị đến đây?”. Đưa ra bình luận tích cực nhé! Trừ khi bạn có thể pha trò hay, còn không thì đừng phàn nàn ngay lần gặp đầu tiên.
Nói về một chủ đề cả hai cùng quan tâm
Một người bạn của tôi đọc Google News ngay trước khi anh ta gặp gỡ những người mới, anh ta có thể gợi ngay một chủ đề “Anh/chị có biết Obama đã trở thành nhân vật hot nhất Facebook thời gian qua?” hoặc bất kì thứ gì khác vừa diễn ra.
Hỏi những câu hỏi mở – không thể trả lời bằng một từ.
“Dạo này điều gì làm anh/chị bận rộn?” là một câu hỏi hay cho những người không phải dân văn phòng. Người ta có thể trả lời tùy ý về công việc, việc từ thiện, gia đình, sở thích… Ít ra thì bạn cũng không phải sử dụng câu hỏi muôn thưở “Anh/chị làm nghề gì?”“Dạo này anh/chị bận rộn với vấn đề gì trong công việc?” cũng là một câu hỏi hữu dụng nếu bạn quên mất người đối diện làm nghề gì.
Đào sâu thêm sau khi dùng những câu hỏi “không thể trả lời bằng một từ”.
Ví dụ nếu câu hỏi là “Anh/chị từ đâu đến?” thì có thể hỏi thêm “Nếu bây giờ anh/chị còn ở đó thì cuộc sống của anh/chị sẽ như thế nào?”. Hoặc nếu bạn hỏi người ta “Anh/chị đã có cháu nào chưa?” thì cũng có thể tiếp tục hỏi “Trong vai trò làm cha mẹ, anh/chị thấy mình khác cha mẹ mình như thế nào?” hoặc “Anh/chị sẽ nuôi dạy con khác với ngày xưa anh/chị được dạy như thế nào?”
Hỏi để tìm hiểu đối phương
“Anh/chị hay xem báo, tạp chí nào?” “Anh/chị hay vào website nào?” “Anh/chị thích thể loại phim nào?”… Những câu hỏi như vậy giúp tìm hiểu về đam mê của người đối diện, từ đó gợi ra những cuộc trò chuyện thú vị.
Hãy phản ứng theo cách được mong đợi
Nếu anh bạn đối diện pha trò, hãy cười dù nó không nhộn cho lắm. Nếu cô bạn nói về một thông tin thú vị (“Bạn có biết có hơn 50% số người được hỏi tin vào ngày 21/12 không?”) hãy (cố gắng) phản ứng với sự ngạc nhiên.Gần đây, tôi có trò chuyện với một anh chàng mà không hề có chút phản ứng gì, dù tôi có nói gì đi nữa. Tôi cố đưa ra nhiều thông tin và làm cho nó thú vị nhưng anh ta phản ứng cứ như thể những gì tôi nói quá tầm thường và ngốc nghếch. Thật là cụt hứng.Nhưng, nếu cuộc trò chuyện vẫn quá gượng ép thì sao? mà bạn không thể viện cớ ra đi “Xin lỗi, tôi muốn lấy thêm đồ uống”. Cũng gần đây, trong một buổi tiệc tối, một anh chàng ngồi bên phải tôi rõ ràng là không hứng thú gì với tôi. Anh ta giảng cho tôi nghe hạnh phúc thực sự không tồn tại, sau đó lại không muốn nói về chủ đề đó nữa, sau một vài nỗ lực hướng sang chủ đề khác, sau sự im lặng kì cục (lỗi của tôi và cũng có lỗi của anh ta), anh ta hỏi “Um, vậy chị từ đâu tới?”. Hết chịu nổi, tôi rướn người tới, chạm lên cánh tay anh ta và nói “Này, Paul, chúng ta có thể nói chuyện hay hơn thế này” và chuyển hướng cuộc đối thoại.
Và cuộc trò chuyện đã trở nên quá khó khăn?
Hãy thừa nhận nó không đi đến đâu hết
“Chúng ta không thực sự nỗ lực đúng không?” hoặc “Chán thật – tôi nghĩ rằng chúng ta có những điểm tương đồng, nhưng khó tìm ra chúng”. Đúng là một thông điệp vô vọng, nhưng một người bạn của tôi nói rằng nó có tác dụng. Tôi chưa bao giờ dám thử, tôi phải thừa nhận như thế.
Gretchen Rubin – tác giả cuốn The Happiness Project.
Nguồn: blog Studio EQ
- Bạn sống ở đâu?
- Chelsea
- Thật à? Tôi sống ở khu Đông Bắc đấy
- Tuyệt nhỉ…
Rốt cuộc là sự im lặng kì cục. Làm sao đây? Hãy thử 7 gợi ý nhỏ sau nếu đầu óc bạn không thể nghĩ thêm được.
Nói về một chủ đề chung tại thời điểm đó
Thức ăn, phòng ốc, thời tiết, sự kiện trong thời điểm này… “Anh/chị quen người chủ ở đây như thế nào?” “Điều gì đưa anh/chị đến đây?”. Đưa ra bình luận tích cực nhé! Trừ khi bạn có thể pha trò hay, còn không thì đừng phàn nàn ngay lần gặp đầu tiên.
Nói về một chủ đề cả hai cùng quan tâm
Một người bạn của tôi đọc Google News ngay trước khi anh ta gặp gỡ những người mới, anh ta có thể gợi ngay một chủ đề “Anh/chị có biết Obama đã trở thành nhân vật hot nhất Facebook thời gian qua?” hoặc bất kì thứ gì khác vừa diễn ra.
Hỏi những câu hỏi mở – không thể trả lời bằng một từ.
“Dạo này điều gì làm anh/chị bận rộn?” là một câu hỏi hay cho những người không phải dân văn phòng. Người ta có thể trả lời tùy ý về công việc, việc từ thiện, gia đình, sở thích… Ít ra thì bạn cũng không phải sử dụng câu hỏi muôn thưở “Anh/chị làm nghề gì?”“Dạo này anh/chị bận rộn với vấn đề gì trong công việc?” cũng là một câu hỏi hữu dụng nếu bạn quên mất người đối diện làm nghề gì.
Đào sâu thêm sau khi dùng những câu hỏi “không thể trả lời bằng một từ”.
Ví dụ nếu câu hỏi là “Anh/chị từ đâu đến?” thì có thể hỏi thêm “Nếu bây giờ anh/chị còn ở đó thì cuộc sống của anh/chị sẽ như thế nào?”. Hoặc nếu bạn hỏi người ta “Anh/chị đã có cháu nào chưa?” thì cũng có thể tiếp tục hỏi “Trong vai trò làm cha mẹ, anh/chị thấy mình khác cha mẹ mình như thế nào?” hoặc “Anh/chị sẽ nuôi dạy con khác với ngày xưa anh/chị được dạy như thế nào?”
Hỏi để tìm hiểu đối phương
“Anh/chị hay xem báo, tạp chí nào?” “Anh/chị hay vào website nào?” “Anh/chị thích thể loại phim nào?”… Những câu hỏi như vậy giúp tìm hiểu về đam mê của người đối diện, từ đó gợi ra những cuộc trò chuyện thú vị.
Hãy phản ứng theo cách được mong đợi
Nếu anh bạn đối diện pha trò, hãy cười dù nó không nhộn cho lắm. Nếu cô bạn nói về một thông tin thú vị (“Bạn có biết có hơn 50% số người được hỏi tin vào ngày 21/12 không?”) hãy (cố gắng) phản ứng với sự ngạc nhiên.Gần đây, tôi có trò chuyện với một anh chàng mà không hề có chút phản ứng gì, dù tôi có nói gì đi nữa. Tôi cố đưa ra nhiều thông tin và làm cho nó thú vị nhưng anh ta phản ứng cứ như thể những gì tôi nói quá tầm thường và ngốc nghếch. Thật là cụt hứng.Nhưng, nếu cuộc trò chuyện vẫn quá gượng ép thì sao? mà bạn không thể viện cớ ra đi “Xin lỗi, tôi muốn lấy thêm đồ uống”. Cũng gần đây, trong một buổi tiệc tối, một anh chàng ngồi bên phải tôi rõ ràng là không hứng thú gì với tôi. Anh ta giảng cho tôi nghe hạnh phúc thực sự không tồn tại, sau đó lại không muốn nói về chủ đề đó nữa, sau một vài nỗ lực hướng sang chủ đề khác, sau sự im lặng kì cục (lỗi của tôi và cũng có lỗi của anh ta), anh ta hỏi “Um, vậy chị từ đâu tới?”. Hết chịu nổi, tôi rướn người tới, chạm lên cánh tay anh ta và nói “Này, Paul, chúng ta có thể nói chuyện hay hơn thế này” và chuyển hướng cuộc đối thoại.
Và cuộc trò chuyện đã trở nên quá khó khăn?
Hãy thừa nhận nó không đi đến đâu hết
“Chúng ta không thực sự nỗ lực đúng không?” hoặc “Chán thật – tôi nghĩ rằng chúng ta có những điểm tương đồng, nhưng khó tìm ra chúng”. Đúng là một thông điệp vô vọng, nhưng một người bạn của tôi nói rằng nó có tác dụng. Tôi chưa bao giờ dám thử, tôi phải thừa nhận như thế.
Gretchen Rubin – tác giả cuốn The Happiness Project.
Nguồn: blog Studio EQ
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: