Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Mình cùng một vài người bạn thân đã từng rơi vào những tình huống đau lòng, nhưng không muốn viết để kể những câu chuyện cũ đã chôn sâu. Chẳng ai thay đổi được quá khứ. Nhưng hôm nay, khi nhìn thấy bài viết này, mình không thể không vào đọc. Cũng là con số 20.000 đồng và chuyện tiền nong.. tất cả làm mình không thể quên được.
Mình viết nó không nhằm để được đăng bài lấy nhuận bút, không phải để hướng tới một bài báo có tiêu đề "sốc" và "câu" được nhiều view, đi khoe với bạn bè. Trước hết, mình viết câu chuyện này ra vì muốn chia sẻ nó với sự tâm huyết của của những người làm ra chuyên mục. Thứ hai, mình mong những ai đọc được nó, sẽ tìm ra được cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách đánh giá và hành động tỉnh táo, đúng đắn hơn.
Thủa học trò có nhiều kỷ niệm đẹp. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Văn Chung
Từ entry bị thêm thắt...
Thật không dễ để bắt đầu, vì đó là cả một câu chuyện dài suốt 3 năm cấp 3. Ba năm liền, mình học ở trường chuyên của một tỉnh lớn. Lớp nhiều con gái nên phức tạp, dễ nảy sinh chuyện ghen tức, đố kị. Ngày ấy, là một đứa "nổi" ở trường và lớp, hay hoạt động đoàn thể, lại học cũng khá, nên mình được thầy cô quý. Mà nhiều khi được thầy cô quý đồng nghĩa với việc bị bạn gái trong lớp ghét.
Cô giáo chủ nhiệm dành cho mình sự ưu ái đặc biệt, sau những giải thưởng văn nghệ mình mang về cho lớp, sau những thành tích trong kì thi đội tuyển, và cả vì lòng yêu mến thành kính mình dành cho giáo viên giỏi nhất trong mắt mình ngày ấy.
Tình yêu của cô kết thúc, khi một ngày đầu năm lớp 11, đứa bạn thân của mình bị cô đánh dấu bài vì tội "quay phim" trong giờ kiểm tra.
Nghĩ là nó bị nghi oan, mình bất bình vì nhiều người trong lớp cũng gian lận, nhưng chỉ mỗi nó bị "tóm". Với tính cách thẳng thắn, bộc trực, mình đem sự bức xúc này viết vào blog. Và ai đó đã chép tay lại blog của mình ra giấy, thêm thắt tình tiết và gửi cho cô.
Đó sẽ là một ngày mình không bao giờ quên, khi cô giáo tôn kính nhất đời, gọi ra ngoài nói chuyện riêng trong giờ thể dục, đủ to để ai đi ngoài cửa sẽ nghe thấy. Những lời lẽ mình không bao giờ quên...
Giá như, cô cứ mắng mỏ thậm tệ, nóng nảy... Đằng này, lại là những lời lẽ của một giáo viên văn, đủ để nước mắt mình chảy ra mà không một lời giải thích nào thốt lên được. Mình đủ khôn lớn để biết rằng khi lòng tin đã mất thì mọi lời thanh minh đều vô nghĩa. Mình chỉ câm lặng cầm tờ giấy A4 chép tay trên tay, đọc những dòng chữ cay nghiệt và hỗn xược mà mình chưa từng nghĩ tới, chứ đừng nói gì viết ra!
Những ngày sau đó thật nặng nề... Cô không bao giờ gọi trong giờ khi mình giơ tay xin phát biểu, mặc cho cả lớp không có cánh tay nào. Vị trí bí thư Đoàn cũng có người thay thế. Hơn 40 bạn khác trong lớp có thể quên thẻ học sinh. Nhưng nếu mình quên thì sẽ là người duy nhất đứng lên trong giờ sinh hoạt - học sinh cá biệt làm phong trào của lớp đi xuống. Nước mắt lại chảy dài, mình vẫn đứng đó, dù trống trường đã tan; học sinh các lớp khác đi qua cửa tò mò nhìn vào. Lớp mình, người im lặng, người cười rúc rích.
Mình không cãi lại được, vì biết, cô chỉ hiểu lầm thôi. Mình im lặng, im lặng. Cố gắng khóc càng ít càng tốt. Mình nghĩ, sự thật sẽ có lúc sáng tỏ.
"Cô trả lại em 20.000 đồng"
Và rồi một ngày, cô gọi mình ra ngoài hành lang: - T ạ, cô nghĩ là cô nên trả lại em cái này.
- .... ???
- Cô luôn tự hỏi tại sao dạo này em toàn mang rắc rối đến cho lớp thế. Trước kia em là một học sinh trong sáng, ngoan ngoãn, Sao giờ em lại thành ra thế này!
- ....
- Chú nhà cô đã nói, nhưng cô không tin. Nhưng sự thể đã thế này thì cô không thể không tin được. Chú đã bảo cô đưa trả em,cô đã nghĩ thế là không nên. Nhưng đã đến nước này thì cô phải làm thôi. Không thì phải tội với "các cụ" lắm em ạ !*
- .... ?
Nói rồi, cô đưa mình một chiếc phong bì. Mình mở ra, trong đó có một tờ 20.000 đồng. Mình vẫn không hiểu gì cả. Lại ngước lên nhìn cô ngơ ngác.
- Em quên à, hồi ra Tết, em có cho cô tờ công đức 20.000 đồng.
Khoảnh khắc ấy, mình cảm giác như vừa có ai đó đẩy xuống vực sâu, sâu thẳm, sâu mãi mãi...
Tết năm ấy, mình lặn lội trèo lên đỉnh chùa Đồng, chen nhau với hàng trăm người hành hương trên đỉnh núi gió mây hơn ngàn mét, để mua 2 tờ Công Đức: một tờ cho bố mẹ, một tờ cho cô. 20000 đồng đó trích từ nhuận bút của báo trường. Với một gia đình sung túc như gia đình của cô, 20.000 đồng không có giá trị gì cả. Nhưng mình đã lặn lội tới đỉnh Phù Vân, và về nhà, tự hào trao cho cô tờ công đức ấy. Mình đã cầu cho cô và gia đình sự bình an, hạnh phúc.
Cô không trả mình tờ công đức, vì nó đã ghi tên cô và đã được Đức Phật chùa Đồng chứng giám. Nhưng cô trả mình 20.000 đồng giá trị của công đức. Cô nghĩ là phải bỏ tiền ra để mua lấy hạnh phúc, bình an cho gia đình của cô!
Mình không rành về Phật pháp, mình không biết đức Phật có quở trách một cô nữ sinh 17 tuổi mua tặng công đức cho giáo viên chủ nhiệm không... Mình không biết có phải vì đã lặn lội lên đấy, dùng số tiền tự kiếm được, mua một tờ công đức và ghi tên cô vào đó bằng nét chữ của mình - nên "các cụ" đã quở trách và cho "ma ám" hay không...
Bây giờ, trên giá sách của mình, dưới cùng của những chồng sách nặng hồi cấp 3, là một phong bì dán kín với tờ pô li me xanh bên trong 20.000 đồng.
Có lẽ cô nghĩ, cô chỉ trả lại 20.000 đồng. Nhưng với một tâm hồn nữ sinh 17, cô đã trả lại cả tình yêu và niềm tin, cả sự im lặng mà mình cố giữ lấy mỗi lần cô quở trách...
------------------------------
Thương cảm thay một tấm lòng...
Mình viết nó không nhằm để được đăng bài lấy nhuận bút, không phải để hướng tới một bài báo có tiêu đề "sốc" và "câu" được nhiều view, đi khoe với bạn bè. Trước hết, mình viết câu chuyện này ra vì muốn chia sẻ nó với sự tâm huyết của của những người làm ra chuyên mục. Thứ hai, mình mong những ai đọc được nó, sẽ tìm ra được cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách đánh giá và hành động tỉnh táo, đúng đắn hơn.
Thủa học trò có nhiều kỷ niệm đẹp. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Văn Chung
Từ entry bị thêm thắt...
Thật không dễ để bắt đầu, vì đó là cả một câu chuyện dài suốt 3 năm cấp 3. Ba năm liền, mình học ở trường chuyên của một tỉnh lớn. Lớp nhiều con gái nên phức tạp, dễ nảy sinh chuyện ghen tức, đố kị. Ngày ấy, là một đứa "nổi" ở trường và lớp, hay hoạt động đoàn thể, lại học cũng khá, nên mình được thầy cô quý. Mà nhiều khi được thầy cô quý đồng nghĩa với việc bị bạn gái trong lớp ghét.
Cô giáo chủ nhiệm dành cho mình sự ưu ái đặc biệt, sau những giải thưởng văn nghệ mình mang về cho lớp, sau những thành tích trong kì thi đội tuyển, và cả vì lòng yêu mến thành kính mình dành cho giáo viên giỏi nhất trong mắt mình ngày ấy.
Tình yêu của cô kết thúc, khi một ngày đầu năm lớp 11, đứa bạn thân của mình bị cô đánh dấu bài vì tội "quay phim" trong giờ kiểm tra.
Nghĩ là nó bị nghi oan, mình bất bình vì nhiều người trong lớp cũng gian lận, nhưng chỉ mỗi nó bị "tóm". Với tính cách thẳng thắn, bộc trực, mình đem sự bức xúc này viết vào blog. Và ai đó đã chép tay lại blog của mình ra giấy, thêm thắt tình tiết và gửi cho cô.
Đó sẽ là một ngày mình không bao giờ quên, khi cô giáo tôn kính nhất đời, gọi ra ngoài nói chuyện riêng trong giờ thể dục, đủ to để ai đi ngoài cửa sẽ nghe thấy. Những lời lẽ mình không bao giờ quên...
Giá như, cô cứ mắng mỏ thậm tệ, nóng nảy... Đằng này, lại là những lời lẽ của một giáo viên văn, đủ để nước mắt mình chảy ra mà không một lời giải thích nào thốt lên được. Mình đủ khôn lớn để biết rằng khi lòng tin đã mất thì mọi lời thanh minh đều vô nghĩa. Mình chỉ câm lặng cầm tờ giấy A4 chép tay trên tay, đọc những dòng chữ cay nghiệt và hỗn xược mà mình chưa từng nghĩ tới, chứ đừng nói gì viết ra!
Những ngày sau đó thật nặng nề... Cô không bao giờ gọi trong giờ khi mình giơ tay xin phát biểu, mặc cho cả lớp không có cánh tay nào. Vị trí bí thư Đoàn cũng có người thay thế. Hơn 40 bạn khác trong lớp có thể quên thẻ học sinh. Nhưng nếu mình quên thì sẽ là người duy nhất đứng lên trong giờ sinh hoạt - học sinh cá biệt làm phong trào của lớp đi xuống. Nước mắt lại chảy dài, mình vẫn đứng đó, dù trống trường đã tan; học sinh các lớp khác đi qua cửa tò mò nhìn vào. Lớp mình, người im lặng, người cười rúc rích.
Mình không cãi lại được, vì biết, cô chỉ hiểu lầm thôi. Mình im lặng, im lặng. Cố gắng khóc càng ít càng tốt. Mình nghĩ, sự thật sẽ có lúc sáng tỏ.
"Cô trả lại em 20.000 đồng"
Và rồi một ngày, cô gọi mình ra ngoài hành lang: - T ạ, cô nghĩ là cô nên trả lại em cái này.
- .... ???
- Cô luôn tự hỏi tại sao dạo này em toàn mang rắc rối đến cho lớp thế. Trước kia em là một học sinh trong sáng, ngoan ngoãn, Sao giờ em lại thành ra thế này!
- ....
- Chú nhà cô đã nói, nhưng cô không tin. Nhưng sự thể đã thế này thì cô không thể không tin được. Chú đã bảo cô đưa trả em,cô đã nghĩ thế là không nên. Nhưng đã đến nước này thì cô phải làm thôi. Không thì phải tội với "các cụ" lắm em ạ !*
- .... ?
Nói rồi, cô đưa mình một chiếc phong bì. Mình mở ra, trong đó có một tờ 20.000 đồng. Mình vẫn không hiểu gì cả. Lại ngước lên nhìn cô ngơ ngác.
- Em quên à, hồi ra Tết, em có cho cô tờ công đức 20.000 đồng.
Khoảnh khắc ấy, mình cảm giác như vừa có ai đó đẩy xuống vực sâu, sâu thẳm, sâu mãi mãi...
Tết năm ấy, mình lặn lội trèo lên đỉnh chùa Đồng, chen nhau với hàng trăm người hành hương trên đỉnh núi gió mây hơn ngàn mét, để mua 2 tờ Công Đức: một tờ cho bố mẹ, một tờ cho cô. 20000 đồng đó trích từ nhuận bút của báo trường. Với một gia đình sung túc như gia đình của cô, 20.000 đồng không có giá trị gì cả. Nhưng mình đã lặn lội tới đỉnh Phù Vân, và về nhà, tự hào trao cho cô tờ công đức ấy. Mình đã cầu cho cô và gia đình sự bình an, hạnh phúc.
Cô không trả mình tờ công đức, vì nó đã ghi tên cô và đã được Đức Phật chùa Đồng chứng giám. Nhưng cô trả mình 20.000 đồng giá trị của công đức. Cô nghĩ là phải bỏ tiền ra để mua lấy hạnh phúc, bình an cho gia đình của cô!
Mình không rành về Phật pháp, mình không biết đức Phật có quở trách một cô nữ sinh 17 tuổi mua tặng công đức cho giáo viên chủ nhiệm không... Mình không biết có phải vì đã lặn lội lên đấy, dùng số tiền tự kiếm được, mua một tờ công đức và ghi tên cô vào đó bằng nét chữ của mình - nên "các cụ" đã quở trách và cho "ma ám" hay không...
Bây giờ, trên giá sách của mình, dưới cùng của những chồng sách nặng hồi cấp 3, là một phong bì dán kín với tờ pô li me xanh bên trong 20.000 đồng.
Có lẽ cô nghĩ, cô chỉ trả lại 20.000 đồng. Nhưng với một tâm hồn nữ sinh 17, cô đã trả lại cả tình yêu và niềm tin, cả sự im lặng mà mình cố giữ lấy mỗi lần cô quở trách...
4h30’ ngày 24/10
- Một độc giả...
- VNN
------------------------------
Thương cảm thay một tấm lòng...