• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

3 bước phát triển doanh nghiệp mới

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
CÔNG THỨC LÀM NÊN SỰ THÀNH CÔNG


Trong cuốn sách “ Direct From Dell” tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ Micheal Dell cho rằng một trong những bí quyết thành công của mình là bỏ qua các bước không cần thiết khi phát triển doanh nghiệp mới.

Thế nhưng theo các chuyên gia kinh tế Mỹ, cho dù bỏ qua bước nào đi chăng nữa, có 3 bước cơ bản nhất mà không một vị giám đốc doanh nghiệp nào có thể bỏ qua nếu hy vọng thành công trong tương lai.

1>PHẢI CÓ MẪU HÌNH KINH DOANH CỤ THỂ.

Doanh nghiệp có thể rất nhỏ, về vốn, công nghệ và phạm vi hoạt động. Song không vì thế mà lại cố gắng tìm kiếm một mẫu hình nhỏ tương xứng để hy vọng phù hợp. Ngay từ đầu, theo các chuyên gia, cần phải áp dụng một mẫu hình kinh doanh tiên tiến nhất.

Để được như vậy, các giám đốc doanh nghiệp phải là người biết tập trung vào một tầm nhìn cụ thể về tương lai, rồi từ đó tính ngược lại những bước cần phải làm ngay từ ngày hôm nay. Những bước ban đầu đó chính là những hòn gạch đầu tiên của mẫu hình kinh doanh cụ thể phù hợp cho doanh nghiệp và tham vọng của họ.

hẳng hạn, Michael Dell năm 18 tuổi khi trả lời cha về hình mẫu kinh doanh của mình đã nói rằng anh muốn sáh vai cạnh tranh với hãng máy tính danh tiếng số 1 lúc bấy giờ là IBM. Với tầm nhìn tưởng chừng quá xa vời đó, Dell đã học hỏi và cộng tác với IBM, để bây gây dựng doanh nghiệp non trẻ của mình thành hãng chế tạo máy tính lớn nhất thế giới. Nếu lúc dó Dell chọn mẫu hình khác IBM, chưa chắc đã thành công rực rỡ đến vậy.

2>PHẢI LUÔN CẬP NHẬT SẢN PHẨM.


Phải tạo một sản phẩm cụ thể nghe có vẻ là điều ai cũng biết, song thực tế không đơn giản chút nào đối với doanh nghiệp mới khởi sự. Có thể có nhiều sản phẩm song cái mà khách hàng đang cần không phải là điều dễ nhận thấy, và để hoàn thành nó cho vừa hợp thị hiếu lại là chuyện khác..

Theo các chuyên gia, để xác định một sản phẩm cụ thể một cách chính xác, tiện lợi và chi phí thấp nhất, cần tiếp xúc với các nhà đầu tư, với các khách hàng tiềm năng và với những nhân viên của mình.

Ở đây, các chuyên gia kinh tế Mỹ đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn hoàn chỉnh và đổi mới sản phẩm. Đây chính là biểu hiện tập trung nhất của quá trình nỗ lực tự vươn lên chính mình của mỗi doanh nghiệp sau một thời gian đã tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Chính việc cập nhật sản phẩm kịp thời đến lượt nó lại gửi một thông điệp tới các nhà đầu tư tương lai cũng như các khách hàng tiềm năng rằng doanh nghiệp này là chỗ đáng bỏ tiền của mình vào. Và như vậy lại càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, lại càng có cơ hội cập nhật sản phẩm.

3>PHẢI CÂN BẰNG CÔNG VIỆC KINH DOANH.

Đây chính là lúc giám đốc doanh nghiệp trổ tài kinh bang tế thế của mình. Cân bằng công việc kinh doan được hay không chính là thể hiện rõ nét tầm cỡ đích thực của mỗi chủ doanh nghiệp sai khi nó đã phát triển tương đối.


Sở dĩ như vậy là vì tới thời điểm đã phát triển tương đối, doanh nghiệp sẽ bộc lộ nhiều điểm mạnh, điểm yếu và việc nhận ra nó hay không, khắc phục như thế nào, động viên cả đội ngũ cùng xốc doanh nghiệp lên ra sao chính là những yêu cần cao nhất của giám đốc doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế Mỹ, cả quá trình 3 bước trên, trong thời đại kinh tế toàn cầu hiện nay, thường mất khoảng 4-5 năm. Và trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải thay thế giám đốc điều hành từ 2- 3 lần.

Không phải bất cứ giám đốc điều hành nào cũng đủ khả năng chèo chống doanh nghiệp mới khởi sự qua đủ 3 giai đoạn khó khăn, xét trên khía cạnh kỹ năng lãnh đạo chuyên gia Patrick Delhougne, người từng viết nhiều sách kinh doanh và tham gia nhiều dự án nghiên cứu về doanh nghiệp mới khởi sự ở Mỹ, cho biết lý do.

Khi doanh nghiệp đã vượt qua cả 3 giai đoạn trên một cách hoàn hảo thì đó là lúc mà doanh nghiệp, cộng đồng và cả nền kinh tế bắt đầu hưởng lợi bền vững.

Theo các chuyên gia kinh tế Mỹ, một doanh nghiệp mới khởi sự ngày nay đã ổn định sau khi trải qua cả 3 giai đoạn trên có thể kể đến hãng Intel, Google, Yahoo, FedEx của Mỹ hay tân binh Baidu của Trung Quốc.




Theo sách Công thức làm nên sự thành công
 
Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh CNH-HĐH thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp (DN) có vị trí , vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cả nền kinh tế; tạo thêm hàng hoá dịch vụ; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ; tăng thu nhập và nâng cao đời sống; tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc” của thị trường .

Nhận thức được tầm quan trọng của các DN, Đảng và nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách, biện pháp, phương pháp quản lí nhằm tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp V&N.

Phát triển tốt các DN không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Hơn nữa các DN V&N có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn dễ thích ứng vối sự thay đổi của thị trường, phù hợp với sự quản lí của phần lớn các chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DN là tác nhân và động lực thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

ở nước ta, các DN tuy cũng đã có môi trường để đầu tư phát triển khá thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định, song những kết quả ấy chưa tương xứng với vị trí và vai trò của DN, do phần lớn các doanh nghiệp đó vừa hình thành, còn yếu kém, sự phát triển của chúng cho đến nay vẫn mang tính tự nhiên, chưa theo một chiến lược với những bước đi phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước .

Trước tình hình đó và để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nhằm phát huy những thế mạnh , tiềm năng của các DN , thực hiện CNH ,HĐH đất nước ,việc cụ thể hoá những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư phát triển những DN ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết .Để đóng góp phần nào nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm những giải pháp tích cực hỗ trợ phát triển các DN nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển , góp phần thực hiện sự CNH,HĐH đất nước
 
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên dù là quốc gia nào cũng phải trả lời câu hỏi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế ở đâu và cách thức để huy động những nguồn lực ấy như thế nào?. Thật vậy, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được mỗi nền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợp với các nguồn lực bên ngoài. Thực tiễn 15 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam cho thấy hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài luôn phải song hành và hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
 
Thời gian qua cùng với sự hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển một cách mạnh mẽ, đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có một chính sách đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này phát triển.
Đứng trước yêu cầu trên Nhà nước cần phải đưa ra một hệ thống chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiên phát triển loại hình doanh nghiệp này. Về cơ bản, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiên nay chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì vậy với đề tài " Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam" chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng, giải pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp này. Với mục đích nghiên cứu trên đề tài được chia thành ba phần.
 
Khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về thông tin, về nâng cao sức cạnh tranh và được bảo hộ sản xuất, kinh doanh trước sức tấn công của hàng hoá nước ngoài tràn vào.

Ðể thực hiện việc bảo hộ, hỗ trợ cho doanh nghiệp, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, đồng thời ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành các chính sách, các cơ chế, biện pháp cụ thể về pháp luật, về thuế, hải quan, tín dụng, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/de an/DA327.pdf[/PDF]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top