• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

ungbuouvietnam

New member
Xu
0
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư .Thế nhưng, lại có những bệnh nhân ăn uống thiếu khoa học khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng . Dưới đây là 5 quan điểm sai lầm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư mà bạn cần tránh.
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư gan
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
Bồi bổ quá nhiều
boi-bo-cho-tre.jpg

Nên bồi bổ phù hợp với người bệnh
Nhiều người cho rằng: bệnh nhân ung thư thể chất suy nhược nên phải bồi bổ thật nhiều, ăn được càng nhiều cơ thể càng dễ hồi phục. Chính suy nghĩ này dẫn đến việc nhiều bệnh nhân ung thư nhồi nhét quá nhiều thực phẩm như thịt cá, cua biển, gà, bò, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa...

Tuy nhiên việc bồi bổ quá mức như vậy là sai lầm. Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được. Do đó, việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải hợp lý về số lượng mỗi bữa, tổng lượng mỗi ngày và phù hợp với lứa tuổi, khẩu vị của từng người bệnh.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân ung thư có tổn thương về đường tiêu hoá như miệng, họng, thực quản, dạ dày thì nên bồi bổ từ từ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và lựa chọn những món ăn dễ tiêu hoá.

Đồng thời, bệnh nhân không nên tự ý bồi bổ các thực phẩm nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa... mà nên theo lời khuyên của bác sĩ.

Nhịn ăn để tiêu diệt tế bào ung thư
dont-skip-meals-1505475178946.jpg

Nhịn ăn khiến cơ thể suy kiệt
Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư rơi vào tình trạng cơ thể suy nhược do: nhịn ăn để “ bỏ đói” tế bào ung thư, khiến các tế bào ung thư không có cơ hội phát triển.

Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, việc nhịn ăn không những không tiêu diệt được tế bào ung thư mà còn khiến cơ thể người bệnh suy kiệt, hệ miễn dịch giảm dẫn tới nhiễm trùng, lâu liền vết thương, không đủ sức thực hiện các liệu pháp điều trị ung thư, thậm chí có bệnh nhân còn tử vong vì suy kiệt trước khi chết vì khối u.

Bệnh ung thư nào cũng có thực đơn giống nhau
Lại có những người cho rằng: bệnh nhân ung thư nào cũng có chế độ dinh dưỡng giống nhau. Quan điểm này hoàn toàn sai. Tuỳ thuộc vào loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh mà bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng riêng.

Trường hợp bệnh nhân ung thư gan cổ chướng cần hạn chế nước và muối tránh tình trạng phù nề.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên hạn chế ăn nhiều chất xơ, những thực phẩm chứa chứa nhiều hàm lượng acid cyanhydric gây hại cho dạ dày. Những loại thực phẩm này làm cho dạ dày thêm đau rát hơn.

Bệnh nhân ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ăn uống kém thì nên cho bệnh nhân ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, ăn từ từ.

Đối với bệnh nhân ung thư vú cơ thể ở trạng thái hàn, chính vì vậy không nên sử dụng những thực phẩm có tính lạnh như: baba, tôm, cua, rươi…

Không được uống sữa
Nhiều bệnh nhân ung thư không dám uống sữa chỉ vì quan điểm: sữa kích thích các tế bào ung thư phát triển.

Quan điểm trên là không có căn cứ. Đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh sữa bò kích thích các tế bào ung thư phát triển. Các chuyên gia ung thư cũng không khuyên bệnh nhân bỏ hoàn toàn sữa bò và các chế phẩm từ sữa.

Không được ăn đường, thịt
uop-thit-bo-xao.jpg

Bệnh nhân ung thư vẫn có thể ăn thịt bò với hàm lượng vừa phải
Các bác sĩ cho biết: Quan điểm loại bỏ đường, sữa, thịt ra khỏi thực đơn dành cho người ung thư là không có cơ sở khoa học. Với bệnh nhân ung thư, cần ăn với chế độ đủ chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, nước, khoáng chất, đường, đạm, chất béo. Nên cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 30% thuộc về các loại hạt; 30% thức ăn từ các loại củ; 20% từ các loại rau, quả ; 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến…10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu…

Một số khuyến cáo hướng dẫn nên ăn chủ yếu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chứ không phải hoàn toàn kiêng thịt, cắt bỏ hoàn toàn thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh ung thư cần nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái tinh thần, lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

nhung-con-so-bao-dong-ve-benh-ung-thu-o-nu-gioi-1-1.jpg

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể người bệnh, giảm thiểu những tác dụng phụ do thuốc và các liệu pháp điều trị gây ra. Do đó, bệnh nhân ung thư cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý theo lời khuyên của các bác sĩ, tránh ăn uống sai lầm theo suy nghĩ cá nhân, quan điểm truyền miệng không có cơ sở khoa học.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top