10 phòng thí nghiệm mạng ấn tượng ở trường đại học

  • Thread starter Thread starter Toantu
  • Ngày gửi Ngày gửi

Toantu

New member
Xu
0
Những trang thiết bị hiện đại bậc nhất trên thế giới để nghiên cứu và làm nên đột phá mới trong công nghệ không dây, điện toán đám mây, bảo mật... là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng phải mơ ước.

a1.jpg

Phòng thí nghiệm InterOperability của đại học New Hampshire (thành lập năm 1988, tại Durham, North Carolina, Mỹ) kiểm tra các sản phẩm truyền dữ liệu, liên kết với các nhà sản xuất để kiểm tra tính tương thích giữa các thiết bị. Hiện họ còn nghiên cứu sâu về chuẩn 802.11n, Gigabit
Ethernet.

a2.jpg


Phòng thí nghiệm mạng không dây WINLAB của đại học Rutgers (thành lập năm 1989, tại North Brunswick, New Jersey, Mỹ) tập trung các nguồn lực của chính phủ, các đại học và ngành công nghệ để phát triển công nghệ mạng không dây. Hiện WINLAB tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Internet di động, radio tự nhận biết tần số, mạng cảm biến liên kết không dây với các dịch vụ Internet.

a3.jpg
Phòng thí nghiệm điện toán song song của đại học California (thành lập năm 2008 tại Berkeley, California) làm nhiệm vụ đảm bảo phần mềm vận hành tốt khi số lượng lõi mỗi chip trong các máy chủ và hệ thống khác tăng lên. Microsoft và Intel là hai nhà tài trợ lớn nhất cho dự án này. Hiện phòng thí nghiệm tập trung viết chương trình cho các hệ thống đa lõi.

a4.jpg
Trung tâm nghiên cứu RFID của đại học Arkansas (thành lập năm 1985 tại Fayetteville, Ark) không chỉ dành cho sinh viên trong trường mà còn hỗ trợ sinh viên của mọi trường khác trong vùng với sự hỗ trợ của các công ty lớn như J.B. Hunt, Dillard's và Wal-Mart.

a5.jpg


Phòng thí nghiệm ISEAGE của đại học Khoa học và Công nghệ bang Iowa (thành lập năm 2004 tại Ames, Iowa, Mỹ) có thể mô phỏng các cuộc tấn công, phòng thủ và nhiều tình huống trên mạng để xác định điểm yếu của thiết bị. Họ đang tập trung làm chương trình MapIowa để mô phỏng bằng hình ảnh mạng liên lạc của Iowa, cho thấy mạng này có thể bị tấn công, sửa đổi khi có lỗ hổng.

a6.jpg
Phòng thí nghiệm lượng tử và nano của đại học Stanford (thành lập năm 2003 tại Stanford, California) vừa có bước đột phá mới về tiết kiệm năng lượng và laser thể rắn hỗ trợ kết nối viễn thông 100 gigabit/giây. Đầu năm 2008, đại học này trình diễn công nghệ cho phép 2 photon có thể tương tác với nhau và đây là bước tiến lớn để đưa máy tính lượng tử dựa trên chip vào hiện thực.

a7.jpg
Phòng thí nghiệm trung tâm dữ liệu của đại học Carnegie Mellon (thành lập 2006 tại Pittsburgh) nghiên cứu hệ thống lưu trữ khổng lồ để giải bài toán tiết kiệm năng lượng, giảm tỷ lệ hỏng hóc. Họ đang sở hữu hàng trăm cỗ máy tính 4 lõi, lưu trữ 530 terabyte dữ liệu và hỗ trợ 2 phòng thí nghiệm điện toán đám mây do Intel, HP, Yahoo xây dựng.

a8.jpg


Phòng thí nghiệm điện toán đa lõi của viện công nghệ Georgia (thành lập năm 2008 tại Atlanta) có ý tưởng đưa thuật ngữ "multi-core" thành "manycore", nơi có hàng trăm, hàng nghìn lõi liên kết với nhau trên một chip siêu nhỏ. Để làm được điều này, các chuyên gia đang xây dựng một thiết bị phần cứng đặc biệt để vượt qua các thách thức công nghệ.

a9.jpg


Phòng thí nghiệm nguồn mở của đại học Oregon (thành lập năm 2003 tại Corvallis, Oregon) là nơi thực hiện các dự án nguồn mở nổi tiếng như lõi Linux, Drupal.

a10.jpg


Trung tâm khai thác dữ liệu của đại học Illinois


(thành lập 1998 tại Chicago) phát triển các công nghệ nguồn mở cho phép lưu trữ, phân bổ và phân tích các gói dữ liệu kích thước hàng terabyte nhờ hàng loạt máy tính phổ thông và mạng diện rộng tốc độ cao. Ví dụ, UDT là giao thức cho phép dữ liệu được truyền tải tới 8 gigabit/giây từ Mỹ đến Nhật. Họ đang phát triển ứng dụng TeraSort giúp truyền 1 terabyte trong 30 phút với tốc độ trung bình 4,8 gigabit/giây, cao điểm có thể tới 10 giagabit/giây.

( nguồn TOP100)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top