10 nét đặc thù nổi tiếng trong làng bóng đá

theinformer2009

New member
Xu
0
Không phải tất cả đều đúng ở hiện tại, nhưng những đặc thù này hình thành từ truyền thống của các nền bóng đá, tồn tại cùng năm tháng và in đậm vào tâm trí người hâm mộ.
Nhắc đến bóng đá Brazil là nói đến thứ bóng đá vị nghệ thuật. Với hầu hết các fan trung lập, chẳng đội nào có thể trình diễn thứ bóng mượt mà, giàu xúc cảm và đậm tính cống hiến như đại diện Nam Mỹ này. Ngay cả khi chơi với một trung phong cắm và đá phòng ngự phản công như thời Dunga hiện nay, Brazil vẫn rất quyến rũ. Hầu như mọi cầu thủ Brazil như đều được sinh ra để chơi bóng theo cách quyến rũ, ngay cả với Gilberto Silva hay Luis Fabiano - những người có thiên hướng chơi thực dụng theo phong cách điển hình ở châu Âu.

Các cầu thủ Brazil (áo vàng) chơi bóng như những nghệ sĩ. Ảnh: Getty Images.

1.jpg

Tuyển Hà Lan luôn bước vào các giải đấu lớn với tư cách ứng cử viên vô địch và chơi rất ấn tượng bằng thứ bóng đá tấn công tổng lực, theo sơ đồ 4-3-3. Nhưng trừ lần đăng quang tại Euro 1988, họ chưa hề với tới ngôi báu bởi căn bệnh kinh niên - nạn chia bè, kết phái và mâu thuẫn nội bộ giữa hai nhóm cầu thủ: da trắng gốc châu Âu và da màu gốc Surinam. Tại Euro 1996, Edgar Davids làm loạn, đến World Cup 1998, lại tới lượt Winston Bogarde.
Bóng đá Nam Tư cũ thường được ví như Brazil của vùng Balkan, bởi truyền thống chơi đẹp mắt, giàu kỹ thuật. Nhưng danh tiếng ấy chỉ tồn tại khi mọi việc diễn ra suôn sẻ. Còn nếu gặp trục trặc, những nghệ sĩ bóng đá này lại tự làm khó bản thân bởi tính khí nóng như lửa. Khi ấy, họ trở thành những cầu thủ xấu chơi bậc nhất, sẵn sàng dùng tiểu xảo và vô số pha phạm lỗi chiến thuật. Thẻ phạt cũng vì thế mà trút xuống như mưa. Chuyên gia sút phạt nổi tiếng một thời Sinisa Mihajlovic chính là điển hình cho tiếng xấu này của bóng đá Nam Tư cũ.
Bên cạnh những bậc thầy kỹ thuật, bóng đá Argentina còn nổi tiếng bởi ý chí chiến thắng bằng mọi giá. Điều đó thể hiện rõ nét qua việc các cầu thủ chơi rất láu cá và sẵn sàng đá bẩn - bỏ bóng đá người, kéo áo hoặc làm bất kỳ việc gì để ngăn cản đối phưong. Pha làm bàn vào lưới tuyển Anh mà Maradona tự nhận là "Bàn tay của Chúa" ở World Cup 1986 chính là ví dụ điển hình cho sự láu cá trong bóng đá Argentina. Ngoài ra, tương tự các đồng nghiệp ở Nam Tư cũ, các cầu thủ Argentina cũng rất dể sụp đổ khi rơi vào tình thế khó khăn. Những lúc ấy, họ thường rời sân với thất bại và vài cầu thủ bị đuổi.

Maradona (trái) là hình mẫu cho các cầu thủ Argentina - tài năng, kỹ thuật điêu luyện nhưng láu cá và đầy mưu mẹo.

2.jpg

Bóng đá Bồ Đào Nha từng sản sinh ra Eusebio - một trong những trung phong hay nhất mọi thời đại. Nhưng sau khi huyền thoại gốc Mozambique kết thúc sự nghiệp quốc tế năm 1973, họ không kiếm đâu ra một mẫu tiền đạo xuất sắc tương tự. Đây bị xem là hạn chế lớn nhất khiến tuyển Bồ Đào Nha chưa một lần lên ngôi ở các giải đấu lớn, dù sở hữu những tiền vệ sáng tạo bậc nhất thế giới cỡ Figo, Rui Costa, Sousa trước kia, hay giờ là Deco, Simao, Moutinho... Cristiano Ronaldo hiện được xếp chơi trung phong cắm, vị trí từng giúp anh bước lên đỉnh vinh quang năm 2008 cùng MU, nhưng vẫn với vai trò ấy ở ĐTQG, siêu sao 24 tuổi này lại chơi dưới mức trung bình. Tuyển Bồ Đào Nha, vì thế, đang đì đẹt tại vòng loại và nhiều khả năng, không thể góp mặt tại World Cup 2010.
Các cầu thủ đến từ Trung và Tây Phi luôn được đánh giá cao ở tốc độ, sức mạnh và thể lực dẻo dai, nhưng cũng luôn bị xem như những kẻ vụng về và ngây thơ nhất về mặt chiến thuật. Gần như là một điều luật bất thành văn, những tiền vệ đến châu Âu chơi bóng từ khu vực này luôn được xếp đá tiền vệ đánh chặn, một vị trí thường bị coi là "kẻ gánh nước" cho toàn đội. Tất nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ thành công trong vai trò tiền vệ công và chơi sáng tạo như Essien (Ghana & Chelsea) hay Achille Emana (Cameroon & Real Bestis). Các thủ môn đến từ Trung và Tây Phi thì thậm chí còn bị gán cho tiếng xấu về việc họ hay mắc lỗi ngớ ngẩn, để thủng lưới từ những tình huống tưởng chừng vô hại.

Trước Euro 2008, Tây Ban Nha luôn là kẻ thất bại ở các giải đấu lớn.

3.jpg

Ảnh: AS.​

"Vua vòng loại" hoặc "Hổ giấy" là hai cụm từ từng gắn liền với tuyển Tây Ban Nha trước kia. Định kiến ấy xuất phát từ việc họ sở hữu rất nhiều cầu thủ giỏi, những bậc thầy kỹ thuật, luôn đá tưng bừng ở vòng loại hoặc các trận giao hữu vô thưởng vô phạt, nhưng lại làm các fan nhà thất vọng não nề tại các sân chơi lớn. Các cầu thủ Tây Ban Nha bị đánh giá thấp ở khả năng chịu đựng sức ép, yếu về thể lực và nhiều khi, chơi hoa mỹ quá mức cần thiết, không đem lại hiệu quả. Đặc tính vùng miền cũng khiến cầu thủ đến từ xứ Basque, Catalan hay Galicia chỉ chơi máu lửa khi về khoác áo các Đội tuyển vùng của họ, chứ không cống hiến hết mình cho ĐTQG.
Nhưng những định kiến trên phần nào không còn phù hợp với hiện tại. Từ khoảng 3 năm trở lại đây, tuyển Tây Ban Nha đã trình làng một thế hệ cầu thủ mới, biết hy sinh cái tôi cá nhân để hướng đến lợi ích tập thể và trên hết, họ đã chứng tỏ sức mạnh bằng chức vô địch rất thuyết phục tại Euro 2008.
Bóng đá Anh trước kia dường như luôn đồng nghĩa với lối chơi bóng dài, còn cầu thủ chỉ biết đá và chạy (kick & rush). Thượng đế đã ưu ái phú cho họ nhiều tiền đạo rất hợp với lối chơi ấy như Emile Heskey, Peter Crouch (cao to, giỏi tì đè) hay Owen, Rooney (nhanh). Nhưng các cầu thủ Anh chưa bao giờ được đánh giá cao ở kỹ thuật. Họ hiếm khi thực hiện được những pha phối hợp với hơn 5 đường chuyền, mà thường chỉ tận dụng điểm mạnh về thể lực, tốc độ, khả năng tranh chấp để ghi bàn từ các pha không chiến, đá phạt trực tiếp hoặc phạt góc.

4.jpg

Bóng đá Anh trước kia chỉ được biết đến qua lối chơi "kick & rush" và sở trường không chiến. Ảnh:Reuters.
Báo chí chuyên về bóng đá của Anh cũng luôn mang tiếng việt vị khi ca tụng đội tuyển nhà như ứng viên số một trước các giải đấu lớn, để rồi chứng kiến các tuyển thủ ra về với hai bàn tay trắng. Tuyển Anh cũng bị xem là rất kém duyên trong các trận đấu phải giải quyết thắng thua bằng loạt đá luân lưu , trong khi các fan của họ thường bị gán mác hooligan, hay say xỉn và sẵn sàng quậy phá ở bất kỳ đâu.
Là một trong những nền bóng đá giàu truyền thống nhất thế giới với 4 lần vô địch World Cup và một ngôi quán quân Euro, nhưng bóng đá Italy luôn bị xem là nhàm chán. Đội tuyển của họ có rất nhiều cầu thủ chậm chạp, lớn tuổi và chỉ biết chơi thứbóng đá phòng ngự tiêu cực mang tên catenaccio. Tuyển Italy cũng nổi tiếng với nhiều cầu thủ sút phạt đền rất vô duyên, mà nổi tiếng nhất là Roberto Baggio, chủ nhân của pha hỏng ăn trên chấm 11 mét khiến đội nhà thua Brazil ở chung kết World Cup 1994.


6.jpg
Với các cầu thủ Đức (áo trắng), cơ hội nhỏ nhất vẫn có thể đem lại bàn thắng. Ảnh: DPA.
Cách làm việc hiệu quả, đề cao tính tổ chức, chuyên nghiệp, sự giản tiện luôn là các yếu tố được nhắc đầu tiên khi nói về bóng đá Đức. Các cầu thủ Đức nổi tiếng ở khả năng tận dụng triệt để những cơ hội, dù là nhỏ nhất, để ghi bàn. Họ cũng được biết đến như là những cầu thủ có bản lĩnh dày dạn và thần kinh thép, không biết đến khái niệm khoan nhượng hay đầu hàng trước khó khăn.
World Cup 2002 là một minh chứng. Ngay cả khi sở hữu một đội bóng bị đánh giá thấp nhất về tài năng, tuyển Đức vẫn lạnh lùng vào đến trận chung kết. Giới chuyên môn ở châu Âu cho rằng ngay cả khi Đức bị dẫn 0-2 trong những trận knock-out, người hâm mộ không nên bỏ về. Bởi thông thường, các cầu thủ Đức sẽ lật ngược tình thế, gỡ hòa ở những thời khắc cuối cùng, đưa trận đấu vào hiệp phụ để rồi tiến đến thắng lợi trong loạt đá luân lưu.
:haha:
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top