• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

10 Năm Nữa Mới Có Ngày 30 Tết, Có Thật Hay Không?

Dạo gần đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin rằng Giao Thừa năm nay thì phải đến 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết tức là Giao Thừa của những năm tiếp theo sẽ rơi vào ngày 29 Tết. Điều này có thật hay không, và dựa vào đâu để nhận định, hãy tìm ra câu trả lời cùng với HomeStory ngay trong bài viết sau nhé!

Có thể bạn quan tâm: Giải Đáp Câu Hỏi: Những Nước Nào Ăn Tết Âm Lịch Giống Với Việt Nam?

Gần 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết thật không?​

Nếu nói 10 năm nữa mới có 30 Tết thì không chính xác tuy nhiên nếu nói là phải gần 10 năm nữa chúng ta mới có Giao Thừa rơi vào ngày 30 Tết thì đúng. Tương đương với việc 8 năm liên tiếp tháng Chạp chỉ có 29 ngày tính từ năm 2024 - 2032.

Thống kê số lượng ngày của Tháng Chạp trong 10 năm tới

Năm 2024202520262027202820292030203120322033
Tháng Chạp30 ngày29 ngày29 ngày29 ngày29 ngày29 ngày29 ngày29 ngày29 ngày30 ngày
Đây là một hiện tượng trùng hợp khá thú vị trong lịch âm. Dù không phải là cực kỳ hiếm gặp nhưng hiện tượng này vẫn làm nhiều người ngạc nhiên. Như vậy, sẽ phải mất thêm 9 năm nữa trước khi chúng ta lại có cơ hội trải nghiệm ngày 30 Tết một cách trọn vẹn nhất.

[caption id="attachment_85842" align="aligncenter" width="800"]
10 năm nữa mới có ngày 30 Tết, thật không?
10 năm nữa mới có ngày 30 Tết, thật không?[/caption]

Vì sao gần 10 năm nữa mới có 30 Tết?​

Để giải thích về vấn đề trùng hợp này chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam đã có những chia sẻ như sau:

Trung bình thời gian của một tháng tính theo âm lịch sẽ là sự thay đổi tuần hoàn của pha mặt trăng, từ không trăng, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt đến trăng tròn và ngược lại như thế. Tháng được bắt đầu từ ngày không có trăng đồng nghĩa với việc ngày đó mặt trăng và mặt trời sẽ nằm cùng 1 phía.

Ngày không trăng còn được gọi là điểm sóc, điểm sóc rơi vào ngày nào thì ngày đó chính chính là Mùng 1 đầu tháng. Khoảng cách của điểm sóc này đến điểm sóc tiếp theo được gọi là tuần trăng. Các bạn thường hiểu nhầm 1 tuần trăng là 1 tuần lễ, nhưng thực chất 1 tuần trăng là 1 tháng tính theo lịch âm.

[caption id="attachment_85839" align="aligncenter" width="800"]
Vòng xoay của trái đất và mặt trăng không giống nhau
Vòng xoay của trái đất và mặt trăng không giống nhau[/caption]

Hiện tượng tuần trăng không đều nhau trong năm là do quỹ đạo của trái đất xoay quanh mặt trời sẽ có hình tròn và quỹ đạo quay quanh trái đất của mặt trăng có hình bầu dục chứ không tròn nên tốc độ di chuyển của mặt trời và mặt trăng trên bầu trời là không đều khiến cho thời gian chúng gặp lại nhau hàng tháng sẽ không bằng nhau.

Sau đây là bảng so sánh độ dài tuần trăng tháng Chạp của 10 năm liên tiếp tính từ năm 2023.

[caption id="attachment_85844" align="aligncenter" width="800"]
Bảng so sánh độ dài của tuần trăng tháng Chạp các năm tiếp theo
Bảng so sánh độ dài của tuần trăng tháng Chạp các năm tiếp theo[/caption]

Cũng theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, với sự phát triển của trình độ tính toán ngày nay thì độ chính xác của các thông số có thể nhỏ hơn từng giây. Vì thế cho nên độ dài tuần trăng và điểm sóc thay đổi từng tháng sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố cần tính toán một cách chi tiết và cụ thể theo thực tế mỗi tháng chứ không thể theo một quy luật nào cả.

Bởi thế cho nên việc 8 năm liên tục người Việt Nam chúng ta sẽ đón Giao Thừa vào ngày 29 Tết chỉ là một sự trùng hợp không mang một tính quy luật nào cả. Âm lịch hay còn gọi là lịch trăng đã được sử dụng từ xưa đến nay ví dụ như từ năm 2016 (Bính Thân) đến năm 2020 (Canh Tý) chúng ta đã có 5 năm liên tiếp đón Giao Thừa vào ngày 30 Tết.

[caption id="attachment_85843" align="aligncenter" width="800"]
Lý giải việc 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết
Lý giải việc 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết[/caption]

Cũng theo anh Lộc đã nhận định "Tết Nguyên Đán của nước ta luôn có ngày cuối cùng của năm cũ, ngày này thường được gọi nôm na là 30 Tết. Nhưng thực tế dù là không có 30 Tết thì ngày cuối cùng của năm sẽ rơi vào ngày 29 Tết, các phong tục của Tết cổ truyền cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Dù 10 năm nữa mới có 30 Tết thì chúng ta vẫn sẽ cùng gia đình xum họp, vẫn bánh chưng bánh Tét và mâm cỗ ba miền ngày Tết. Vẫn sẽ có những bữa cơm nồng ấm bên bếp hồng. Cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc chuyển sang trang mới cùng người thân yêu trong ngày cuối cùng của năm dù là 29 hay 30 Tết đi nữa.

[caption id="attachment_85841" align="aligncenter" width="800"]
Dù 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết thì các phong tục của Tết cổ truyền cũng sẽ không bị ảnh hưởng
Dù 10 năm nữa mới có 30 Tết thì các phong tục của Tết cổ truyền cũng sẽ không bị ảnh hưởng[/caption]

Tóm lại, sự thật về việc 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết thì phải tính cả năm nay và năm xuất hiện. Nói một cách chính xác thì sẽ có 8 năm liên tiếp chúng ta đón Giao Thừa vào ngày 29 Tết. Vì thế cho nên phải trải qua 9 năm nữa chúng ta sẽ được ăn bữa cơm Giao Thừa vào ngày 30 Tết.

Như vậy qua bài viết HomeStory đã giải đáp giúp bạn về sự thật 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết. Hãy luôn theo dõi Fanpage HomeStory để cập nhật những thông tin hữu ích về đời sống nhé. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết. Chúc bạn và gia đình năm mới Vạn sự Như Ý.

Xem thêm nội dung liên quan 10 năm nữa mới có 30 Tết

  • Trước Tết Thường Làm Gì? Những Điều Cần Làm Trước Giao Thừa Năm Cũ
  • Những Điều Nên Làm Vào Ngày Tết Để May Mắn Cả Năm
  • Thực Đơn Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam Ngon, Đầy Đủ Món
Sản phẩm liên quan:

[products limit="12" category="bep-dien-tu"]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top