MỞ ĐẦU
Honore De Balzac (1799 – 1850) là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX. Dù chỉ sống trọn trong nửa đầu thế kỉ này nhưng cuộc đời ngắn ngủi, đầy thăng trầm mà cũng vinh quang ấy đã đem lại cho nhân loại bộ Tấn trò đời bất hủ. Đó là một thiên hà văn học độc đáo, đã được soi sáng trong suốt gần hai thế kỉ qua bằng hàng loạt các công trình nghiên cứu quần tụ xung quanh, tạo nên một thế gới riêng mang đậm dấu ấn Banlzac.
Những sáng tạo nghệ thuật của Banlzac đã được kết tinh trong Tấn trò đời – trở thành cuốn biên niên lịch sử và là lịch sử trái tim con người của nước Pháp đầu thế kỉ XIX. Trong Tấn trò đời Balzac đã vận dụng một cách sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật và đã tạo thành nẻo đường cho bạn đọc đi vào khám phá. Một trong thủ pháp đó là yếu tố kì ảo. Yếu tố đó đã được nhà văn sử dụng thành những phương thức nghệ thuật để ông đi vào khám phá và phản ánh hiện thực. Phương thức kì ảo đã có mặt từ lâu trong lịch sử nghệ thuật và tạo ra không ít thành quả nghệ thuật. Ở Tấn trò đời Balzac đã sử dụng nhiều hình thức kì ảo đậm nhạc khác nhau những tựu chung lại nó đã trở thành một phương tiện nghệ thuật chủ yếu của nhà văn để tái tạo hiện thực. Góp vào một điểm sáng về phương thức nghệ thuật này là tiểu thuyết Miếng da lừa được coi là một trong những tác phẩm kì ảo nổi tiếng của Balzac và giữ một vị trí đặc biệt trong bộ Tấn trò đời của Balzac.
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa đóng một vai trò rất lớn trong việc thắp sáng thế giới kỉ ảo trong kho tác phẩm Balzac. Trong tác phẩm này, cái kì ảo được Balzac thể hiện qua các môtip kì ảo.
Với ước muốn và vì lẽ trên, người viết chọn đề tài “yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Honode De Balzac” để nghiên cứu, tìm hiểu. Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho người viết có những nhìn nhận thật đúng đắn và hiểu rõ hơn tác phẩm nghệ thuật tầm vóc này, qua đó có thể hiểu rõ hơn về Balzal - một bậc thầy văn chương và là một tác gia kì ảo nổi tiếng. Và đồng thời, đây cũng là cơ sở cho công tác nghiên cứu giảng dạy và học tập về sau này của người viết.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ lâu nền văn học Pháp với biết bao tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu, phê bình không ngừng đào xới, khám phá, tìm tòi và đến nay vẫn còn là đối tượng hấp dẫn tạo ra nhiều sự chú ý cho độc giả. Trong đó, Balzac hiện ra trên văn đàn là một bức chân dung đẹp của văn xuôi hiện thực pháp thế kỉ XIX. Ông đã tạo cho mình một sắc thái riêng và qua hơn một thế kỉ thì nhà văn này vẫn luôn dành được vị trí trang trọng trong lòng người mến mộ.
Tác phẩm của Balzac mà “được tập hợp trong cuốn sách chung, duy nhất mang cái tên đầy ý nghĩa biểu tượng Tấn trò đời” đã được đưa ra mổ xẻ, soi chiếu ở nhiều phương diện và trên phương diện nào ông cũng được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc của thế kỉ XIX, có đóng góp lớn cho nền văn học Pháp.
Việc nghiên cứu Balzac đã đạt nhiều thành tựu và tiến bộ. Giới nghiên cứu và phê bình hiện nay khi tiếp cận với những tác phẩm của Balzac không chỉ dừng lại ở những kết luận có sẵn mà cố khơi sâu thêm những giá trị mới của văn chương Balzac. Vẫn trên cơ sở khẳng định con người và tài năng của Balzac tất cả đã nâng lên ở những chiều sâu, những phát hiện mới hơn về con người, về nghệ thuật, giá trị hiện thực mà nhà văn đã thể hiện trong tác phẩm Tấn trò đời. Đặc biệt từ nhiều góc độ tiếp cận hệ thống tác phẩm đồ sộ này các nhà nghiên cứu kì ảo đã lí giải Balzac từ phương diện “cái kì ảo” và kết luận chung rằng: cái kì ảo – phạm trù tư duy nghệ thuật – là sản phẩm của trí tưởng tượng – Balzac sử dụng nó như một phương thức nghệ thuật để tôn tạo giá trị hiện thực cho Tấn trò đời; mặt khác xem xét từ góc độ cái kì ảo cho phép chúng ta hiểu rõ hơn một số tác phẩm của ông, hơn nữa cho thấy tài năng đầy sáng tạo của Balzac khi sử dụng yếu tố kì ảo, ông đã tạo ra cho mình một con đường đi riêng vào thế giới kì ảo. Và Sant – Paulien đã khẳng định: “Tấn trò đời là cuốn tiểu thuyết kì ảo của giai cấp tư sản từ sau năm 1789” và coi Balzac là “bậc thầy lớn của cái kì ảo” [2, tr.45].
Việc nghiên cứu Balzac ngày càng được quan tâm và đánh giá một cách khách quan hơn. Các nhà nghiên cứu và phê bình không chỉ ở Pháp và còn ở nhiều nước khác trên thế giới đã có cống hiến to lớn trong việc nghiên cứu Tấn trò đời của Balzac ở nhiều phương diện.
Đến với độc giả Việt Nam – nhà văn hiện thực xuất sắc – ngôi sao sáng của văn đàn Pháp thế kỉ XIX, với bộ Tấn trò đời đã tạo cho mình một chỗ đứng nhất định trong lòng bạn đọc, không những thế nhà văn còn gây được sự hứng thú và quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu toàn diện về Bazal.
Trong chuyên luận “Hônôrê Đơ Banzăc – một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” của Đỗ Đức Dục cũng đã đi sâu nghiên cứu về Balzac nhưng chủ yếu là khía cạnh về chủ nghĩa hiện thực của ông. Bên cạnh đó cũng đã cống hiến cho bạn đọc một số nét chung về cuộc đời, sự nghiệp của ông; mối quan hệ hữu cơ giữa hiện thực xã hội, thế giới quan và sáng tác của nhà văn. Tác giả cũng cho rằng: “Balzac là một trong những người đầu tiên đã xây dựng nền chủ nghĩa hiện thực phê phán, nó là đỉnh cao nhất của nền văn học hiện thực quá khứ, cái dòng chính của sự phát triển văn học thế giới qua các thời đại (…) và Balzac đã cống hiến cho chủ nghĩa hiện thực phê phán hòn đá tảng lớn nhất mà một cuộc đời năm mươi năm có thể cống hiến được” [9, tr.167] và còn khẳng định: “Banlzac qua đời từ hơn một trăm năm nay. Ảnh hưởng của ông trên văn đàn thế giới và trên văn đàn Pháp vẫn càng ngày càng lớn. Ông là một trong những nhà văn mà người ta chỉ nghiên cứu đầy đủ và ngày càng phát hiện ra những điểm mới sau khi họ đã qua đời” [9, tr.168].
Trong cuốn Văn học Pháp của C.đơ Lynhi và M.Ruxơlô do Trịnh Thu Hồng, Đỗ Phương Mai (dịch), thì tác giả cũng cho rằng: “Tấn trò đời công trình lớn lao của ông đã tạo dựng lại một thế giới phức tạp nhưng đầy đủ; mọi điều bất thường, mọi sự trái lệ được sáp nhập vào tổng thể bằng một lời mà trong đó những lí lẽ suy nạp và suy diễn có ở khắp nơi; thậm chí những hiện tượng bất thường cũng có một chỗ đứng” [12, tr.94].
Trong bài viết của mình về “Hô-nô-rô Đơ Ban zăc” in trong cuốn Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương tây thế kỉ XIX tác giả Lê Hồng Sâm cũng có nhận xét con người và tác phẩm của Balzac dưới nhiều góc độ nhưng thiên về chủ nghĩa hiện thực Balzac hơn. Ở đó tác giả đã khái quát một cách chung nhất những bài viết, những lời nhận định các nhà nghiên cứu và phê bình khi đánh giá về Balzac. Hơn nữa khi đánh giá về bộ Tấn trò đời thì tác giả cho rằng “Tấn trò đời là một tổng thể toàn vẹn, duy nhất những mỗi tác phẩm hợp thành công trình là một đơn vị hoàn chỉnh, độc lập”, “các tác phẩm trong Tấn trò đời còn được thống nhất bởi một chủ đề cơ bản, trong đó hai chủ đề nổi bật là đồng tiền và tham vọng cá nhân, hai động lực của xã hội và con người tư sản” [8, tr.337].
Trọng Đức trong cuốn Hô-nô-rê Đờ Ban-dăc (1799 -1850). Trong cuốn chuyên luận này, tác giả đi tìm hiểu Balzac ở phương diện từ hoàn cảnh lịch sử xã hội thời Balzac cho đến giới thiệu và trích dịch một số tác phẩm tiêu biểu của ông trong bộ Tấn trò đời đồ sộ, cùng với nó là sự khái quát một số nhận định tiêu biểu của Mác và Ăngghen, Mắcxim Gorki, G. Plêkhanôp, A. Fađêep về Balzac. Đánh giá về con người Balzac thì tác giả cho rằng: “Ở Tấn trò đời của Balzac hơn ở đâu hết, con người của tác giả nổi bật lên qua tác phẩm, và có thể nói không sợ sai lầm rằng mỗi cuốn truyện của Balzac đều vẽ lên một mảnh cuộc đời, một mảnh con người ông” [11, tr.14]. Đối với bộ Tấn Trò đời thì tác giả kết luận rằng : “Tấn trò đời chủ yếu là một bản cáo trạng đanh thép, một bản tuyên án không bác bỏ đối với xã hội đương thời, đối với trật tự tư sản. Tiếng thét căm giận và phẫn nộ của ông đối với xã hội tư sản vang âm suốt từ đầu đến cuối tác phẩm” [10, tr.46]. Như vậy, tác giả cũng chỉ đánh giá con người của Balzac trong giới hạn của một bậc thầy về chủ nghĩa hiện thực chứ chưa đi vào tìm hiểu vào những khía cạnh trong Tấn trò đời dưới góc độ giá trị nghệ thuật.
Nhận xét về Balzac, Stefan Zweig trong Ba bậc thầy: Dostoievski – Balzac – Dickens, do Nguyễn Dương Khư (dịch) cho rằng Balzac: “Nếu Balzac được phép hoàn thành tất cả cả tiểu thuyết của ông, đóng lại trọn vẹn nơi ông vòng đam mê và vòng sự kiện, tác phẩm của ông sẽ đạt tới giới hạn của cái không thể tưởng tượng nổi. Nó sẽ trở thành một điều quái đản, trở thành sự khiếp sợ của tất cả những người đến sau ông, tuyệt vọng vì không đạt tới ông. Còn như nó hiện ra trong thực tế… nó là một sức thúc đẩy kì lạ và là tấm gương lớn lao nhất mà một ý chí sáng tạo trên con đường đi đến cái không với tới nổi cái tìm thấy” [15, tr.154].
Đặng Anh Đào có bài viết “Hô-nô-rê Đơ Balzac” in trong cuốn Văn học phương Tây khi xem xét về tác phẩm Balzac thì tác giả tiếp cận dưới phương thức “tái xuất hiện nhân vật” coi đó là một thủ pháp “có ý nghĩ cách tân, thể hiện được cái nhìn, tài năng hiện thực của nhà văn” [16, tr.538]. Và “ẩn dấu khát vọng thiết tha về phản ánh hiện thực, một hiện thực đã được chắp cánh bằng hư cấu, hoang đường: được tạo ra từ các yếu tố phi hiện thực”. Hơn nữa tác giả còn khẳng định vị trí của Balzac “dù nghệ sĩ lớn, một thiên tài tài năng đi chăng nữa, không một ai có thể chịu đựng nổi cả những vấn đề cho mai sau, sẽ có những phần chết đi trong sự nghiệp của họ. Nhưng với Balzac, phần còn lại được đo bằng những kích thước đặc biệt – kích thước của Tấn trò đời - ở đó, một khi hiện tại nói lên rõ nét đến như thế, thì dù chiều thứ ba của thực tế hãy còn chìm ẩn, người độc giả tỉnh táo, vẫn có thể nhìn thấy một khuynh hướng lành mạnh toát ra từ tình thế và kết cấu tác phẩm” [16, tr.544].
Trong cuốn Chân dung các nhà văn thế giới do Lưu Đức Trung chủ biên cũng giới thiệu một cách khái quát cụ thể cuộc đời, sự nghiệp của Balzac và có đi vào khai thác một số yếu tố nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm của ông, và đặc biệt có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến phương thức kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa.
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình khác như Hônôrê Đơ Balzac của Nguyễn Minh Châu – Duy Nguyên (tuyển chọn) in trong cuốn 101 vẻ đẹp văn chương Việt Nam và thế giới (tác gia và tác phẩm), (NXB Văn hóa – thông tin, 2006), Hônôrê Đơ Bandăc và tiểu thuyết “vỡ mộng” của Đỗ Đức Dục in trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (NXB Khoa học xã hội, 1981…
Và đặc biệt nhất phải kể đến cuốn chuyên luận về Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac tác giả đã gợi ra một hướng đi tìm hiểu, tiếp cận mới với tác phẩm Balzac. Từ góc độ của yếu tố kì ảo, chuyên luận đã hướng đến một khía cạnh nghệ thuật quan trọng đã góp phần tạo ra giá trị chân chính của Tấn trò đời theo tác giả: “Lí giải Balzac từ phương diện cái kì ảo không làm tồn tại tới bản chất chủ nghĩa hiện thực của tác giả này”. Trong chuyên luận này, tác giả đã khái quát một cách chung nhất về những quan niệm của các chuyên gia kì ảo về khái niệm kì ảo cũng như những tác phẩm kì ảo của Balzac và coi Balzac là “tác gia loại hình văn học kì ảo”. Và cùng với nó là đi khảo sát những tác phẩm của Balzac trong Tấn trò đời dưới phương diện cái kì ảo. Trong nền chung ấy, tiểu thuyết Miếng da lừa cũng được chú ý. Qua quá trình tiếp cận tiểu thuyết này đã khám phá ra nhiều giá trị. Trong đó có bài viết Phương thức kì ảo và tính chân thật lịch sử trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Hônôrê Đờ Banzắc phân tích tìm hiểu phương thức kì ảo trong tác phẩm này. Có thể nói, đây là một công trình lớn đã có một cách tiếp cận tương đối mới mẻ ở Việt Nam về những tác phẩm của Balzac. Và nó trở thành một tiền đề quan trọng góp phần định hướng cho những ai muốn đi tìm hiểu tác phẩm của Balzac dưới góc nhìn của yếu tố kì ảo.
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu những tác phẩm của Balzac trên cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật với mức độ nông, sâu khác nhau. Các công trình và bài viết kể trên có nhiều đóng góp đáng kể, là những tiền đề định hướng cho những người yêu thích và muốn khám phá thế giới nghệ thuật của ông qua bộ Tấn trò đời.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu của các thế hệ đi trước, và kết hợp một số nguồn tham khảo khác, chúng tôi mạnh dạn đi vào việc nghiên cứu tìm hiểu: yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac. Chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình để làm phong phú thêm việc nghiên cứu, tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong những tác phẩm của Balzac.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Honore De Balzac.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là văn bản khảo sát, chúng tôi dựa vào cuốn Miếng da lừa do dịch giả Trọng Đức dịch, Nxb Văn hóa thông tin, 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số cách tiếp cận sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu:
- Phương pháp phân tích - chứng minh:
- Phương pháp tổng hợp
5. Cấu trúc đề tài:
Cấu trúc đề tài nghiên cứu này gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Trong phần nội dung được chia làm hai chương chính:
Chương một: Những vấn đề chung
Chương hai: Vai trò nghệ thuật của các yếu tố ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac
Cuối cùng là tài liệu tham khảo.
NỘI DUNG
Chương một: Những vấn đề chung
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [tr. 277].
1.1.2. Khái niệm cái kì ảo:
Cái kì ảo trong văn học nghệ thuật là đối tượng hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình văn học phương Tây. Năm 1963, Hiệp hội “Những người nghiên cứu văn học đã được thành lập tại Bruxenlles (thủ đô Bỉ)”, với mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến vấn đề này. Vì thế các công trình nghiên cứu về cái kì ảo cũng đã ra đời. Việc chuyển dịch thuật ngữ “Le Fantastique” (tiếng Pháp) sang tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau, điều này cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn nhận một vấn đề. Lê Nguyên Cẩn dịch là “cái kì ảo”, GS Hoàng Trinh dịch là “Kì dị, quái dị”, Trọng Đức dịch là “quái dị”, Tạp chí văn học nước ngoài dịch là “kinh dị”. Trong đề tài này chúng tôi dựa trên cách gọi và dịch của Lê Nguyên Cẩn là “cái kì ảo”.
Định nghĩa về cái kì ảo là một vấn đề, có nhiều ý kiến đưa ra khác nhau:
Adrian Mario trong Từ điển các ý kiến văn học thì cái kì ảo chỉ là “những cái không tồn tại trong hiện thực, những cái không có thực và được tạo ra do tưởng tượng”. Tiếp theo đó thuật ngữ này tiếp nhận ý nghĩa là “hình ảnh cảm giác (trong tâm lí học cổ điển) và hình ảnh trí tuệ (tâm lý học hiện đại). Ông xác định “cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư cấu”, “trong thực tế, cái kì ảo chỉ có thể ra đời từ bản thân cái tưởng tượng (Fantaisie) – cái duy nhất sinh ra nó, hợp pháp hóa nó và xác định nó như một sản phẩm mĩ học đặc thù”, “cái kì ảo tạo ra khả năng thường trực về suy luận, một sự thâm nhập của cái không có khả năng hoặc không thể nhìn thấy được trong lĩnh vực của những điều giải thích được” [2, tr.28].
George Munteanu trong Từ điển thuật ngữ văn học có xác định: “Cái kì ảo bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích được bằng hàng loạt nghiên nhân có thực” [2, tr.28].
Trong Văn học Kì ảo Pháp, M.Schneider cũng đưa ra nhận xét: “Cái kì ảo khai thác không gian nội tâm, nó gắn liền với sự sợ hãi trong cuộc sống và trong hi vọng thay đổi” [2, tr.18].
P.G.Castex cũng có cho rằng: “Cái kì ảo trong văn học là hình thức thuần túy (…) nó được tạo ra từ giấc mơ, từ sự mơ tín, sợ hãi, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả mọi hiện tượng mang tính chất bệnh lí. Nó được nuôi dưỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng khiếp điên cuồn” [2, tr.20].
Theo các Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, Từ điển Pháp – Việt của các soạn giả khác nhau, thì nội hàm thuật ngữ được xác định như sau: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo quy luật của tưởng tượng. Đó là cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc” [2, tr.15].
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, đã đưa ra định nghĩa từng các thuật ngữ kì ảo, quái dị, kinh dị… có thể mỗi từ có một ý nghĩa riêng nhất định song chúng điều nói lên một nội dung là: những điều không thực, gấy ấn tượng mạnh.
Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi đi vào mảnh đất của những cái kì ảo. Còn Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận “Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac” cũng đưa ra nhận định dựa trên sự tổng hợp các ý kiến trên, tác giả đã đưa ra kết luận rất xác đáng về khái niệm cái kì ảo: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [2, tr.16].
Với định nghĩa trên đã giúp chúng tôi lấy đó là cơ sở lý luận để khảo sát, phân tích yếu tố kì ảo được biểu hiện trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac.
1.1.3. Một số thuật ngữ liên quan
1.1.3.1. Khái niệm về môtip
Môtip là một thuật ngữ khoa học có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong đề tài này chúng tôi dựa vào quan điểm của tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004)
“Môtip là thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học, môtip có thể được phân thân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó…” [1, tr.204].
“Các môtip thường di trú theo thời gian và thay đổi hàm nghĩa bỡi mỗi thời đại tiếp sau. Nhiều môtip văn học gần giống như môtip thần thoại, luôn đi vào kinh nghiệm tinh thần của văn hóa nhân loại” [1, tr.206].
1.1.3.2. Khái niệm mô tip kì ảo
Môtip kì ảo là một thành tố bền vững, một bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật. Vì vậy Môtip kì ảo có thể được hiểu là một thành tố được hình thành từ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố kì lạ, siêu nhiên, khác lạ. Nó trở thành một hệ thống mang tính ổn định trong sáng tác văn học. Đó là quan niệm của chúng tôi về môtíp kì ảo.
Môtip kì ảo được nhà văn sử dụng khác nhau nhưng tựu chung lại nó đều bắt nguồn từ môtip truyền thống đã có trong các tác phẩm của các tác giả trước đó. Điều này có thể thấy trong sáng tác của Balzac. Và trong Tấn trò đời Balzac đã vận dụng nhiều môtip kì ảo từ trong văn học truyền thống như môtip bán linh hồn cho quỷ sứ, môtíp Đông Juăng, môtip bữa tiệc… những sự vận dụng đó mang tính chất sáng tạo riêng của Balzac. Ông không lặp lại nguyên y như các môtip truyền thống mà có sự sáng tạo cách tân riêng, tạo thành một nẻo đường kì ảo riêng trong tác phẩm của mình. Đây cũng là chỗ phân biệt nhà kì ảo Balzac với các nhà kì ảo khác. Dưới ngoài bút của ông, các môtip trở nên độc đáo và mang giá trị phê phán sâu sắc.
1.2. Balzac – Một đỉnh cao bậc thầy văn học, tác gia loại hình văn học kì ảo nổi tiếng
1.2.1. Balzac – Cuộc đời và sự nghiệp của một tác gia tài ba.
1.2.1.1. Honore De Balzac (20/05/1799 – 18/08/1850) là một nhà văn Pháp “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” trong nửa đầu thế kỉ XIX. Ông sinh tại Tua (Tours) trong một gia đình nông dân. Ông là một hiện tượng đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết Pháp, thể hiện qua một khối lượng tác phẩm đồ sộ và một phẩm chất độc đáo cùng ảnh hưởng lớn lao trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật.
Cha ông là Becna Frăngxoa Banxa (Bernard Francois Balssa) là một nông dân thành đạt nhờ cách mạng tư sản Pháp 1789. Nhờ làm ăn khá giả, gia đình Balzac đã chuyển lên lập nghiệp tại Pari từ 1814. Cái tên Balzac cùng với tiểu từ “đờ” (tiếng Pháp De) là một hư cấu của các đầu óc thực tiễn và giàu tưởng tượng của gia đình. Balzac thừa hưởng ở phẩm chất nông dân này niềm sau mê lao động kết hợp với một sức khỏe và khả năng chịu đựng phi thường, một sở thích và năng lực kể chuyện cùng với sự tự tin và niềm lạc quan mãnh liệt.
Trước 1814, ông học ở trường dòng Văng đôm và được ghi nhận “điều nổi bậc ở Balzac là hoàn toàn không có gì nổi bậc”. Năm 1816, ông vào học ở trường Luật theo như ý muốn của gia đình. Từ đó cho đến 1819, ông vừa học Luật, vừa thực hành tập sự môn Luật, vừa đi dự giảng các môn Văn, Sử, Triết tại trường Xoocbon. Sau 1819, tốt nghiệp trường Luật, Balzac bỏ nghề Luật vốn được quan niệm là béo bở để đi vào văn chương trong sự phản đối quyết liệt của gia đình. Tuy nhiên gia đình sau khi không thuyết phục được Balzac đã chấp thuận nhượng bộ với điều kiện sau một năm nếu không thể hiện khả năng sáng tạo nghệ thuật, ông sẽ phải trở về với nghành Luật.
Tháng 8 năm 1819, ông rời gia đình đến tại một căn gác xếp của quán trọ phố Lêđighiê. Ở đó, ông “vùi đầu vào thế giới của sách vở và tư tưởng, thế giới của lao động và yên lặng, giữa Pari ồn ào náo nhiệt, giống như một con nhộng tự xây mồ để rồi sẽ tái sinh vinh quang và rực rỡ”. Căn gác xếp này sẽ được tái hiện trong Miếng da lừa . Năm 1820, đúng như hẹn Balzac đưa gia đình kịch phẩm mang tựa đề Crômoen – một vở kịch năm hồi bằng thơ và vở kịch đã thất bại trước đám công chúng vừa nghe vừa ngủ này. Mặc dầu vậy, Balzac vẫn quyết tâm đi theo con đường đã chọn.
Từ 1822 đến 1825, ông sáng tác nhiều tác phẩm và ký các tên khác nhau. Các sáng tác đầu tay này thường chịu ảnh hưởng của kỹ thuật tiểu thuyết Đen, song đây là một thời kì tập dợt nhiều mặt của Balzac, mà không có thời kì này, chắc hẳn sẽ khó mà có một Balzac của Tấn trò đời về sau. Tuy nhiên nghề viết không tạo ra cho ông một nguồn sống ổn định, và hơn nữa tính cách của ông còn là một tính cách ưu khám phá phưu lưu, do vậy, từ 1825 ông chuyển sang kinh doanh trên lĩnh vực xuất bản, in ấn… Kết quả, đến hết 1828, ông trở thành một con nợ khổng lồ mà món nợ này chi trả trước vài tháng ông chết.
Trở lại với văn chương, năm 1829, ông xuất bản cuốn Những người Suăng và ký tên thật. Cuốn tiểu thuyết thu được thành công. Cùng năm, ông còn công bố Sinh lý hôn nhân và tác phẩm này cũng được dư luận khẳng định. Balzac hiểu rằng chỗ đứng của ông trên văn đàn là thời hiện tại, mà thời đại mà ông đang sống. Đó là một đại lộ văn nghiệp của ông. Ông trở thành sử gia của thời hiện đại, trở thành nhà văn viết cuốn “Lịch sử phong tục” và qua “Lịch sử phong tục” là “lịch sử trái tim” con người. Từ 1829 đến 1847, ông sáng tác được 97 tác phẩm được tập hợp dưới một cái tên chung là Tấn trò đời. Ngoài ra ông còn để lại một số vở kịch, nhiều bài phê bình, nghị luận, và một khối lượng thư từ đề cập đến nhiều mặt trong đó có lĩnh vực sáng tác với những ý kiến xác đáng. Đây là một thành quả lao động bền bỉ nổ lực, là kết quả của tình yêu nghệ thuật ngôn từ, tình cảm vị tha yêu mến con người; là kết quả quá trình tích lũy phong phú tuyệt vời.
Từ 1848, bệnh tình của Balzac không cho phép ông tiếp tục công việc sáng tác. Ông buồn rầu vì thấy rằng cả cuộc đời ông chưa có gì là thành đạt. Ông dồn sức để thể hiện ước mơ của cuộc đời: kết duyên cùng với “người đàn bà phương xa” – bà Hanxka. Đám cưới được tổ chức vào ngày 14/03/1850 và đến ngày 18/08/1850, Balzac qua đời tại Pari. Ông chết vào đêm trước ngày đạt được mọi điều mà ông mong ước.
1.2.1.2. Căn cứ vào quá trình phát triển tư tưởng và phương pháp sáng tác của Balzac, người ta có thể chia hoạt động sáng tác của nhà văn làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (1821 -1829): trong giai đoạn này, Balzac thiên về những loại tiểu thuyết phưu lưu và lịch sử. So với những tác phẩm ở giai đoạn sau thì những quyển tiểu thuyết này rất yếu. Sau này, chính tác giả cũng đã phủ nhận nó, không đưa nó vào bộ Tấn trò đời và gọi là “văn chương con lợn”. Tuy nhiên, qua những tiểu thuyết đầu tay ấy, chúng ta thấy tác giả chống lại mưu đồ hòng khôi phục lại trật tự trước cách mạng của giai cấp quý tộc dưới thời trung hưng. Trong các tiểu thuyết ở thời kì đầu, Balzac còn nói đến tính tích cực của giai cấp tư sản, vì nhà văn chưa tách giai cấp tư sản ra khỏi đẳng cấp thứ ba, vẫn xem họ là thành phần của mặt trận thống nhất chống phong kiến. Về phương pháp sáng tác thì những năm này Balzac còn bị chủ nghĩa lãng mạn ràng buộc. Những người Suăng (1829) là tác phẩm đầu tiên làm cho tác giả nổi tiếng và đánh dấu chuyển biến từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ hai.
Giai đoạn thứ hai (1830 – 1835): từ khi tác phẩm Suăng ra đời đã mở đầu cho hàng loạt tác phẩm ưu tú của ông ra đời. Và từ đầu năm 30, ông trở thành nhà văn có tiếng tăm nhất nước Pháp. Nếu như những tác phẩm ở giai đoạn trước chủ yếu là chống giai cấp quý tộc phong kiến thì những tác phẩm giai đoạn này chống giai cấp tư sản. Chính những thay đổi quan trọng trong đời sống chính trị của nước Pháp và thời kì đầu của những năm 30 đã quy định đặc điểm trong sáng tác của sáng tác Balzac. Sau cách mạng tháng Bảy 1830, bọn quý tộc tài chính lên cầm quyền: đó là bọn chủ ngân hàng, chủ hầm mỏ, chủ đường sắt đang ra sức bóp ngẹt đất nước và đời sống nhân dân. Những cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Balzac đang nhìn thấy hiện thục, ông đã tất cả sức lực để vạch mặt bọn giai cấp tư sản và phê phán một cách không thương xót. Tiêu biểu các tác tác phẩm Gốpxếch (1830), Miếng da lừa (1831), và đặc biệt trong hai tác phẩm Ơgiơni Gơrăngđê (1833), và Lão Gôriô (1834).
Trong khi thấy giai cấp tư sản là kẻ thù chính, Balzac đã nhìn nhận nhân dân một cách đúng đắn hơn. Nếu lúc trước chưa nhìn thấy nhân dân hoặc xem nhân dân là lực lượng thủ cựu, mù quáng, thì đầu những năm 30 thái độ của tác giả đối với nhân dân đã khác hẳn. Tác giả khâm phục năng lực cách mạng nhân dân, lòng dũng cảm và hành động quên mình của họ. Ông đã viết lên những bút tích ca ngợi: Tùy bút Hai cuộc gặp gỡ trong một năm, truyện dài Người thầy thuốc nông thôn (1832 -1833).
Nếu như những tác phẩm giai đoạn trước còn bị ràng buộc trong phương pháp lãng mạn chủ nghĩa thì giờ đây phương pháp hiện thực chủ nghĩa biểu lộ rõ. Điểm nổi bật nhất trong chủ nghĩa hiện thực của Balzac trong giai đoạn này là chỗ nhà văn kết hợp được việc phát hiện sâu sắc những mâu thuẫn của xã hội với việc tái hiện chính xác những tính cách và tình huống sôi động. Balzac nhìn thấy mâu thuẫn của thực tế theo quan điểm lịch sử, tìm nguyên nhân kết quả của nó. Tác giả gắn nhân vật được hình thành, phát triển và biến đổi theo hoàn cảnh.
Giai đoạn thứ ba (1836 – 1848): là giai đoạn cao nhất quá trình sáng tác của Balzac. Đặc điểm thời kì này là tác giả đặt cho mình nhiệm vụ vạch trần sự liên minh vừa nảy sinh và được củng cố giữa những tên tư sản và quý tộc, những kẻ cấu kết với nhau để chống lại quần chúng nhân dân. Vào những năm 40, giai cấp công nhân bắt đầu giữ địa vị chủ yếu trong phong trào cách mạng và trở thành đối tượng chính của giai cấp tư sản đang nắm địa vị thống trị. Phong trào đấu tranh dẫn đến cuộc cách mạng 1848. “Sự va chạm đầu tiên lớn nhất giữa giai cấp vô sản và tư bản”, chính sự đấu tranh giữa hai lực lượng giai cấp vô sản và tư sản trong những năm 40, xác định giai đoạn sáng tác thứ ba của Balzac. Các tác phẩm tiêu biểu: Faxinô Canê (1836), Những người nông dân (1844), Bước đường vinh nhục của các kỹ nữ (1837-1847), Người chị họ Bét (1846), Ảo mộng tiêu tan (1835- 1843)… Và chính giai đoạn sáng tác này, Balzac xây dựng đề cương bộ tiểu thuyết Tấn trò đời và đã hoàn thành được 87 tác phẩm từ 1829 đến 1848.
Giai đoạn thứ tư (1848 – 1850): đây là giai đoạn Balzac vào những năm cuối đời. Ông vẫn lao động không mệt mỏi và xây dựng cho mình một tác phẩm liên hoàn gồm nhiều “vở kịch nhân dân”. Vở kịch Vua ăn mày (mất bản thảo) là tác phẩm cuối cùng của ông.
1.2.2. Balzac – tác gia của loại hình văn học kì ảo nổi tiếng
Văn học kì ảo được xem là một thể loại văn học hấp dẫn, độc đáo và ngày càng có xu hướng phát triển trên thế giới. Đến với thể loại văn học này là chúng ta đến với thế giới của trí tưởng tượng, kì lạ nhưng luôn nhắc nhở con người bằng sự kinh hoàng nhưng gây ấn tượng mạnh, dễ nhớ đối với người đọc.
Văn học kì ảo ra đời đáp ứng nhu cầu nội tại của con người. Nó đi sâu vào mọi đề tài, mọi ngóc ngách của cuộc sống, đưa đến người đọc cảm giác hồi hộp nhưng đầy say mê hứng thú.
Mảnh đất Pháp, con người Pháp mở rộng vòng tay chào đón thể loại này đầy nhiệt huyết. Văn học kì ảo đã cắm rễ sâu ở nền văn học Pháp và nở ra những bông hoa đầy hương sắc, lung linh, huyền ảo. Ngoài Nodier (1780 – 1844), Mêrimê (1803 – 1870)… Balzac hiện ra không chỉ là “Bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” mà còn là tác gia lớn của “loại hình văn học kì ảo”. Balzac hiện diện như một tác giả đích thực của thể loại này. Và đã đem lại cho ông một chỗ đứng trang trọng trong địa vị đó.
Trong sáng tác của Balzac, ta thấy các tác phẩm trong thời gian đầu đa phần là các tác phẩm kì ảo và cũng cho biết việc sử dụng yếu tố kì ảo này từ rất sớm. Với ông kì ảo là “một phương tiện để nhà văn khám phá, giải thích quan điểm triết học, giải đáp mọi lo âu lẫn mọi niềm khao khát của chính ông”. Như vậy số lượng các tác phẩm kì ảo tương đối ít trong Tấn trò đời nhưng xét trong khuôn khổ các tác phẩm được xếp vào Khảo sát triết lí thì quả là rất lớn. Nó chiếm 13 tác phẩm trong số các tác phẩm của ông. Vậy nên nó đóng vai trò rất lớn trong khảo sát triết lí, một trong ba bộ phận cấu thành Tấn trò đời.
Tựu chung lại, trong Tấn trò đời đã phơi bày thực tại xã hội tư sản thời bấy giờ, Balzac sử dụng yếu tố kì ảo làm đòn bẩy để mở rộng bến bờ của chủ nghĩa hiện thực. Thuốc trường sinh cứu người chết sống lại, Miếng da lừa có năng biến mọi ước muốn thành hiện thực… qua đó lột trần bản chất con người tham vọng ích kỉ, chạy theo tiếng gọi của dục vọng, của đồng tiền.
Hiện tượng Balzac trở nên phức tạp, có góc cạnh vì sự có mặt của các yếu tố kì ảo trong tác phẩm của ông. Mặt khác, việc xem xét từ góc độ cái kì ảo cho phép hiểu đúng một số tác phẩm của Balzac. Qua các tác phẩm, cho thấy ông đã thành công khi sử dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện nghệ thuật để biểu đạt nội dung và nâng cao giá trị tác phẩm lên tầng cao mới. Đó là minh chứng xác đáng để khẳng định Balzac là “tác gia loại hình văn học kì ảo”.
Có thể coi Tấn trò đời là một thiên hà văn học độc đáo, đã tạo sinh trong suốt gần hai thế kỉ qua hàng loạt các công trình nghiên cứu quần tụ xung quanh nó, tất cả tạo ra một đại vũ trụ, một thế giới riêng mang đậm dấu ấn Balzac. Trong thiên hà ấy, ông hiện ra không chỉ là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực mà còn là tác gia lớn của loại hình văn học này. Điều này được ghi nhận rộng rãi trong các công trình lý luận và nghiên cứu về cái kì ảo. Và Roger Caillois trong nhận xét của mình đã cho rằng Balzac là một trong những bậc thầy đầu tiên của thể loại văn học này, các tác phẩm của ông là kiệt tác thuộc thể loại kì ảo chưa từng gặp trước đó đã ra đời. Balzac thường được nhắc đến trong các tác phẩm Người thọ trăm tuổi, Nhà thờ, Miếng da lừa… ở đó Balzac “mơ ước vẽ chân dung con người không chỉ qua các quan hệ của chúng, không chỉ bằng các nét tương đồng mà cả trong quan hệ thần linh và ác quỷ, với sự tìm kiếm cái tuyệt đối; đồng thời với các thế lực mang tính chất tâm lý, ông đã tìm đến cái thực mang tính huyền thoại. Cái kì ảo ở ông là một phương tiện để khám phá, giải thích quan điểm triết học, giải đáp mọi nỗi lo âu lẫn mọi niềm khao khát của chính ông” (P.G.Castex). Vì vậy, phủ nhận vai trò nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong Tấn trò đời của Balzac cũng có nghĩa là tước bỏ một giá trị nghệ thuật đã tạo nên giá trị tổng thể của pho sử thi đồ sộ này.
1.3. Miếng da lừa - một tác phẩm kì ảo nổi tiếng
Tiểu thuyết Miếng da lừa (1981) là một trong những tác phẩm xuất sắc đầu tiên của Balzac, tiếp sau cuốn tiểu thuyết lịch sử Những người Suăng (1829) chấm dứt giai đoạn tiểu thuyết li kì, kì quặc mà sau này tác giả gọi mình là “văn chương con lợn”, và mở đầu bước phát triển mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn sau mười lăm năm tìm tòi, mò mẫn, gian khổ, lâu dài. Từ nay Balzac đi hẳn vào con đường lớn của chủ nghĩa hiện thực mà Miếng da lừa là một trong những mốc đầu tiên.
Miếng da lừa kể về cuộc đời của Raphaen đơ Valăngtanh, một thanh niên quý tộc phá sản, có tài năng và chí hướng. Ban đầu anh cam chịu cảnh sống nghèo nàn trong một gác xếp để cần cù học tập nghiên cứu và viết sách. Những anh lại khao khát tình yêu và mơ ước cảnh yêu đương trong nhung lụa, cho nên anh không quan tâm đến mối tình của Pôlin, con gái bà chủ nhà nơi anh ở nơi anh trọ, mặc dầu sự ân cần chăm sóc của hai mẹ con nàng.
Rồi một bữa, không kiên trì được, anh nghe theo bạn là Đơ Raxtinnhăc từ bỏ cuộc đời lao động nghèo khổ để chạy theo cuôc sống phóng đãng, phù hoa của xã hội thượng lưu. Anh say mê nữ bá tước Fêđôra, người đàn bà thượng lưu có sắc đẹp và tiền nhưng lại vô tình thiếu một trái tim để hưởng mối tình chân thành và nồng nhiệt của Raphaen. Cuối cùng anh bị Fêđôra cự tuyệt và anh lăn mình vào những cuộc hành lạc cho tới khi hết nhẵn tiền, anh định ra tự tử.
Nhưng vừa lúc đó, Raphaen được một lão bán đồ cổ cho một Miếng da lừa có phép màu làm thỏa, mãn mọi ước nguyện của anh, nhưng mỗi lần đạt được toại nguyện thì Miếng da lừa lại co lại và tuổi đời anh giảm đi. Nhờ tấm bùa linh thiêng, Raphaen trở thành triệu phú và gặp lại Pôlin cũng trở nên giàu có, anh định kết hôn với nàng. Song, được toại nguyện thì Miếng da lừa cứ co lại mãi mà bản thân anh thì mang bệnh nặng. Lo sợ trước cái chết và không làm sao phá được phép thiêng của tấm bùa, anh định hoàn toàn xa lánh xã hội, sống một cuộc đời như cây cỏ, không ước vọng, nhưng hưởng công. Cuối cùng, bệnh càng trầm trọng, trong một cơn điên, anh ước mơ ân ái với Pôlin và chết trong tay nàng.
Cuốn tiểu thuyết gồm ba phần: Tấm bùa, Người đàn bà không tim và Cơn hấp hối. Nó giữ một vị trí đặc biệt trong bộ Tấn trò đời của Balzac. Một mặt nó là hiện thân sinh động của sự khái quát triết lí về tấn tuồng nhân loại với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mặc khác, nó ghi nhận một mốc lớn trong sự phát triển tài năng nghệ thuật của Balzac với việc sử dụng phương thức kì ảo như một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá cuộc sống. Phương thức kì ảo nhờ sử dụng các yếu tố đặc biệt, phi thường, khác lạ, siêu nhiên, các yếu tố thần linh, ma quỷ huyền bí đã trở thành một phương thức nghệ thuật hữu hiệu trong hệ thống thi pháp hiện thực chủ nghĩa của nhà văn.
Phương thức kì ảo đã có mặt từ lâu trong lịch sử nghệ thuật và tạo ra không ít những thành quả nghệ thuật. Trong Tấn trò đời, Balzac sử dụng nhiều hình thức kì ảo khác nhau, đậm nhạc khác nhau nhưng tập trung nhất là các tác phẩm được ông xếp vào phần Khảo sát triết lí mà trong đó Miếng da lừa là tiêu biểu. Thực vậy các yếu tố kì ảo xuất hiện trong Miếng da lừa đậm đặc hơn, tạo nên vẻ “lạ” đầy hấp dẫn riêng của nó, và cũng chính cái “lạ”, cái “hấp dẫn” đó đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Balzac là lãng mạn, mặc dầu từ trước đến sau, từ đầu đến cuối ông vẫn là nhà văn hiện thực trong ý nghĩa chân chính của từ này.
Chương hai: Vai trò nghệ thuật của các yếu tố ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac
Yếu tố kì ảo song hành trong văn học từ nền văn học dân gian cho đến nền văn học viết. Nó đã tôn tạo cho tác phẩm văn chương vẻ đẹp lung linh huyền ảo, đa màu sắc. Các nghệ sĩ đã sử dụng nó như một biện pháp nghệ thuật nhằm khai thác sâu hơn, rõ hơn bản chất của xã hội thực tại và đi thẳng vào đời sống với muôn mặt của nó. Yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không thật, tìm lí tưởng trong suốt như pha lê đã bị thực tại đen tối phá vỡ.
Yếu tố kì ảo đã đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. Mặt khác, nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện thẩm định nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc hơn.
Nắm bắt được tác dụng, giá trị lớn lao, hiệu quả nghệ thuật mà các yếu tố kì ảo mang lại các nhà văn nói chung và Balzac nói riêng đã sử dụng thành công các yếu tố kì ảo qua việc sử dụng các mô tip sau:
2.1.1. Môtip bán linh hồn cho quỷ sứ
Môtíp bán linh hồn cho quỷ sứ - hay còn gọi là môtip kiểu Faust – vốn rất quen thuộc trong văn học phương Tây và được sử dụng rộng rãi dưới hình thức ngữ nghĩa khác nhau. Có thể được hiểu như là một quá trình nỗ lực vươn lên không ngừng quá trình hoàn thiện Chân – Thiện – Mỹ liên tục; nhưng nó cũng được hiểu như là sự sa đọa ý thức, không cưỡng được, một sự hưởng thụ cuộc đời trong vực thảm của tội lỗi… Balzac nghiêng về nét nghĩa thứ hai này. Cũng như nhiều nhà văn cùng thời Balzac tiếp thu Môtip Faust từ Goethe. Là nhà văn hiện thực Balzac cảm nhận sự hư hỏng và đồi bại của xã hội đồng tiền và tìm thấy ở Faust dạng thức kì ảo có khả năng khái quát cao, phương tiện độc đáo để mô tả loại nhân vật dục vọng của mình. Môtip này còn quy định tính chất nghệ thuật, thể hiện qua cách miêu tả tái hiện không gian, thời gian, vận động tính cách, diễn biến sự kiện. Thế giới nhân vật mà ông mô tả trong Miếng da lừa là thế giới của con người bán linh hồn cho quỷ sứ mà ở đây cũng như trong toàn bộ Tấn trò đời là đồng tiền, là quyền lực vô biên của vàng qua biểu tượng Miếng da lừa thần bí, và kẻ nào kí giao kèo với nó thì bị tha hóa và bị tiêu diệt là tất yếu.
Nổi bậc lên trên bình diện hàng đầu trong cái nhìn cận cảnh của Miếng da lừa thu nhỏ là nhân vật Raphaen, một thanh niên tài hoa, có nghị lực và là quý tộc bị phá sản. Sự suy vong của gia đình trong bước thăng trầm của lịch sử đã đẩy Raphaen vào con đường sụp đổ, để rồi phải bán đi hòn đảo thừa kế cuối cùng, nơi đặt mộ mẹ anh ta, để rồi phải ném đồng bạc cầu may cuối cùng xuống chiếu bạc đầy bi quan và thất vọng và để rồi thất vọng thất thiểu ra cầu sông Xen với ý nghĩa tự vẫn. Xã hội thượng lưu vốn đã không chấp nhận anh ta khi anh ta còn là một con người tài hoa nhưng nghèo kiết xác, mà “mỗi lần đi xe là tiêu hết tiền của cả một tuần” và ngay cả khi anh ta đã trở nên giàu có nhờ quyền lực bí hiểm của miếng da lừa, thì anh ta vẫn cô đơn trong thế giới đế vương ấy. Không bạn bè, không thân thích. Mặc dầu Miếng da lừa sẽ lại cứu anh trong cuộc đấu súng tây đôi, nhưng không vì thế mà xã hội thượng lưu dang tay chào đón anh ta, Miếng da lừa quyền uy vẫn giữ nguyên thái độ khách quan lạnh lùng của nó, cái khách quan lạnh lùng của xã hội lạnh lùng “trả tiền ngay”, không tình nghĩa. Anh ta chết trong đau đớn giày vò, trong âm thầm lặng lẽ, trong cái điên cuồng của tuổi trẻ như tất cả những gì đã diễn ra trong đời thường. Miếng da lừa dầu bị ném xuống giếng vẫn “khô nguyên”, dù bị ngâm tẩm hóa chất, hay bị ép nén, thiêu đốt vẫn không hề bị suy suyễn. Cái khách quan của lịch sử vẫn mãi mãi là một lời thách đố. Đối với những kẻ đã bán linh hồn cho quỷ sứ, đã sa vào con đường vực tha hóa, tất yếu sẽ trượt dài trên con đường lao vào vực thẳm.
Trong tác phẩm Miếng da lừa, môtip bán linh hồn cho quỷ sứ được thể hiện qua dấu hiệu văn bản:
- Phải chăng đó là cách kí kết bản giao kèo hắc ám bắt anh phải nộp một vật nào đấy làm bằng chứng ? Hoặc giả đó là buộc anh phải giữ một thái độ kính trọng trước những kẻ sắp sửa lấy được tiền của anh ? Hoặc giả đó làm bọn cảnh sát ẩn nấp ở khắp các cống rãnh xã hội cần biết tên kẻ bán mũ cho anh, hay chính tên anh nếu anh đã ghi nó vào mũ ? Sau nữa hay là do cái sọ anh và làm một bảng thống kê bổ ích về dung lượng bộ não của quan viên làng đen đỏ?
- Ở đây tất cả quỷ sứ đều đội lốt người kia…
- Bộ mặt nhạo cười của Mêphixtôpphêlex: có cả một sức mạnh cao cả trong vầng trán lẫn vẻ nhạo báng trên miệng. Kẻ đó nếu đã nhờ quyền lực vô hạn mà khắc phục mọi đau khổ của con người thì hẳn là đã thủ tiêu mọi lạc thú trần gian.
- Không một ai dám liều mạng kí bản hợp đồng định mệnh ấy…
- Anh ấy đã giao kèo ấy thế là dứt khoát.
- Chúng ta những tín đồ công khai chính cống của ông thánh Mêphixtôpphêlex
- Khi người ta còn tin ở quỷ sứ thì cho phép được hối tiếc thiên đường của tuổi thanh niên, cái tuổi thanh niên mà chúng ta thành kính thẻ lưỡi ra trước một linh mục phúc đức để tiếp nhận thánh thể.
- Chúng đã bán linh hồn cho quỷ sứ để đổi lấy sức mạnh làm càn.
- Con người kia cũng có những nét giống cái đầu Mêphixtôpphêlex (…) bấy giờ anh tin ở quyền lực ma quỷ.
- Em có thể bán mình cho ma quỷ để tránh cho anh mọi nỗi phiền
Với mười lần xuất hiện, vừa đủ dung lượng của một truyện dài, Balzac khai thác môtip Faust từ góc độ nghiêng về tội ác, nhằm làm nổi bật dục vọng bản năng thấp hèn các nhân vật. Ông đã chứng minh đây là một kiểu tự nguyện giữa con người với quỷ sứ. Kết quả cuối cùng chẳng có gì là phấn khởi bởi lẽ bán linh hồn cho quỷ sứ thì diệt vong của nhân vật là tất yếu.
Dấu hiệu văn bản xuất hiện bảy lần trong phần “Tấm bùa” – phần đầu của tiểu thuyết kể chuyện Raphaen bước vào sòng bạc, ném xuống đồng bạc cầu may cuối cùng, thất vọng vì mất trắng liền quyết định ra đi sông Xen tự vẫn… Trong lúc chờ trời tối anh bước vào gian hàng bán đồ, được tặng tấm bùa và điều ước, bữa tiệc đế vương thành hiện thực. Bước vào sòng bạc, đánh dấu mốc sa ngã của Raphaen là bán linh hồn cho quỷ sứ. Vì vậy “kí bản giao kèo hắc ám” anh ta phải lột mủ ra gửu lại. Môtip kì ảo đã tạo ra sự phóng đại vì thực ra vào nhà mà chẳng phải cởi áo măng tô và cất mũ đi. Sự phóng đại đó cho phép nhìn thế giới sòng bạc như “quỷ sứ đội lớp người” hoan hỉ đoán tiếp Raphaen. Ở gian đồ cổ, môtíp Faust được thể hiện qua sự cảm nhận ban đầu của Raphaen đối với hai bộ mặt đồng hiện trên một khuôn mặt: bộ mặt của chúa và bộ mặt của quỷ Mêphitôpphêlex. Cái thiện hiện lên qua bài học đạo đức mà ông già bán đồ cổ đọc cho Raphaen, hiện lên qua chiều dày hiểu biết của một trăm linh hai năm tồn tại trên đời với những cuộc phưu lưu khắp hang cùng ngõ hẻm. Cái ác náu sau đống gia tài đồ sộ trị giá “hàng tỉ”, qua những di vật của “hàng năm mươi thế kỉ qua”. Cái ác còn biểu hiện qua lão già bán đồ cổ đóng vai trò người mô giới trung gian cho việc đánh đổi linh hồn. Do đó, từ “không một ai liều mạng kí hợp đồng” đến “anh đã kí giao kèo”. Đây là những nét đặc trưng của Balzac trong loại hình nghệ thuật miêu tả nhân vật bán linh hồn cho quỷ sứ. Do đó, từ khi bước ra đường, gặp ngay đám bạn bè thì bạn Raphaen tuyên bố rằng họ là “những tín đồ công khai chính thống của thánh Mêphitôpphêlex” và họ “chỉ tin vào quỷ sứ”.
“Tấm bùa” vẽ lên một thế giới ồn ào mà trống vắng của những kẻ bán linh hồn cho quỷ sứ. Ồn ào bởi hoạt động của họ, bởi các đối thoại của họ; trống vắng bởi chiều sâu đen ngòm của vực thẳm xã hội mà họ đang lao xuống. Họ phải nói, phải khao tay múa chân cho đờ trống vắng, nhưng càng nói, càng vẫy vùng, càng tuyệt vọng. Mặt khác bài giảng đạo đức của lão bán đồ cổ cho Raphaen tạo nên sự chân thực, gần gũi của môtip Faust. Một nhân vật nửa người, nửa quỷ giảng giải những điều hay lẽ phải cho một kẻ đang bên bờ vực thẳm gợi lên canh Mêphitôpphêlex giải thích cho anh thanh niên nọ khi anh ta đến xin ý kiến Faust nên học nghành gì.
Nếu “Tấm bùa” dấu hiệu văn bản là bảy thì ở “Người đàn bà không tim” lại duy nhất có một. Nhưng nó khái quát trọn vẹn sự tha hóa của số lớp người. Phần này là tự nguyện của Raphaen. Anh ta kể lại câu chuyện đời mình khi còn là một sinh viên nghèo, rồi trở thành đồng bọn của Raxtinnhắc rồi đến khi cùng kế cùng đường phải đi tự vẫn. Sự khái quát được đưa ra dưới hình thức so sánh:
- Những nhân vật hoang đường (…) đã bán linh hồn cho quỷ sứ để đổi lấy sức mạnh làm càn”
- “Kẻ phóng đãng đã đánh đổi cái chết của hắn để lấy mọi hưởng lạc trên đời”.
Dấu hiệu văn bản này là sự khái quát ở cấp độ chung nhất về loại người mang dục vọng hung ác. Xu hướng vận động của bộ mặt hiện thực xã hội ló ra. Nguyên lí hoàn cảnh tạo sinh tính cách của nghệ thuật Balzac xuất hiện.
Trong phần cuối tác phẩm, dưới tiêu đề “Cơn hấp hối”, môtip Faust cũng được đưa ra trong thế so sánh đối lập. Ở đây lão già bán đồ cổ, trong màn chót của cuộc đời, xuất hiện với vẻ phóng đảng ăn chơi, lão “giống cái đầu của Méphistoples”. Lúc đó Raphaen hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống, “bấy giờ anh tin ở quyền lực ma quỷ”. Bản giao kèo đã hoàn tất. Dấu hiệu văn bản cuối cùng là ước nguyện của Fôlin – hiện thân của trong trắng cái thiện tuyệt đối – nhằm cứu vãn con người.: “Em có thể bán mình cho ma quỷ để tránh cho anh một nỗi ưu phiền”. Đây là sự phóng đại của môtip Faust tạo ra. Từ đó tình thế nhân vật trở nên trang trọng và nghiêm túc hơn, xót xa đầy nước mắt hơn.
Cùng với dạng bán linh hồn cho quỷ sứ, ngoài nhân vật chính là Raphaen, là lão già ở sòng bạc, lão già bán đồ cổ, Ratinnhắc… Dưới con mắt quan sát của Balzac, tất cả họ đều có khổ người “bé choắt”, “da nhợt nhạt”, “những xác chết được bới lên từ nghĩa địa”. Cách miêu tả như vậy cũng thể hiện thái độ đánh giá nhân vật thuộc loại hình này của nhà văn. Cách miêu tả ấy có liên quan đến các yếu tố kì ảo này chi phối.
2.1.2. Mô tip kì ảo Miếng da lừa
Trong toàn bộ Tấn trò đời, Miếng da lừa đóng vai trò ngã tư đường đầu tiên, tại đó quần tụ nhân vật bán linh hồn cho quỷ sứ. Nó mang ý nghĩa triết lí đối với thế giới nghệ thuật Balzac. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức hình thức dấu hiệu thì chưa đủ. Ở đây với tần số xuất hiện Miếng da lừa tạo thành môtip. Môtip Miếng da lừa còn mang những nghệ thuật đặc trưng riêng nữa.
Trong tác phẩm “Miếng da lừa” xuất hiện sáu lần và mỗi lần xuất hiện như vậy là một sự kiện nghệ thuật mới lại được đưa ra, tạo nên một chuyển cảnh hấp dẫn và lý thú. Các sự kiện nghệ thuật này đã phá vỡ sự cân bằng tĩnh tại vốn có trước đó, đặt nhân vật vào một trạng thái mới, vào một hoạt động mới. Từ đó tạo nên sự phát triển của tuyến cốt truyện. Chẳng hạn khi có “Miếng da lừa” Raphaen đã ước một “bữa tiệc đế vương” trong đó “mọi lạc thú được cô vào trong một lạc thú” đã đưa nhân vật về với quá khứ cuộc đời; còn khi anh ta ước có “hai mươi vạn quan thực lợi” thì lập tức đoạn đường trôi nổi trong cuộc tình với “người đàn bà không tim” diễn ra.
Sự xuất hiện của “Miếng da lừa” với ảo giác chun ra co lại và quyền lực của nó nhằm tô đậm cái thực tế đã diễn ra không bác bỏ được. Một điều khá thú vị, trong số sáu lần xuất hiện chỉ có một lần Miếng da lừa không co lại, đó là khi Raphaen ước được yêu Pauline. Đây là nét đẹp đầy vị tha trong chủ nghĩa nhân đạo Balzac. Những người bạn tình của đói nghèo, của lao động chân chính, của tuổi trẻ thơ mộng và trong trắng lại gặp nhau trong chốn bụi trần. Nhưng Pauline còn hiện thân của một điều cao hơn, hiện thân của cái Mỹ- cái Đẹp chân chính. Do đó Miếng da lừa dù có quyền uy vô biên cũng đành bó tay bất lực khi một con người tự nó biết hướng về những cái tốt lành, hướng về cái Chân – cái Thiện – cái Mỹ.
Miếng da lừa là hiện thân vật chất của bản giao kèo, bằng mực đen giấy trắng rõ ràng, không úp mở, giấu giếm. Không có một điều khoản nào bao hàm tất cả. Balzac miêu tả nó khá kĩ: Về vị trí: “treo trên tường”, về độ lớn: “Không lớn hơn bằng một tấm da cáo” với sự kỳ diệu đầu tiên do ảo giác: “Miếng da đó phóng vào khoảng tối mò của không gian hàng những tia sáng rực rỡ tưởng như của một sao chổi nhỏ”. Cái kì ảo đã tạo ra sự cuốn hút độc giả lẫn nhân vật, khiến mọi người quên rằng trước đó không Raphaen đang đi đần từng bước tới chỗ tự sát. Hiệu quả gián cách nhất thời đã tạo ra. Cái thần bí xuất hiện: vết cắt lập tức liền như cũ. Raphaen từ chỗ ngờ vực, đi đến chỗ thu hút hoàn toàn: việc bán linh hồn trở thành việc tự nguyện. Dòng chữ Phạn khắc trên tấm da đã tăng thêm chất huyền bí cho bản giao kèo, mặc dầu Balzac cho biết anh ta chưa hề đặt chân đến “Batư hay Bengale”. Cái huyền bí là đối với độc giả, còn đối với nhân vật thì không huyền bí tí nào.
Môtip kì ảo Miếng da lừa – hiện thân của bản giao kèo với quỷ sứ - còn mang tính vật thể: có kích thước, có thể cầm, nắm, ép, nén, thiêu đốt được. Tính vật thể này dần dần sẽ mất đi, Miếng da lừa triệt tiêu cùng với sự kết liễu của cuộc đời Raphaen. Nhưng không có nghĩa là bản gieo kèo với quỷ sứ đã biến mất. chừng nào con người tồn tại thì bản giao kèo đó vẫn còn. Bởi lẽ Miếng da lừa, hiện thân của đồng vàng, là biểu tượng của đồng tiền quyền uy, mua được và làm được tất cả.
2.1.3. Mô típ ba điều ước
Để hoàn thiện bản giao kèo song phương, Balzac còn sử dụng môtip ba điều ước trong Miếng da lừa, vì ở đây nhân vật đang đối mặt với cái chết nên sử dụng nó hợp lí. Điều đặc biệt là cái ước muốn của Raphaen đều mang tính vật chất, không bao giờ anh ta ước được sống lâu dài. Trong “Tấm bùa” anh ta có hai ước nguyện:
Ước được bữa tiệc đế vương, Raphaen ước: “Tôi ước muốn một bữa tiệc lỗng lẫy một cách đế vương, một cuộc đánh chén ê chề xứng đáng với thời đại mà, theo người ta nói, tất cả đều được cải tiến. Ước rằng khách dự tiệc của tôi đều trẻ tuổi, tài trí và không định kiến, vui vẻ đến điên cuồng ! Ước rằng rượu uống mỗi lúc càng thêm cay xé, thêm lóng lánh, đủ sắc làm chúng tôi say trong ba ngày. Ước rằng dạ hội được tô điểm bằng những người đàn bà nồng nhiệt…”
Ước lão bán đồ cổ phải lòng một vũ nữ, Raphaen nói với lão già bán đồ cổ: “Thưa cụ, tôi sẽ biết số phận của tôi có thể thay đổi hay không trong khoảng thời gian tôi vượt hết chiều rộng con đường bờ sông. Nhưng nếu quả thật cụ không thể nhạo một kẻ khốn khổ, thì để trả thù một sự giúp đỡ tai hại đến thế, tôi ước cụ sẽ phải lòng vũ nữ ! Bấy giờ cụ sẽ hiểu của cải mà cụ đã giữ gìn rất mực theo kiểu triết nhân.”
Trong phần “Người đàn bà không tim”, Miếng da lừa xuất hiện một lần với lời ước “hai mươi vạn quan thực sự”. Thời quá khứ của nhân vật qua câu chuyện hồi kết thúc, thời hiện tại của nhân vật được mở ra. Miếng da lừa lúc này trở thành vật sở hữu của Raphaen và phép thử cuộc đời bằng đo chu vi xuất hiện. “Cơn hấp hối” đề cập đến bốn lần ước:
Ước cho Tayơfe có việc làm
Ước được yêu Pôlin
Ước tống khứ Miếng da lừa (ném xuống gieeensg)
Ước khám phá bí mật của Miếng da lừa (Gặp các nhà khoa học)
Được sử dụng nhiều hơn nhưng không hiệu quả, Miếng da lừa và các điều ước trở thành sự đối lập với cuộc đời tàn tạ, vô phương cứu chữa của Raphaen. Do đó, Miếng da lừa ném xuống nước vẫn khô nguyên, dù bị nén ép, thiêu đốt vẫn không hề suy suyễn, như là đáp số tàn nhẫn cuộc đời anh. Khi đấu súng, khi theo mưa, Miếng da lừa vẫn ẩn hiện, như định mệnh cuộc đời và như là quy luật tất yếu của sự tha hóa. Trong số các lần ước sau này, duy nhất có một lần Miếng da lừa không co lại. Đó là lúc ước được yêu Pôlin, tượng trưng cho cái thiện tuyệt đối – nhân vật của tác phẩm. Đứng trước cái thiện, cái ác phải bó tay. Việc miêu tả sự chun giãn, co lại của miếng da lừa khi thực hiện ý muốn tạo ra ảo giác sống động, tạo ra vẻ giống thực của nó. Miếng da lừa trở nên có hồn, ma quái và kì lạ hơn: “Trong mắt của Raphaen có một sự thèm muốn điên cuồng và sự thèm muốn đó càng mạnh lên thì Miếng da lừa càng co lại buồn buồn trong tay nàng”. Cái dục vọng hiện nguyên hình trong “Cơn hấp hối”. Cái mới của Môtip này xuất hiện bên cái lạ vốn có của nó; cuộc đời là Miếng da lừa mà con người có thể đùa giỡn với nó chứ nó không đùa giỡn với bất cứ ai.
Trong tác phẩm, môtip ba điều ước thường đi liền với môtíp bán linh hồn cho quỷ sứ. Một khí điều ước được nói ra thì nội dung điều ước được thực hiện, và bản giao kèo bán linh hồn cho quỷ sứ cũng được thực hiện. Cách miêu tả nhân vật Raphaen cũng bị quy định bởi các yếu tố kì ảo được sử dụng ở đây nữa. Trạng thái “đi” được dùng trong đoạn từ sòng bạc đến cầu Xen, diễn tả trạng thái chạy trốn khi bị xua đuổi ra khỏi cuộc đời chạy trốn trong ngõ cụt. Thời gian diễn ra vài tiếng đồng hồ. Không gian là không gian cộng đồng, là những con đường ồn ào nhưng trống vắng giữa không gian và thời gian không khớp nhau. Thời gian tỏa ra quá thừa mà con đường dẫn đến nơi tự tử lại quá ngắn. Do đó tác giả đưa anh vào trạng thái thứ hai là trạng thái trong gian hàng đồ cổ. Đứng” để chiêm nghiệm “lịch sử nhân loại qua mấy thế kỉ” đang hiện hình thành kỉ vật quanh anh. Không gian ở đây được nhân lên tầng tầng lớp lớp qua sự hiện diện của những cổ vật lẫn trí tưởng tượng. Tất cả đều dồn nén lại để giải đáp câu hỏi của muôn đời về cái ước muốn và cái có thể, về cái khả năng và về cái hiện thực. Từ đó xuất hiện Miếng da lừa với quyền lực vô biên đồng thời cũng là biện pháp nghệ thuật để phá vỡ đi cái hiện tại đang bám đuổi Raphaen một cách giai dẳng. Một sự kiện nghệ thuật mới nhằm xác định rõ hơn về các đặc điểm về thể chất và tâm hồn nhân vật cũng đưa ra. Ở đây, trong trạng thái nhân vật “nằm”, với tư thế này, Raphaen gần như độc thoại toàn bộ tiểu sử của cuộc đời mình, chiêm ngưỡng những thăng trầm thời đại cũng như những trôi nổi của anh ta trong cái xã hội mà tình vắng bóng người, mà quan hệ bị biến thành quan hệ “trả tiền ngay”. Yếu tố kì ảo Miếng da lừa thực hiện sự “chuyển đoạn, sang trang” cần thiết và tăng độ dồn nén chi tiết, sự kiện vào một khoảng không gian, thời gian nhất định.Nó tạo sự đảo ngược về thời gian, tạo nên quá khứ trong hiện tại, cái quá khứ được đặt ra trong sự thẩm định nghiêm khắc của hiện tại. Nó góp phần tạo ra cảm giác về sự vận động của thời gian, diễn trả trạng thái nội tâm của nhân vật, chỉ ra rầm vóc và chiều sâu trong suy nghĩ của nhân vật. Cá tính nhân vật hiện hình rõ nét hơn và trước mắt chúng ta là loại hình triết lí Balzac xuất hiện. Trạng thái “ngồi” gắn với những ngày cuối cùng của Raphaen. Anh ngồi một mình trong căn phòng “lộng lẫy”, ngồi một mình bên hồ “suối Aix”, ngồi lọt thỏm trong chiếc xe ngựa bọc nhung đỏ sang trọng… Với trạng thái này Raphaen hiện ra trong vai ông chủ giàu có “bé loắt choắt”, “lọt thỏm trong chiếc ghế bành:, “một xác chết nhợt nhạt được bọc trong nhung lụa” đang chứng kiến sự tàn tạ của cuộc đời, anh ta đang tiến đếm từng ngày từng giờ bằng vòng đo chu vi “Miếng da lừa”. Mọi cố gắng được tung ra để cứu cuộc đời: mọi sự kiện ngắn hơn, dồn dập hơn những nhân vật trở nên tẻ nhạt. Anh không còn gì để nói, để làm ngoài chế độ ăn ngủ vô cùng nghiêm ngặt. “Ước muốn” và “có thể” bị xóa nhòa đi trong ngôn ngữ của anh ta nhưng đã được trả giá rõ ràng bằng cuộc đời chính nó. Sự xuất hiện của Fôlin cũng như tình yêu cũng chỉ là sự nuối tiếc một thời dĩ vãng xa xưa, trong trắng và mộng mơ. Tính chất ảo giác khá rõ, mặc dù các sự kiện có vẻ gần gũi hơn, cụ thể hơn.
Việc sử dụng mô tip Faust – Miếng da lừa – Ba điều ước đã làm giàu thêm cho thế giới kì ảo một ma lực mới. Đó là hợp thể của “ước muốn” và “có thể”, là sự đối lập giữa cái chủ quan và cái khách quan, giữa con người và hoàn cảnh. Tiếp đó là hiện thân của dục vọng với cái đích “Paris - tiền bạc - vinh quang - đàn bà”.
2.1.4. Mô tip điềm triệu tiên tri và giấc mơ bói toán
Ở Miếng da lừa còn một mô tip kì ảo nữa gắn với nhân vật Pôlin – nhân vật đẹp nhất của tác phẩm – cái tên Pôlin, nhà văn chỉ để giành cho nhân vật đẹp cả tâm hồn, tính cách lẫn thể xác. Đó là môtíp điềm triệm tiên tri.
Trước hết, môtip điềm triệu tiên tri thể hiện dưới dạng bói toán. Người ta chỉ bói khi cầu mong một điều gì đấy, muốn biết về một tương lai nào đấy. Cô giá Pôlin sống với mẹ là một chủ quán trọ rẻ tiền, đã đem lòng thương mến chàng Raphaen. Dưới con mắt của cô, Raphaen là một chàng trai có nghị lực. Anh ta chẳng đã đóng cửa viết “Luận về ý chí” là gì. Hơn thế nữa, anh ta là “mốt của thời đại”. Cô gái ước nguyện như vậy, những chẳng dám nói ra, chỉ nhờ quẻ bói cầu may an ủi hộ. Với cơ chế bói là: đọc kinh, cầu nguyện sau đó đặt chìa khóa lên quyển kinh, nếu chìa khóa quay là được. Kiểu bói này mang ý nghĩa thiêng liêng, một niềm tín ngưỡng tuyệt đối, mang tính chất phổ quát cho mọi tầng lớp lao động nghèo. Nhưng cũng rất ngây thơ, họ đi tìm sự an ủi trong cái ngẫu nhiên: “Tối nay, tôi đọc kinh phúc âm của thánh Jean, còn Pôlin thì đeo lủng lẳng giữa những ngón tay chìa khóa mà chúng tôi vẫn buộc vào một quyển kinh thánh, nếu chìa khóa quay là được. Điềm đó báo tin là ông Gôđanh vẫn bình an mạnh khỏe. Pôlin lại còn hỏi cho cậu và cho chàng trai ở phòng số bảy, nhưng chìa khóa chỉ quay cho cậu thôi. Tất cả chúng ta sẽ giàu, ông Gôđanh sẽ trở về với bạc triệu”.
Môtip được Balzac đặt vào phần “Người đàn bà không tim”. Ở đó Raphaen trong bữa tiệc đế vương tại nhà Tallfer đã kể lại quá khứ của mình và là tiền đề chuẩn bị cho lần ước thứ hai: ước được “hai mươi vạn quan thực lợi”, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Pôlin – Raphaen trong rạp hát sau này, khi Pôlin được thừa kế một gia tài nào đó. Như vậy là bói đúng, nhưng thật ra là Balzac đưa môtip này vào để hợp lý dần chuyện Raphaen sẽ thừa kế một tài sản kết xù mà viên thiếu tá Raphaen – họ hàng đằng mẹ - chết vào thánh tám 1828 để lại, và chuyện cha của Pôlin ở miền thuộc địa về. Quả là chuyện như thật, những vì chìa khóa đã quay.
Môtíp điềm triệu tiên tri thể hiện sự thần giao cách cảm, thường xảy ra trong cuộc sống ở những con người có quan hệ máu mủ, mật thiết. Chọn môtip này Balzac cho rằng: “chúng ta có thể thêm vào tấn thảm kịch này mọi quan sát về sự giao cảm mà các quy luật của không gian chưa biết tới bằng chứng từ một số người cô đơn tập hợp lại sẽ kích thích trí tuệ, và sẽ đặt cơ sở vào lúc nào đấy một nhà khoa học mới, đến nay vẫn vắng một người tài”. Như vậy, là ngẫu nhiên hay tất yếu, là bói toàn hay niềm tin ? Có lẽ là tất cả. Nhưng quan trọng hơn, môtip kì ảo qua bói toán tạo ra cách nhìn mới về một đặc tính mới của con người, về sự linh cảm, rất đáng được quan tâm. Kiểu môtip này tạo ra cái nhìn đối lập với môtip bán linh hồn cho quỷ sứ. Mặc dù M.Shneider cho rằng nếu nhà văn khi dùng yếu tố kì ảo mà tin vào nó, thì cái đó không còn là kì ảo nữa. Song, hiện thực tâm linh vẫn đang còn mới mẻ xa lạ, chưa phải được giải quyết tất cả.
Môtíp điềm triệu tiên tri còn xuất hiện như là dự báo, hồi chuông báo tử, báo tin cuộc đời Raphaen đã được định đoạt. Đó là ba chữ Manné - Thekel - Phares thần bí vốn đã làm vương quốc sụp đổ - mà ở Balzac, trong Miếng da lừa, trong Ơgiêni Grăngđê, trong những bước thăng trầm của những người kỹ nữ đều gắn với chức năng báo hiệu cái chết: “Bao nhiêu bắp thịt trên bộ mặt tàn tạ của người kế thừa đó đều tái xanh một cách kinh khủng: nét mặt co lại, những đường nổi trắng bệch, những lỗ hỏm tối om, sắc mặt nhợt nhạt, mắt trừng trừng. Anh trông thấy cái chết”. Thực ra toàn bộ câu chuyện về Raphaen đã cho thấy quy luật tất yếu diệt vong của nhân vật này. Sự có mặt của yếu tố kì ảo mang tính chất tiên tri dự báo đó cũng chỉ là một sự khẳng định thêm mà thôi, một ảo giác mà nhà văn tạo ra che đậy cái hiện thực phủ phàng tao nhã.
Môtip điềm triệu tiên tri dưới dạng mô tip giấc mơ bói toán. Giấc mơ về rắn rết và bùn lầy của bà mẹ Pôlin: “Tôi nằm mơ thấy ông ấy ở trên một chiếc tàu đầy rắn may là nước lại đục, như thế có nghĩa là có vàng và châu báu ở hải ngoại”. Giấc mơ của bà mẹ Pôlin đã phản ánh ươc mơ của người lao động nghèo khổ và tạo ra chiều phát triển thứ hai dẫn tới cuộc gặp gỡ của Raphaen và Pôlin sau này trong rạp hát. Nó mở rộng ra sự phát triển của cốt truyện, đặt nhân vật vào môi trường hoạt động rộng hơn, đa diện hơn và nhiều nhân cách hơn. Cuộc gặp mặt tại nhà hát được đặt trong thế tương phản tiêu biểu: một bên là thế giới bán linh hồn cho quỷ sứ với lão già bán đồ cổ đang khoát tay ả vũ nữ Aquilina, mình đáp đầy ngọc ngà châu báu, là Raphaen trong lô rạp hát đắt tiền với sức khỏe tàn tạ, đang vô phương chống chọi với tử thần và đang hằn học bình phẩm thế giới thượng lưu, còn bên kia là Pôlin “lộng lẫy” thu hút mọi sức nhìn của nhà hát, xuất hiện như là ảo ảnh của đời thực, như hiện thân của “lửa trong lửa”. Môtip giấc mơ bói toán này tạo ra thế giới đẹp, của tình người, thể hiện sự phủ nhận xã hội mà trong đó “pháp luật là cái mạng nhện, con ruồi to thì bay lọt còn con ruồi nhỏ thì mắc lại”. Yếu tố kì ảo này tạo ra sự đối lập, tương phản – một cách nhìn nhận ngược chiều đối với xã hội đương thời. Từ đó, sự nhận thức trở nên sâu sắc, sự phủ nhận trở nên quyết liệt hơn.
2.2. Vai trò nghệ thuật của các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac
2.2.1. Vai trò nghệ thuật của các yếu tố kì ảo đối với cốt truyện
Cũng như chính bản thân tác phẩm, các cốt truyện của Balzac đều có chỗ mở đầu và kết thúc. Phần mở đầu tác phẩm là sự khai mào cho mạch truyện. Do đó mang đậm màu sắc cá tính sáng tạo của nhà văn. Miếng da lừa là tác phẩm được tổ chức theo kiểu khai truyện bằng lời bình bình, bằng vị trí ám chỉ. Trong Miếng da lừa, dấu ấn lắp ghép cũng thể hiện khá rõ, nó đóng vai trò đơn vị vận động, đặt nhân vật vào một tình huống mới, do đó tạo ra khả năng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Sự xuất hiện của Miếng da lừa dẫn tới các mạch rẽ của cốt truyện là :
- Raphaen với bữa tiệc đế vương
- Lão già bán đồ cổ phải lòng gái
- Câu chuyện tình yêu Raphaen – Pô lin
Balzac chọn con đường phát triển tổng hợp cả ba và yếu tố nghệ thuật giúp ông giải quyết vấn đề đó lại chính là Miếng da lừa kỳ ảo. Cốt truyện của ông, do đó, có sức nặng riêng. “Miếng da lừa đồng thời đánh dấu nhiệt hứng của một tài năng đã tiếp thu được những hình thức xác định, từ đó dòng thép quý sẽ chảy ra để tạo ra những hợp kim khác đưa lại cho sự nghiệp sáng tác của ông sự vững bền chắc chắn”.
Miếng da lừa vừa là yếu tố kì ảo vừa là chi tiết nghệ thuật tham gia vào sự tổ chức cốt truyện. Mặc dù chật hẹp, song không gian nghệ thuật gắn với sự xuất hiện của yếu tố kì ảo này, vẫn đóng vai trò bước chuyển trạng thái vận động của nhân vật. Từ trạng thái “đi”, đi liên tục từ sòng bạc đến cầu sông Xen, nhân vật được đặt vào trạng thái “đứng” ở gian hàng đồ cổ. Một sự cân bằng tạm thời được xác lập, ở đó nhân vật được chiêm ngưỡng sự thăng trầm của lịch sử “hàng hai mươi thế kỉ”, cho đến khi xuất hiện Miếng da lừa thì nội tại bị phá vỡ; nhân vật được đẩy vào một trạng thái vận động mới, sự kiện bước ngoặt được mở ra: ước mong một bữa tiệc đế vương được thực hiện. Và như vậy nguyên tắc liên kết nghệ thuật xuất hiện: nguyên tắc nhân quả, mà các nhân nhỏ tạo thành nhân lớn, các quả nhỏ sẽ tạo thành quả lớn, tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong tổ chức nghệ thuật tác phẩm và giấu đi mối lắp ghép khi đưa Miếng da lừa vào.
Các điều ước gắn với Miếng da lừa là điều kiện tiền đề quy định sự vận động của cốt truyện, gạt bỏ sự thừa thãi không cần thiết. Sự định hướng này là điểm đồng quy, dẫn đến hệ quy chiếu được tạo ra từ các sự kiện và tọa độ nhân vật.
Miếng da lừa đóng vai trò sự kiện bước ngoặt, vai trò đơn vị vận động đẩy cốt truyện phát triển, đưa nhân vật vào phần “Cơn hấp hối” (phần 3). Trong phần này, hình ảnh Miếng da lừa xuất hiện nhiều lần, gắn liền với sự lí giải quyết số phận các nhân vật đưa ra, và được móc nối với nhau một cách chặt chẽ. Với bảy lần xuất hiện ở phần này, Miếng da lừa cô kết nhiều sự kiện vào cốt truyện đặt nhân vật vào sự tiếp xúc nhiều chiều, đồng thời tạo nên nhịp điệu cho hình tượng. Sự dồn dập này trước hết ở số lượng sự kiện nhiều, trong khi sự kiện phần hai chỉ có sự kiện hình thức là bữa tiệc. Nó còn thể hiện thời gian sự kiện ngắn, gần như tương ứng với thời gian cốt truyện, trong khi ở phần hai thời gian cốt truyện là thời gian câu chuyện mười năm trước, còn thời gian sự kiện chỉ là một đêm. Độ chênh lệch về thời gian cho phép tác giả ngược theo chiều kí ức, để nhân vật hồi tưởng lại quá khứ của mình.
Trong tác phẩm Miếng da lừa triệt tiêu thì nhân vật cũng kết thúc. Yếu tố kì ảo gắn với thực tại, xuất hiện cùng với sự kiện hiện tại. Trong phần hai, phần “Người đàn bà không tim” dài một trăm mười bảy trang thì mười một trang cuối là thời điểm quay bữa tiệc. Miếng da lừa xuất hiện để thực hiện lời ước giàu sang của Raphaen. Như vậy ở đây là cái kì ảo của đời thường, của cuộc sống hiện tại, nó tham gia vào hoạt động của cá nhân hiện tại. Mạch liên kết Lôgic nhân quả hiện ra: phần hai là nhân quả của phần một và phần ba; nó giải thích tại sao Raphaen lại đi tự vẫn ở phần một và được giàu sang mà vẫn không thoát khỏi bệnh tật, cuối cùng phải chết ở phần ba. Miếng da lừa là yếu tố nghệ thuật tạo ra sự phân cách các phần trong tác phẩm, cho phép sự đảo lộn trình tự thời gian cốt truyện như đã nêu trên. Nói cách khác, nếu lược bỏ bảy trang có Miếng da lừa thì trình tự thời gian sẽ diễn ra theo chiều từ quá khứ đến hiện tại, bắt đầu là câu chuyện học hành, phá sản Raphaen, đến khi thất tình, thua bạc phải đi tự tử thì được kế thừa tài sản lớn, nhưng đã muộn vì sức khỏe anh không còn nữa, cho phép nhìn nhận sự kiện trong chiều thời gian hiện tại, với độ thời gian: ngắn, khoảng vài tháng.
Có thể nói, trong mối quan hệ với cốt truyện, cái kì ảo – Miếng da lừa đóng vai trò sự kiện bước ngoặt, đơn vị vận động của truyện. Nó thể hiện tương đối rõ nét các nhát cắt nghệ thuật, để từ đó các phiến đoạn văn bản được lồng ghép vào nhau. Đây cũng là đặc trưng của chủ nghĩa kì ảo hiện thực Balzac: lồng ghép cốt truyện những không phương hại đến hiện thực phản ánh. Chức năng thu hút của sự chú ý của độc giả được lần lượt thể hiện. Nó cũng là đường dây định hướng và tạo ra các mối quan hệ cần thiết trong kết cấu văn bản. Cái thực trong bức tranh xã hội được cố định bằng các yếu tố kì ảo. Do đó, nó là phương thức nghệ thuật để khám phá hiện thực mang tính đặc thù trong thế giới nghệ thuật Miếng da lừa
2.2.2. Vai trò nghệ thuật của các yếu tố kì ảo đối với nhân vật
Nếu như trong mối quan hệ với cốt truyện, các yếu tố kì ảo đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của truyện, tạo sự liền mạch của các sự kiện thì đối với việc xây dựng nhân vật các yếu tố kì ảo đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa tính cách nhân vật, hơn nữa qua các yếu tố kì ảo tính cách nhân vật được bộc lộ toàn diện cùng với bản chất đích thực của nó.
Nếu như cách khai truyện và kết truyện của tác phẩm kỳ ảo không có khác biệt nhiều với các tác phẩm khác thì lại có những điểm đáng lưu ý khi ông xuất trình nhân vật có liên quan đến các yếu tố kì ảo. Suốt bốn mươi hai trang đầu của Miếng da lừa, nhân vật hết vào sòng bạc, đi qua các phố đến bờ sông Seine, cuối cùng vào của hàng đồ cổ, tác giả không hề cho biết tên nhân vật. Chỉ sau khi được Miếng da lừa – hoàn tất bản giao kèo với quỷ sứ - chúng ta mới biết một bên ký giao kèo là Raphaen. Tác giả sử dụng bốn mươi hai trang này tới hai mươi mốt lần cụm từ “le Jeune home”, và trong gian hàng đồ cổ, tác giả thêm bốn lần minh định: le jeune incredule, le jeune inconnu, le jeune fou, le jeune etourdi và cũng trong bốn mươi hai trang ấy ông dùng tới mười bốn lần “l’inconnu”. Cả hai dạng được dùng xen kẽ như để tránh trùng lặp và cũng như để chơi ú tim với độc giả. Kể cả khi anh ta tiếp xúc với Miếng da lừa và độc giả đã biết rõ anh ta là kẻ cùng đường tự vẫn thì người kể chuyện vẫn chưa cho biết tên. Miếng da lừa trở thành chiếc phao cứu đuối cho anh nhưng vì nó quá bé “không lớn hơn tấm da cá” nên “việc tự sát của anh chỉ chậm lại mà thôi”. Cách bố trí thật hợp lí và chỉ sau thời điểm ấy tên của nhân vật mới xuất hiện. Như vậy cái kì ảo mang thêm chức năng định danh, còn tính chất “hấp hối” của nhân vật đã được tác giả đưa ra trước đó rồi. Kiểu dẫn dắt nhân vật này, rõ ràng bị chi phối bởi cái kì ảo; cái kỳ ảo được Balzac sử dụng bị quy định chặt chẽ bởi sự hư cấu, trí tưởng tượng và ý đồ nghệ thuật của ông.
Balzac rất quan tâm đến phương diện đối thoại của nhân vật. Thậm chí ông còn có ý thức đúc kết về nó. Trong Miếng da lừa dạng đối thoại xuất hiện dưới dạng nhân vật tự kể về mình, tự giải thích suy nghĩ và hành động của mình – đối thoại giữa Raphael với Emile trong bữa tiệc đế vương – có được sau khi anh ta đã nắm trong tay Miếng da lừa và cũng là điều ước đầu tiên của anh. Đối thoại chiếm trọn phần “Người đàn bà không tim” với độ dài một trăm lẻ năm trang. Ở đây, lời nói của Raphael, tuy là một thông điệp có địa chỉ (đối thoại với Emile) nhưng thực ra là một kiểu độc thoại vì hầu như chỉ một mình anh nói để kể về mình. Kể về quá khứ mười năm của anh: từ khi mẹ mất, gia đình sa sút, anh tự học, tự kiếm sống,… rồi gặp Rastignac và sa ngã, cho đến khi đánh bạc cầu may và thất vọng định tự tử. Anh nói: “Tôi cần đến mọi người, nhưng tôi không có bạn; tôi rắp tâm vạch một con đường đi trong xã hội, nhưng tôi sống trơ trọi, sợ hãi ít hơn là tuổi nhục, tôi mang trong lòng một mối tham vọng thái quá, tôi tưởng mình sinh ra để làm những việc to lớn, thế mà tôi tự cảm thấy mình không làm được trò gì”. Dĩ nhiên “khúc bi ca của nhân vật dù có hay đến đâu cũng dễ làm độc giả chán – do đó, giữa một trăm lẻ năm trang độc thoại kia, tác giả để Emile chen vào: “Cậu khá bi đát tối nay”, để rồi nhân vật lại thanh minh, nhưng chính là lời thanh minh của tác giả với bạn đọc: “Muốn phê phán một con người, ít ra phải dựa vào cái bí ẩn của tư tưởng, của những bất hạnh, những cảm xúc của họ; chỉ muốn biết những biến cố vật chất trong cuộc đời họ là làm cái niên biểu, cái lịch sử những thằng ngốc ! Và cứ thế, đối thoại một chiều lại tiếp diễn cho đến khi mạch kể nhân vật lắp nối với mạch kể của tác giả, lúc đó nhân vật ngừng lời. Và Miếng da lừa lại xuất hiện để làm chức năng chuyển đoạn. Bản lý lịch của nhân vật tự khắc hoàn thiện từ quá khứ đến hiện tại. Nghệ thuật đối thoại của Balzac chủ yếu diễn ra trên hình thức này, tạo ra mối liên kết nội tại xuyên suốt toàn tác phẩm, đồng thời quy các sự kiện nghệ thuật được trình bày trên trục thời gian tuyến tính.
Ở Miếng da lừa còn xuất hiện kiểu đối thoại “ai nói nấy nghe” trong và sau bữa tiệc đế vương. Hàng loạt nhân vật được dựng lên qua lời và cách đối thoại của họ. Ai cũng nói dường như họ thi nhau nói, nhưng chẳng ai hiểu người kia nói gì. Bằng cách này, Balzac cố tình làm loãng điểm thắt nút của truyện. Bởi vì, trong bữa tiệc có mặt viên chưởng khế Cardot. Ông ta không hỏi ai trong bữa tiệc mà chỉ dành lời đối thoại của mình cho Raphael : “Tên chàng trai ngồi đằng kia là gì ? – Viện quản lý văn khế chỉ Raphael và hỏi : Tôi nghe hình như người ta gọi anh ấy là Valentin”. Và sau khi nghe anh bạn Emile giải thích hài hước cái tên đó, Cardot “trầm ngâm một lúc rồi lại tiếp tục uống, khoát tay, dường như để thú nhận rằng hắn không thể gắn với khách hàng của hắn những tên thi trấn Valence, Constantinople, Mahmoud, hoàng đế Valens và dòng họ Valentinos”. Đưa kiểu đối thoại này vào tác phẩm, Balzac một mặt làm sáng rõ bộ mặt chính trị thời đại, mặt khác tạo ra mối quan hệ ngầm xuyên suốt tác phẩm mà yếu tố kì ảo Miếng da lừa sẽ được ghép nối vào. Do đó, đến màn tiệc thứ hai, xảy ra vào sáng hôm sau, Balzac cho Miếng da lừa xuất hiện với lời ước “hai mươi vạn quan thực lợi”: thì chỉ khoảng khắc sau Cardot lại hiện ra với lời tuyên bố hùng hồn: “Tôi đem lại sáu triệu quan cho một vị trong các ngài…Thưa ngài, hắn quay lại nói với Raphael”…. Thế là mạch truyện lại mở ra một cảnh mới: Raphael hấp hối trong cảnh giàu sang.
Một cách tổ chức nghệ thuật của nhà văn nữa là không để cho nhân vật nói, không cho biết tên nhân vật, để khi yếu tố kì ảo Miếng da lừa xuất hiện, Raphael mới ra mắt chính thức trước bạn đọc và lập tức mọi ánh đèn “sân khấu” đều tập trung vào anh; anh có tên và sẽ độc thoại một mình trong suốt gần trăm trang sách. Mối quan hệ giữa Raphael và tấm da lừa kỳ ảo do đó mà được khắc sâu trong ký ức mọi người
Tóm lại xét về phương diện tổ chức nhân vật, Balzac sử dụng cái kỳ ảo như một phương tiện tạo nghĩa cho phép ông tung hoành trên các kiểu nhân vật khác nhau. Cái kì ảo của ông, do đó, khác xa với cái kì ảo của các nhà văn khác. Nó không dẫn tới ấn tượng khủng khiếp, rùng rợn mặc dù không kém phần ly kì hấp dẫn. Các nhân vật kỳ ảo của Balzac trở nên thực hơn và dễ dàng hòa nhập vào khối nhân vật đông đảo của Tấn trò đời.
2.3. Hiệu quả nghệ thuật của các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac
Cuộc sống đi vào tác phẩm nghệ thuật thường dưới dạng các chi tiết, được nhào nặng bởi trí tưởng tượng của nhà văn, trong chỉnh thể nghệ thuật ấy chúng giữ những chức năng nhất định, nhưng không tách rời nhau. Cái kì ảo sử dụng trong tác phẩm cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong Miếng da lừa Balzac mượn yếu tố quái dị để nhấn mạnh và làm nổi bậc chủ đề tiểu thuyết của ông: đó là sự xuất hiện của lão già bán đồ cổ và Miếng da lừa thần bí. Việc sử dụng yếu tố quái dị, thần bí ở đây không hề làm giảm sút hiện thực tác phẩm, vì tựu chung cái đó không phải là cái quyết định sự phát triển của vấn đề, mà nó cũng không tách rời nhân vật chính ra thực cảnh hiện tại với tính qui luật phát triển của nó.
Cốt lõi hiện thực của Miếng da lừa chỉ là một câu chuyện thanh niên quý tộc có tài những sa cơ thất thế. Đến phút chót cuộc đời, anh ngầu nhiên được hưởng một gia tài lớn. Song bệnh lao phổi đã quá nặng và anh chết trong bi thảm. Tính hiện thực trong cốt truyện là không thể phủ nhận. Tác giả đã gia tăng chiều dày của tác phẩm bằng hàng loạt sự kiện, bằng những trang lý lịch của bản thân, nhưng hiệu quả nghệ thuật không vượt quá tầm hiện thực của cốt truyện. Với Miếng da lừa, Balzac đã chuyển hóa hiện thực đơn giản đó. Tác phẩm phong phú và đồ sộ hơn, giàu chất triết lí và tính hiện thực cao hơn nhờ sự đan dệt các yếu tố kì ảo. Đồng tiền với sức mạnh vạn năng đã làm tha hóa cả xã hội, tha hóa mọi tầng lớp của xã hội. Nó tha hóa cụ già “một trăm linh hai tuổi”, đã đi khắp “ mọi hang cùng ngõ hẻm của trái đất”, có trong tay kho tài sản “giá trị hàng tỉ”, nó tạo ra “linh hồn tội lỗi” và “tội lỗi không có linh hồn”. Đỉnh cao của sự tha hóa là “Fôđôrê, người đàn bà không tim”. Từ đó kết luận, “Fôđôrê, chính là xã hội này” mà tác giả đưa ra cuối tác phẩm mang tính hợp lý và tự thân nó có sức mạnh tố cáo phê phán. Sản phẩm của sự tha hóa là Raxtinnhắc, đóng vai trò “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” dẫn Raphaen vào con đường tha hóa giữa chốn trần ai. Bức tranh xã hội thuần túy một màu đen, mà Balzac chiếu sáng đến đâu, độc giả thấy chiếu sáng đến đó. Ngay tại không gian sự kiện, nơi có ánh sáng như sòng bạc, ở bữa tiệc đế vương hay ở nhà hát… thì bóng tối vẫn bao trùm. Chẳng khác gì Miếng da lừa khi được ngọn nến soi vào phản chiếu và phát ra hàng ngàn tia sáng le lói thì vẫn không thể xuyên thủng màn dêm đang buông xuống dày đặc xung quanh nhân vật. Nó trở thành đường dây định hướng đưa ta đi trong cái mê cung xã hội tha hóa.
Hơn nữa xã hội là “Người đàn bà không tim” trống trải tình người, được gia trọng bằng Miếng da lừa thần bí, thần bí bởi tính chất của nó, thần bí bởi bản giao kèo độc đoán trong bản thân nó. Xã hội trở nên biết lập, cô đơn. Sự giao tiếp giữa con người với con người chỉ dừng lại ở hành vi vồ xé lẫn nhau. Từ đó, “thế giới là một hoang mạc” trở thành một kết luận hợp lý. Như vậy, ngoài việc định hướng độc giả, yếu tố kì ảo Miếng da lừa còn góp phần tôn tạo bản sắc hiện thực tác phẩm. Nó không phải là hiện thực trần trụi, có sao nói vậy, mà là hiện thực của suy nghĩ, để nó không dằn vặt trí tuệ và tình cảm của mình. Với hiện thực không thể giải đó, để tạo ra, Balzac phải nhờ đến giải pháp kì ảo. Cái kì ảo trở thành phương thức thực hiện chức năng hóa hiện thực. Hiện thực cuộc sống vốn tự thân nó là khách quan, nhưng sự tiếp cận và phản ánh hiện thực đó mang màu sắc chủ quan. Yếu tố kì ảo tạo ra sự li gián cần thiết nhờ tính khách quan của hiện thực không bị xâm lấn, mà được tôn trọng và là cái không thể thiếu để tạo ra chủ nghĩa hiện thực Balzac.
Hiện thực được phản ánh sinh động hơn nhờ sự gia cố của cái kì ảo. T.Tôđôrô cũng cho rằng: “Cái kì ảo tạo ra cách phản ánh riêng biệt”. Như vậy, khả năng đồng tái tạo hiện thực của cái kì ảo là hiển nhiên. Cái kì ảo còn tham gia thúc đẩy sự phát triển của mạch trần thuật trên nhiều bình diện. Trong mạch trần thuật, cái kì ảo là phương tiện cấu thành tác phẩm, tạo ra sự tương tác để định hình nhân vật. Trong Miếng da lừa các yếu tố kì ảo xuất hiện ngay cả hồi đầu nút đầu mối câu chuyện. Sự hiện diện của nó suốt chiều dài tác phẩm khiến ta nghĩ tới nhân vật vô tri, vô giác những liên quan chặt chẽ với nhân vật khác. Cái kì ảo đóng vai trò yếu tố tiên tri dự báo buộc người đọc khi gặp sự xuất hiện của nó phải chờ đợi một sự kiện mới mẻ sẽ xảy ra. Nó buộc nhà văn khi xử lí số phận của nhân vật kia cũng phải giải quyết luôn số phận của nó. Vì thế, Raphaen chết thì Miếng da lừa cũng co lại và biến mất. Cái kì ảo là một phẩm chất của nhân vật không thể tách rời nhân vật. Do đó, dù truyện có thể tổ chức theo kiểu kết cấu kịch tính thì nét phẩm chất này cũng không bị xóa nhòa, mà càng ngày tô đậm hơn. Hoàn cảnh được miêu tả mang dáng dấp tính cách được mở rộng nên không tạo ra ấn tượng đối lập nào.
KẾT LUẬN
Yếu tố kì ảo đã có mặt từ lâu trong lịch sử văn học nghệ thuật và đã tạo ra không ít thành quả nghệ thuật. Trong Tấn trò đời, Balzac đã sử dụng nhiều hình thức kì ảo đậm nhạc khác nhau nhưng tập trung nhất là các tác phẩm được ông xếp vào phần khảo sát triết lí mà trong đó Miếng da lừa là tiêu biểu.
Miếng da lừa – là một tiểu thuyết chiếm một vị trí quan trọng trong Tấn trò đời. Yếu tố kì ảo được biểu hiện dưới những mô tip kì ảo khác nhau, nổi lên là các môtip: môtíp bán linh hồn cho quỷ sứ, môtip điềm triệu tiên tri, giấc mơ bối toán, ba điều ước, và môtíp kì ảo Miếng da lừa. Các yếu tố kì ảo này đã tạo màu sắc khác nhau cho toàn tác phẩm, đan kết với nhau, và cùng các chi tiết nghệ thuật tạo nên cốt truyện hấp dẫn, đầy chất vị tha và mang sức mạnh phê phán. Các yếu tố kì ảo không hề làm giảm đi giá trị hiện thực của tác phẩm mà trái lại góp phần tạo ra cách nhận diện mới về cuộc sống bằng cách gia tăng các điểm nhìn nghệ thuật, gia tăng chiều tiếp cận nghệ thuật một cách nghệ thuật. Miếng da lừa đã phản ánh đúng tiến trình phát triển lịch sử khách quan của thế giới, đảm bảo cho tác phẩm chân thực, có tính lịch sử cao. Sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực Balzac ngoài việc tạo dựng “hệ thống các chi tiết điển hình” còn biểu hiện qua cách nhìn nghệ thuật và phương thức kì ảo tạo ra. Balzac đúng là “bậc thầy vĩ đại của cái kì ảo”.
Trên đây là bài làm của người viết, dù có nhiều cố gắng nhưng cũng không thế tránh khỏi một số sai sót. Vì vậy kính mong cô, đồng các bạn có ý kiến để người viết khắc phục và hoàn thiện những bài làm khác được tốt hơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.[FONT="] [/FONT]Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, NXB Đại học Sư phạm.
3.[FONT="] [/FONT]Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục
4.[FONT="] [/FONT]Lưu Đức Trung (chủ biên, 2004), Chân dung các nhà văn thế giới, NXB Giáo dục.
5.[FONT="] [/FONT]Lưu Đức Trung (chủ biên, 2003), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, NXB Giáo dục.
6.[FONT="] [/FONT]Lê Huy Hòa – Nguyễn Văn Bình (biên soạn, 2006), Những bậc thầy văn chương, NXB Lao động.
7.[FONT="] [/FONT]Đỗ Đức Dục (1982), chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây thế kỉ XIX, NXB Khoa học xã hội
8.[FONT="] [/FONT]Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạng và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, NXB Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp
9.[FONT="] [/FONT]Đỗ Đức Dục (2002), Hônôrê Đờ Bandăc – một bậc thầy chủ nghĩa hiện thực, NXB Hải Phòng.
10.[FONT="] [/FONT]Đỗ Đức Dục (2005), Miếng da lừa, NXB Văn hóa thông tin.
11.[FONT="] [/FONT]Trọng Đức (biên soạn, 1980), Hônôrê Đờ Bandăc (1799- 1850), NXB Giáo dục.
12.[FONT="] [/FONT]Trịnh Thu Hồng, Đỗ Phương Mai (dịch, 1996), Văn học Pháp, NXB Giáo dục
13.[FONT="] [/FONT]Đỗ Đức Hiểu (chủ biên, 2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới.
14.[FONT="] [/FONT]Nhiều tác giả (1994), Văn học nước ngoài, NXB Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.
15.[FONT="] [/FONT]Nguyễn Dương Khư (dịch, 1996), Ba bậc thầy Doxteievxki, Balzac, Dickenkx, NXB Giáo dục
16.[FONT="] [/FONT]Nhiều tác giả (2009), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục.
17.[FONT="] [/FONT]Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu (1979), Lịch sử văn học phương Tây – Tập 2, NXB Giáo dục.
18.[FONT="] [/FONT]Hữu Ngọc (1990), Tự điển tác phẩm văn học nước ngoài – Tập 1, NXB Đà Nẵng.
19.[FONT="] [/FONT]Hoàng Phê (chủ biên, 2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
20.[FONT="] [/FONT]Hoàng Trinh (1999), Phương Tây văn học và con người, NXB Hội nhà văn.
21.[FONT="] [/FONT]Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Phùng Văn Tửu (1996), Giáo trình văn học phương Tây, NXB Huế.
22.[FONT="] [/FONT]Phan Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (chủ biên, 2005), Lịch sử văn học pháp Thế kỉ XVIII và Thế kỉ XIX – Tập 2, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang:
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................... 6
5. Cấu trúc đề tài:................................................................................................................. 6
NỘI DUNG......................................................................................................................... 7
Chương một: Những vấn đề chung............................................................................... 7
1.1. Giới thuyết thuật ngữ................................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết................................................................................................ 7
1.1.2. Khái niệm cái kì ảo:................................................................................................... 7
1.1.3. Một số thuật ngữ liên quan...................................................................................... 9
1.2. Balzac – Một đỉnh cao bậc thầy văn học, tác gia loại hình văn học kì ảo nổi tiếng 9
1.2.1. Balzac – Cuộc đời và sự nghiệp của một tác gia tài ba....................................... 10
1.2.2. Balzac – tác gia của loại hình văn học kì ảo nổi tiếng......................................... 13
1.3. Miếng da lừa - một tác phẩm kì ảo nổi tiếng...................................................... 15
Chương hai: Vai trò nghệ thuật của các yếu tố ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac 16
2.1. Biểu hiện các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac............ 16
2.1.1. Môtip bán linh hồn cho quỷ sứ............................................................................. 17
2.1.2. Mô tip kì ảo Miếng da lừa...................................................................................... 21
2.1.3. Mô típ ba điều ước.................................................................................................. 22
2.1.4. Mô tip điềm triệu tiên tri và giấc mơ bói toán...................................................... 25
2.2. Vai trò nghệ thuật của các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac 28
2.2.1. Vai trò nghệ thuật của các yếu tố kì ảo đối với cốt truyện................................. 28
2.2.2. Vai trò nghệ thuật của các yếu tố kì ảo đối với nhân vật................................... 30
2.3. Hiệu quả nghệ thuật của các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac 33
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 37