Yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo

  • Thread starter Thread starter Cua Ta
  • Ngày gửi Ngày gửi

Cua Ta

New member
[h=2]MỞ ĐẦU[/h]

1. Lý do chọn đề tài
- Thanh Thảo có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của thi ca hiện đại Việt Nam. Vì thế tìm hiểu và đánh giá thơ Thanh Thảo là một việc làm cần thiết. Ông là nhà thơ không ngừng tiếp cận những trào lưu văn học mới, nhằm làm cho các sáng tác của mình ngày càng gần với hơi thở đương đại. Những nỗ lực này dẫn đến một tất yếu là thơ Thanh Thảo ngày càng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại, đặc biệt là khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực.
- Thanh Thảo là một nhà thơ khá đặc biệt bởi lối tư duy thơ “vệ tinh” mới mẻ, làm lạ hoá diện mạo thơ đương đại. Thơ Thanh Thảo có những khoảng trắng, khoảng mờ gây nhiều ám ảnh cho người đọc. Thanh Thảo không bao giờ thỏa hiệp với chính mình mà luôn tìm tòi thể nghiệm, đem lại hình thức mới mẻ cho thơ đương đại Việt Nam. Thơ Thanh Thảo là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực ở phương Tây và truyền thống thơ ca dân tộc, tạo ra những tác phẩm độc đáo, hấp dẫn theo cách riêng của Thanh Thảo.



2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo’’ luận văn gợi mở một hướng tiếp cận mới đối với thơ Thanh Thảo, khảo sát tương đối có hệ thống dấu ấn của yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo, nhằm khẳng định sự cách tân nghệ thuật của nhà thơ, xác định phong cách, đồng thời khẳng định vị trí của Thanh Thảo trong việc đổi mới thơ sau 1975.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Những nghiên cứu về thơ Thanh Thảo nói chung
Sau năm 1975, khi cuộc chiến vệ quốc đã kết thúc, những bộn bề của thời chiến được xếp lại người ta mới thực sự có thời gian và hoàn toàn chủ tâm vào công việc nghiên cứu. Khi nghiên cứu về thơ và trường ca sau năm 1975, hầu hết các nhà nghiên cứu không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh của thơ (Bao gồm cả trường ca) của Thanh Thảo. Những bài viết về thơ và Trường ca sau 1975 đều nhắc đến ông với tư cách là một trong những nhà thơ tiêu biểu và là người mở đầu cho sự xuất hiện rầm rộ của Trường ca sau 1975.
Dành nhiều tâm huyết nhất, đồng thời cũng là người có nhiều phát hiện và nhiều thành tựu nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về thơ nói chung và trường ca nói riêng sau năm 1975 là Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo, Bích Thu... Các công trình nghiên cứu của họ không bao giờ vắng mặt Thanh Thảo: người “đóng vai trò mở đầu cho trường ca viết về chiến tranh sau chiến tranh, với một giọng điệu riêng, đưa thơ trẻ chống Mỹ lên đỉnh cao đáng tin cậy”. “Có thể nói trường ca của Thanh Thảo đậm dấu vết cá nhân. Các sáng tác của anh thường mang một vẻ đẹp trong chính thể, có một hơi trường ca không dễ lẫn. Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở ý tứ sâu xa và ở cấu trúc trữ tình – triết lý rất mực tâm trạng”.
Nhà thơ Boey Kim Cheng, người Australia phát hiện ra một khả năng đặc biệt và có giá trị lớn lao của thơ Thanh Thảo trong bài viết “Thơ Thanh Thảo “Chống lại ngày quên lãng” đăng trên báo Thanh niên chủ nhật, số 125, ra ngày 04/05/2008. Đó là khả năng “chống lại ngày quên lãng”. Thiếu Mai thì khẳng định “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay dáng ấy. Nó đủ sức gây chú ý, gợi suy nghĩ. Riêng tôi lần đầu tiên tiếp xúc với thơ Thanh Thảo thấy dấy lên trong lòng những xao động, mà có điều lạ, là mình chưa thể phân tích rạch ròi những sắc thái tình cảm như thường khi đọc thơ của nhiều tác giả khác”.
Trong bài “Suy nghĩ mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo” (1983), hai tác giả Trần Đình Sử và Trần Đăng Xuyền khẳng định rằng: Thanh Thảo đã “sáng tạo ra một quan niệm thẩm mĩ mới về con người và cuộc đời, chứ không phải chỉ giản đơn miêu tả hiện thực mới” và “Một nhà thơ được dư luận chú ý bao giờ cũng đem đến những nét mới về tư tưởng và nghệ thuật, làm giàu thêm suy nghĩ và cảm thụ của người đọc. Những tập thơ của Thanh Thảo đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học”.
Võ Vĩnh Khuyến trong “Thơ và Trường ca Thanh Thảo, từ trực giác đến chiêm nghiệm” (2002) cũng phát hiện cá tính không giống ai, không thể lẫn lộn với bất kỳ ai trong thơ Thanh Thảo: “Thơ Thanh Thảo sớm định hình một phong cách riêng, khó lẫn với các nhà thơ cùng thời, anh có cách cảm riêng, cách nhìn riêng, cách nhìn riêng và có riêng cách biểu đạt, thể hiện, góp phần tạo nên nét mới của diện mạo thơ chống Mỹ”.
3.2. Những nghiên cứu về yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo
Trên thực tế lại chưa có bài viết nào đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu về yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo.
Trong một vài bài nghiên cứu xuất hiện gần đây, có đề cập đến yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo nhưng chỉ là những nhận định thoáng qua. Với bài nghiên cứu “Chợt ghi về mấy nhà thơ cùng thời” (1983) in trong cuốn “Văn chương cảm và luận”, Nguyễn Trọng Tạo phát hiện và nhấn mạnh đến sự bí ẩn, độ mơ hồ và mờ nhòe về nghĩa trong thơ Thanh Thảo: “Thơ anh không sờ mó được. Nó là tia chớp từ trời cao làm hiện lên lung linh tất cả sự vật xung quanh ta vốn chìm trong bóng tối bí mật, rồi vụt tắt sau những khoảng tối”. Sự bí ẩn và mờ nhòe này là một phát hiện về yếu tố tượng trưng, siêu thực. Đồng thời yếu tố này cũng là động lực nâng, đẩy bước chân thơ Thanh Thảo tiến dần về phía địa hạt của chủ nghĩa hiện đại.
[h=4]3.3. Nhận định từ những nghiên cứu về thơ Thanh Thảo[/h][h=4]Điểm qua tình hình nghiên cứu về thơ Thanh Thảo, ta thấy, các bài viết chủ yếu khai thác và phát hiện về đặc điểm của thơ và trường ca một cách chung chung về một giai đoạn văn học (sau năm 1975) trong đó, có đề cập đến Thanh Thảo trên phương diện lịch sử văn học.[/h][h=4]Cả thơ và trường ca Thanh thảo trong các bài viết này, nhìn chung chỉ được đề cập đến với tính chất giới thiệu. Các nghiên cứu chủ yếu khai thác tác phẩm Thanh Thảo trên những phương diện đơn lẻ từ những góc nhìn và đưa ra các đánh giá mang tính cá nhân của người viết. Đặc biệt, chưa tìm thấy bài nghiên cứu nào đi sâu vào khám phá yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ ông.[/h]4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thơ Thanh Thảo sau 1975, cụ thể là bảy tập thơ sau:

  • Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Nxb Tác phẩm mới
  • Khối vuông Rubic (1985), Nxb Tác phẩm mới
  • Tàu sắp vào ga (1986), Hội VHNT Nghĩa Bình
  • Bạch Đàn gửi Bạch Dương (1987), Nxb tổng hợp Nghĩa Bình
  • Từ một đến một trăm (1988), Nxb Đà Nẵng
  • 123 (2007), Nxb Hội Nhà Văn
  • Thanh Thảo 70 (2008), Nxb Hội Nhà Văn
Các trường ca và các tập tiểu luận, chuyên luận và các bài thơ lẻ của Thanh Thảo cũng được sử dụng như những tài liệu tham khảo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu, khám phá thơ Thanh Thảo từ lí thuyết của chủ nghĩa hiện đại, nghiên cứu yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo dưới góc nhìn quan điểm nghệ thuật và thi pháp thơ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực và sự tiếp nhận nó ở Việt Nam nói chung, trong thơ Thanh Thảo nói riêng. Làm rõ tiến trình đổi mới và quan niệm thơ của Thanh Thảo.
- Phát hiện và chỉ ra yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo nhìn từ quan niệm nghệ thuật.
- Phát hiện và chỉ ra yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo nhìn từ thi pháp thơ.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống
- Phương pháp so sánh lịch sử
- Các phương pháp bổ trợ khác
7. Đóng góp của đề tài
- Khảo sát có hệ thống toàn bộ thơ của Thanh Thảo, góp phần đánh giá một cách tương đối toàn diện những khám phá, sáng tạo của Thanh Thảo trên hành trình đưa yếu tố tượng trưng, siêu thực vào thơ mình.
- Chỉ ra những nét hiện đại, độc đáo, sáng tạo trong thơ Thanh Thảo từ những ánh xạ của yếu tố tượng trưng, siêu thực.
- Khai mở một hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu thơ Thanh Thảo, góp phần khẳng định vị trí của nhà thơ trong công cuộc đổi mới thơ sau 1975.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Thơ Thanh Thảo trong hành trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975
Chương 2: Ánh xạ của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo - nhìn từ quan niệm thơ
Chương 3: Ánh xạ của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo - nhìn từ thi pháp thơ


[h=2]MỞ ĐẦU[/h]

1. Lý do chọn đề tài
- Thanh Thảo có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của thi ca hiện đại Việt Nam. Vì thế tìm hiểu và đánh giá thơ Thanh Thảo là một việc làm cần thiết. Ông là nhà thơ không ngừng tiếp cận những trào lưu văn học mới, nhằm làm cho các sáng tác của mình ngày càng gần với hơi thở đương đại. Những nỗ lực này dẫn đến một tất yếu là thơ Thanh Thảo ngày càng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại, đặc biệt là khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực.
- Thanh Thảo là một nhà thơ khá đặc biệt bởi lối tư duy thơ “vệ tinh” mới mẻ, làm lạ hoá diện mạo thơ đương đại. Thơ Thanh Thảo có những khoảng trắng, khoảng mờ gây nhiều ám ảnh cho người đọc. Thanh Thảo không bao giờ thỏa hiệp với chính mình mà luôn tìm tòi thể nghiệm, đem lại hình thức mới mẻ cho thơ đương đại Việt Nam. Thơ Thanh Thảo là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực ở phương Tây và truyền thống thơ ca dân tộc, tạo ra những tác phẩm độc đáo, hấp dẫn theo cách riêng của Thanh Thảo.



2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo’’ luận văn gợi mở một hướng tiếp cận mới đối với thơ Thanh Thảo, khảo sát tương đối có hệ thống dấu ấn của yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo, nhằm khẳng định sự cách tân nghệ thuật của nhà thơ, xác định phong cách, đồng thời khẳng định vị trí của Thanh Thảo trong việc đổi mới thơ sau 1975.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Những nghiên cứu về thơ Thanh Thảo nói chung
Sau năm 1975, khi cuộc chiến vệ quốc đã kết thúc, những bộn bề của thời chiến được xếp lại người ta mới thực sự có thời gian và hoàn toàn chủ tâm vào công việc nghiên cứu. Khi nghiên cứu về thơ và trường ca sau năm 1975, hầu hết các nhà nghiên cứu không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh của thơ (Bao gồm cả trường ca) của Thanh Thảo. Những bài viết về thơ và Trường ca sau 1975 đều nhắc đến ông với tư cách là một trong những nhà thơ tiêu biểu và là người mở đầu cho sự xuất hiện rầm rộ của Trường ca sau 1975.
Dành nhiều tâm huyết nhất, đồng thời cũng là người có nhiều phát hiện và nhiều thành tựu nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về thơ nói chung và trường ca nói riêng sau năm 1975 là Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo, Bích Thu... Các công trình nghiên cứu của họ không bao giờ vắng mặt Thanh Thảo: người “đóng vai trò mở đầu cho trường ca viết về chiến tranh sau chiến tranh, với một giọng điệu riêng, đưa thơ trẻ chống Mỹ lên đỉnh cao đáng tin cậy”. “Có thể nói trường ca của Thanh Thảo đậm dấu vết cá nhân. Các sáng tác của anh thường mang một vẻ đẹp trong chính thể, có một hơi trường ca không dễ lẫn. Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở ý tứ sâu xa và ở cấu trúc trữ tình – triết lý rất mực tâm trạng”.
Nhà thơ Boey Kim Cheng, người Australia phát hiện ra một khả năng đặc biệt và có giá trị lớn lao của thơ Thanh Thảo trong bài viết “Thơ Thanh Thảo “Chống lại ngày quên lãng” đăng trên báo Thanh niên chủ nhật, số 125, ra ngày 04/05/2008. Đó là khả năng “chống lại ngày quên lãng”. Thiếu Mai thì khẳng định “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay dáng ấy. Nó đủ sức gây chú ý, gợi suy nghĩ. Riêng tôi lần đầu tiên tiếp xúc với thơ Thanh Thảo thấy dấy lên trong lòng những xao động, mà có điều lạ, là mình chưa thể phân tích rạch ròi những sắc thái tình cảm như thường khi đọc thơ của nhiều tác giả khác”.
Trong bài “Suy nghĩ mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo” (1983), hai tác giả Trần Đình Sử và Trần Đăng Xuyền khẳng định rằng: Thanh Thảo đã “sáng tạo ra một quan niệm thẩm mĩ mới về con người và cuộc đời, chứ không phải chỉ giản đơn miêu tả hiện thực mới” và “Một nhà thơ được dư luận chú ý bao giờ cũng đem đến những nét mới về tư tưởng và nghệ thuật, làm giàu thêm suy nghĩ và cảm thụ của người đọc. Những tập thơ của Thanh Thảo đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học”.
Võ Vĩnh Khuyến trong “Thơ và Trường ca Thanh Thảo, từ trực giác đến chiêm nghiệm” (2002) cũng phát hiện cá tính không giống ai, không thể lẫn lộn với bất kỳ ai trong thơ Thanh Thảo: “Thơ Thanh Thảo sớm định hình một phong cách riêng, khó lẫn với các nhà thơ cùng thời, anh có cách cảm riêng, cách nhìn riêng, cách nhìn riêng và có riêng cách biểu đạt, thể hiện, góp phần tạo nên nét mới của diện mạo thơ chống Mỹ”.
3.2. Những nghiên cứu về yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo
Trên thực tế lại chưa có bài viết nào đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu về yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo.
Trong một vài bài nghiên cứu xuất hiện gần đây, có đề cập đến yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo nhưng chỉ là những nhận định thoáng qua. Với bài nghiên cứu “Chợt ghi về mấy nhà thơ cùng thời” (1983) in trong cuốn “Văn chương cảm và luận”, Nguyễn Trọng Tạo phát hiện và nhấn mạnh đến sự bí ẩn, độ mơ hồ và mờ nhòe về nghĩa trong thơ Thanh Thảo: “Thơ anh không sờ mó được. Nó là tia chớp từ trời cao làm hiện lên lung linh tất cả sự vật xung quanh ta vốn chìm trong bóng tối bí mật, rồi vụt tắt sau những khoảng tối”. Sự bí ẩn và mờ nhòe này là một phát hiện về yếu tố tượng trưng, siêu thực. Đồng thời yếu tố này cũng là động lực nâng, đẩy bước chân thơ Thanh Thảo tiến dần về phía địa hạt của chủ nghĩa hiện đại.
[h=4]3.3. Nhận định từ những nghiên cứu về thơ Thanh Thảo[/h][h=4]Điểm qua tình hình nghiên cứu về thơ Thanh Thảo, ta thấy, các bài viết chủ yếu khai thác và phát hiện về đặc điểm của thơ và trường ca một cách chung chung về một giai đoạn văn học (sau năm 1975) trong đó, có đề cập đến Thanh Thảo trên phương diện lịch sử văn học.[/h][h=4]Cả thơ và trường ca Thanh thảo trong các bài viết này, nhìn chung chỉ được đề cập đến với tính chất giới thiệu. Các nghiên cứu chủ yếu khai thác tác phẩm Thanh Thảo trên những phương diện đơn lẻ từ những góc nhìn và đưa ra các đánh giá mang tính cá nhân của người viết. Đặc biệt, chưa tìm thấy bài nghiên cứu nào đi sâu vào khám phá yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ ông.[/h]4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thơ Thanh Thảo sau 1975, cụ thể là bảy tập thơ sau:

  • Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Nxb Tác phẩm mới
  • Khối vuông Rubic (1985), Nxb Tác phẩm mới
  • Tàu sắp vào ga (1986), Hội VHNT Nghĩa Bình
  • Bạch Đàn gửi Bạch Dương (1987), Nxb tổng hợp Nghĩa Bình
  • Từ một đến một trăm (1988), Nxb Đà Nẵng
  • 123 (2007), Nxb Hội Nhà Văn
  • Thanh Thảo 70 (2008), Nxb Hội Nhà Văn
Các trường ca và các tập tiểu luận, chuyên luận và các bài thơ lẻ của Thanh Thảo cũng được sử dụng như những tài liệu tham khảo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu, khám phá thơ Thanh Thảo từ lí thuyết của chủ nghĩa hiện đại, nghiên cứu yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo dưới góc nhìn quan điểm nghệ thuật và thi pháp thơ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực và sự tiếp nhận nó ở Việt Nam nói chung, trong thơ Thanh Thảo nói riêng. Làm rõ tiến trình đổi mới và quan niệm thơ của Thanh Thảo.
- Phát hiện và chỉ ra yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo nhìn từ quan niệm nghệ thuật.
- Phát hiện và chỉ ra yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo nhìn từ thi pháp thơ.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống
- Phương pháp so sánh lịch sử
- Các phương pháp bổ trợ khác
7. Đóng góp của đề tài
- Khảo sát có hệ thống toàn bộ thơ của Thanh Thảo, góp phần đánh giá một cách tương đối toàn diện những khám phá, sáng tạo của Thanh Thảo trên hành trình đưa yếu tố tượng trưng, siêu thực vào thơ mình.
- Chỉ ra những nét hiện đại, độc đáo, sáng tạo trong thơ Thanh Thảo từ những ánh xạ của yếu tố tượng trưng, siêu thực.
- Khai mở một hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu thơ Thanh Thảo, góp phần khẳng định vị trí của nhà thơ trong công cuộc đổi mới thơ sau 1975.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Thơ Thanh Thảo trong hành trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975
Chương 2: Ánh xạ của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo - nhìn từ quan niệm thơ
Chương 3: Ánh xạ của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo - nhìn từ thi pháp thơ
 
chào bạn! mình phiền bạn một chút được không? mình thấy bạn gửi bài YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC TRONG THƠ THANH THẢO nhưng mình down về mà mở ko có gì hết. bạn có thể cho mình xem file đó được không? mình đang làm bài và rất muốn đọc bài của bạn. cảm ơn bạn nhiều nhé!
 
Bạn tham khảo thêm


1. Hành trình đến với thơ tượng trưng, siêu thực


Kế thừa và phát huy những tinh hoa của thơ Việt những giai đoạn trước (Thơ mới 32-45, thơ thời chống Mỹ), đồng thời tiếp nhận quan điểm thẩm mỹ mới của chủ nghĩa hiện đại phương Tây, thơ Thanh Thảo ngày càng vận động và nghiêng về khuynh hướng sáng tác tượng trưng, siêu thực.

Sau năm 1975, hòa cùng xu hướng và hoàn cảnh mới của cả dân tộc Thanh Thảo có nhiều điều kiện để tập trung hơn cho công việc sáng tác của mình. Đây là lý do giải thích tại sao ông lại cho ra đời nhiều tác phẩm có tầm vóc xứng đáng cả về mặt nghệ thuật và nội dung. Theo dõi tiến trình thơ Thanh Thảo từ Dấu chân qua trảng cỏ đến Thanh Thảo 70 ta dễ dàng nhận thấy các tác phẩm có nhiều cách tân hiện đại, đưa thơ ông bắt kịp với quá trình vận động tương đối nhanh chóng của văn học Việt Nam. Bằng sự nỗ lực sáng tạo trong tiến trình cách tân thơ, Thanh Thảo trở thành một nhà thơ có vị trí đặc biệt trong văn học sau 1975 với nhiều cống hiến đáng trân trọng.

Với Dấu chân qua trảng cỏ, Thanh Thảo đưa ngòi bút của mình đến với “xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc”. Tập thơ tái hiện lại một cách tương đối toàn diện cả một thời mà máu, lửa đạn cùng nước mắt đã hoà lẫn với nhau thành màu “cờ đỏ” oanh liệt. Khi bước ra khỏi cuộc chiến bi hùng ấy, con người trở lại đời sống hằng ngày với nhiều đỗ vỡ, mất mát và khiếm khuyết về mọi mặt… Dẫu vậy, không khí chung của tập thơ vẫn ngời lên một niềm tin yêu và hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn đang chờ chúng ta ở phía trước. Bước sang Khối vuông rubic, Tàu sắp vào ga, Bạch Đàn gửi Bạch Dương…Thanh Thảo có nhiều thể nghiệm mới về mặt nghệ thuật. Bằng những bài thơ văn xuôi và các bài thơ mang âm hưởng trường ca trong Khối vuông rubic thể hiện một ý thức cách tân về thể loại rõ rệt. Người nghệ sĩ tâm huyết với nghề, với đời và luôn tự ý thức cao độ về vai trò của cá nhân mình ấy không chấp nhận những cái đã cũ mòn mà phải đổi mới, nhất thiết phải đổi mới. Chỉ có một người như thế mới có thể khai sinh ra kiểu thơ đa diện, kiểu thơ rubic.

Nhà thơ đặc biệt hướng ngòi bút của mình về phía cuộc sống hiện đại để phát hiện và thể hiện trong thơ những ngổn ngang những điều mắt không muốn nhìn, tai không muốn nghe và “bụi bặm” ngập đầy trong cuộc sống với xu hướng trở về cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật. Cũng chính trong những cái ồn ào, bụi bặm ấy thơ ông có một khả năng đặc biêt, khả năng “chống lại ngày quên lãng”. Quá khứ không mất đi, không bị lãng quên mà chìm dần, mờ đi, lan tỏa trong hiện tại với những ranh giới mờ ảo giữa thực và hư, giữa hiện tại và quá khứ, giữa tâm thức và tiềm thức.

Đến Thanh Thảo 70123 ngòi bút của ông đã chuyển hẳn sang xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng, siêu thực. Thơ không còn là những cái rõ ràng như một với một là hai, thơ là sự giao hòa giữa cõi thực và cõi hư, giữa thế giới siêu hình và hữu hình… Thơ là thế giới của những biểu tượng, tưởng tượng, giấc mơ, ảo giác, mộng mị… Hai tập thơ tràn ngập những hình ảnh lạ hóa và siêu thực đến mức khó có thể chấp nhận được ngay. Các hình ảnh không hề có liên quan gì đến nhau, thậm chí là có thể triệt tiêu lẫn nhau lại được sắp đặt ngay cạnh nhau tạo ra một khoảng trống mênh mông cho những liên hệ vô thường. Thế giới thơ chìm trong vô thức theo lối viết “tự động tâm linh” đẩy cảm xúc vượt ra khỏi tầm kiểm soát của lý trí. Thơ không còn là nội dung, ngữ nghĩa, thơ là nhạc điệu, là biểu tượng và sự tương hợp giữa các giác quan.

Hành trình đến với yếu tố tượng trưng, siêu thực của Thanh Thảo là một quá trình biến đổi tinh vi và lâu dài. Các bài thơ: Thử nói về hạnh phúc, Một người lính nói về thế hệ mìnhĐàn ghi- ta của Lorca cho thấy rõ điều này. Bước vào thế giới thơ Thanh Thảo, người đọc hoàn toàn choáng ngợp trước một lối kiến tạo ngôn ngữ mới lạ và huyền bí. Năng lực thơ của Thanh Thảo trước hết thể hiện ở chỗ thi nhân đã khai thác triệt để chất liệu ngôn ngữ, tạo cho nó có đời sống riêng với vai trò chắp cánh cho nghệ thuật. Bằng lối tư duy vệ tinh hiện đại, Thanh Thảo tạo cho thơ một màu sắc tượng trưng độc đáo đầy chất siêu thực, nâng cánh cho thơ và người thơ bay thẳng đến với địa hạt của âm thanh, hình ảnh siêu tượng trưng hòa trong những siêu trường cảm xúc. Thi nhân có ý thức cách tân một cách tuyệt đối về mặt ngôn ngữ tạo ra hàng loạt từ ngữ và câu thơ mới lạ có sức gợi cảm mạnh mẽ và luôn trong tư thế tạo nghĩa, phái sinh cảm xúc… Thanh Thảo không sử dụng lại mô hình cấu trúc câu thơ truyền thống mà kiến tạo những câu thơ “phóng túng hình hài” với năng lực biểu thị thế giới tâm linh thầm kín của con người một cách tinh tế. Với năng lực này thơ Thanh Thảo có khả năng phá vỡ hoàn toàn mọi biên giới để đến với sự tương hợp của mọi giác quan.

2. Sự đổi mới tư duy thơ

Nhà văn Nam Cao đã khẳng định: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa ai có”. Thanh Thảo là người ý thức sâu sắc về điều này nên thơ ông là sự đổi mới trên mọi phương diện nhưng trước hết, quan trọng nhất và ấn tượng nhất là sự đổi mới về mặt tư duy thơ.


Thanh Thảo quan niệm: “Thơ là cái lặng lẽ của con hổ. Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi sợ… Thơ là con dao găm “tôi ném vào khoảng trống” (Văn Cao) nhưng người bị thương lại chính là tôi”, “Thơ là chữ nghĩa cũng không phải chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ”[1,60].


Từ quan niệm thơ phản ánh hiện thực đến lối tư duy thơ hiện đại và mới mẻ đầy những khoảng trống, khoảng mờ, khoảng lặng và những đoạn bỏ ngõ lửng lơ thể hiện quá trình đổi mới này. Hiện thực trong thơ là hiện thực của đời sống xã hội và hiện thực của tâm hồn con người. Thơ Thanh Thảo phản ánh cuộc sống như những gì nó vốn có. Căn hầm của tôi ngày không nắng mặt trời/ đêm không ánh sao/ những mùa trăng lướt qua – xa cách/ tôi thắp đèn – bốn bên là đất/ mỗi lúc bom rung/ đất rơi đầy mặt/ đất rơi đầy giấc mơ/ những giấc mơ chập chờn/ bao giờ cũng có khoảng trời xanh vòi vọi/ lung linh gương mặt của người thương(Thử nói về hạnh phúc). Trong thơ đầy dẫy những hiện thực của cuộc sống thời chiến mà suốt một thời gian dài người ta tìm mọi cách để né tránh, không ai dám nói ra trừ Thanh Thảo. Tâm hồn nhà thơ như chùm anten mở ra mọi hướng để cảm nhận cuộc sống từ nhiều chiều, nhiều phương diện và nhiều trạng thái tâm lý khác nhau… Kiểu tư duy mới mẻ này cho ta bắt gặp trong thơ những ảo giác, những vùng khuất, vùng mờ tâm linh, những mảnh vỡ ký ức hòa quện với thực tại mông lung, tâm thức và tiềm thức đan xen tạo nên trường cảm xúc siêu đoạn tính, hình ảnh siêu tượng trưng.


Sự đổi mới tư duy thơ Thanh Thảo là hành trình từ cái tôi hướng ngoại đến cái tôi hướng nội phức cảm để khám phá tận cùng những trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau của con người và sự đa chiều, biến ảo của cuộc sống. Đó là kiểu tư duy tương hợp, đầy những liên tưởng hết sức bất ngờ và thú vị.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top