5 lợi ích của sự không mong đợi

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Đức Phật nói về “tâm trí thèm muốn” và sức mạnh của những kỳ vọng (expectation) trong việc tạo ra đau khổ, và điều đó chắc chắn đúng khi nói đến những mối quan hệ của chúng ta. Sự thất vọng, tức giận, khó chịu, buồn bã của chúng ta thường hay xuất hiện vì người khác không đáp lại chúng ta theo cách chúng ta tưởng tượng: rằng sếp sẽ khen ngợi tôi vì doanh số bán hàng hằng tháng của tôi, rằng vợ sẽ khen tôi lau nhà sạch như thế nào. Thay vì tập trung vào bản thân, chúng ta lúc nào cũng nghĩ về tương lai và tập trung vào người khác. Và điều đó khiến chúng ta lâm vào tình trạng bất an.


expectations.jpg



Sau đây là 5 lợi ích của việc quyết định và hành động mà không có những mong đợi:


1. Bạn chịu trách nhiệm duy nhất cho những quyết định của bạn. Tôi thúc đẩy bản thân tăng doanh số bán hàng của tôi vì tôi thích thử thách. Tôi lau nhà vì tôi muốn nó sạch hơn. Điều này giúp tránh bất kỳ ý nghĩ nào cho rằng người khác đang kiểm soát tôi hoặc mong đợi tôi làm điều gì đó. Tôi đang điều khiển cuộc đời tôi, làm những việc mà tôi xem là quan trọng.


2. Bạn tách ‘những cái muốn’ (wants) của bạn khỏi ‘những cái nên’ (should). Tâm trí bầy đàn thường gắn chặt với những cái nên (should). Chúng đến từ đầu óc của chúng ta, cái siêu tôi của chúng ta (superego), tiếng nói của bố mẹ trong đầu chúng ta. Những cái nên theo định nghĩa là những kỳ vọng bị áp đặt bởi những người khác. Khi chúng ta không thực hiện được chúng, chúng ta cảm thấy có lỗi. Khi chúng ta tuân theo chúng, chúng ta thường cảm thấy bị kiểm soát…và mong đợi nhận được phần thưởng cho những nỗ lực của chúng ta: Vì tôi đang làm việc mà tôi thực sự không muốn làm, nên tôi mong đợi người khác đánh giá cao, ghi nhận, trao phần thưởng cho tôi…Khi phần thưởng được mong đợi không xuất hiện, chúng ta thất vọng và phẫn nộ.
Cách để thoát khỏi điều này là tập trung vào những cái muốn: những giá trị, niềm tin cốt lõi của chúng ta. Hãy bỏ qua những kỳ vọng và bạn cầu đến những cái muốn.


3. Bạn tránh được cảm xúc thất vọng, tức giận


4. Bạn tránh trở thành một người hy sinh. Tất cả những sự thất vọng và phẫn nộ theo thời gian có thể đông lại thành nỗi thống khổ, đó là sự kết hợp của ‘những cái nên’ và những kỳ vọng không được thỏa mãn kéo dài: Tôi làm mọi việc mà tôi nên làm. Tôi mong đợi người khác …cảm kích, trao phần thưởng…nó không xuất hiện. Tôi mệt mỏi và mệt mỏi và mệt mỏi.


Cuối cùng, những người hy sinh hoặc là suy sụp vì kiệt sức, hoặc trở nên chán ngấy trước sự bất công – họ vô cùng phẫn nỗ, vô cùng chán nản, hành động bốc đồng như đi mua sắm, uống rượu…- họ nghĩ rằng họ hoàn toán xứng đáng làm bất kỳ việc gì họ đang làm.


Mọi người nhìn chung ghét những người hy sinh.


5. Bạn sống trong hiện tại. Những quyết định / lựa chọn của cuộc sống đến từ hiện tại. Những kỳ vọng luôn luôn thúc đẩy bạn suy nghĩ về tương lai, làm bạn bị mắc vào cái bẫy trong tương lai. Giống như một người chơi cờ, bạn lúc nào cũng suy nghĩ về các nước đi – tôi nên làm gì, người khác sẽ phản ứng ra sao, làm thế nào tôi có thể khiến họ phản ứng theo cách tôi mong muốn, điều gì xảy ra nếu họ nghi ngờ quyết định của tôi…


Hãy sống đơn giản. Tôi muốn làm việc gì ngay bây giờ. Hành động. Xem điều gì xảy ra tiếp theo.


Nguồn
5 Benefits of Having No Expectations
Put a halt to the wanting mind
Published on December 29, 2013 by Robert Taibbi, L.C.S.W. in Fixing Families
PsychologyToday


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top