Y thuật Ấn Độ và lý thuyết dùng lý trí để sống khỏe

Đặng Hải Nam

New member
Xu
0
Mãi đến gần đây, nền y học hiện đại mới phát hiện ra ảnh hưởng to lớn của thể trạng tâm lý, những tư tưởng và nhân sinh quan đối với sức khỏe con người. Trong khi vấn đề đã được quan tâm và khai thác từ hơn 6.000 năm trước ở Ấn Độ.


Lý trí quyết định sức khỏe và bệnh tật


Khởi thủy trường phái y thuật Ấn Độ mang tên Ayurveda (cấu trạo bởi hai từ cổ: Ayur - sự sống và Veda - kiến thức) nghĩa là kiến thức về sự sống. Theo nội dung triết lý chủ đạo của Ayurveda thì lý trí có tác động mạnh mẽ nhất đối với sức khỏe và thể xác của mỗi người. Đồng thời, sự giải thoát khỏi bệnh tật cũng lệ thuộc vào ý thức và sự cân bằng của lý trí. Khi lý trí đạt được sự cân bằng, nó sẽ chuyển giao sự cân bằng này cho cơ thể, giúp cơ thể chiến thắng bệnh tật.
Ngày nay, y học hiện đại cũng đã thừa nhận nội dung triết lý này và đang phân tích nó, tuy kết quả có khác chút ít song ý nghĩa thì tượng tự. Kết quả những nghiên cứu mới nhất cho thấy: tự nhiên vốn tồn tại sự gắn bó chặt chẽ và mật thiết giữa ba hệ thống quan trọng nhất của cơ thể con người: hệ hormon, hệ thần kinh và hệ đề kháng. Thế nên, sự sút kém về tinh thần có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh truyền nhiễm và một số bệnh khác, thí dụ như bệnh tim mạch và ung thư.
Các nhà tâm thần học đã có nhiều bằng chứng chứng tỏ những người mắc chứng suy sụp tinh thần hay bị bệnh thần kinh thường dễ mắc bệnh hơn đối tượng đối chứng. TS. Deepak Chopra dẫn trường hợp cậu bé Timmy 6 tuổi, bệnh nhân hội chứng “phân liệt cá tính”. Timmy không chỉ có thể tự thể hiện hàng tá cá tính khác nhau với tình cảm và giọng nói khác biệt, mà còn cảm nhận được đủ các loại bệnh tật. Trong cá tính này - chẳng hạn nhu nhược và mềm yếu - thì Timmy mắc bệnh tiểu đường; trường hợp thay đổi sang dạng cá tính khác như nóng vội và hay tức giận thì Timmy mắc bệnh hen suyễn hoặc huyết áp cao. Trong thể xác Timmy, dường như cả huyết áp và đặc tính hoạt động điện não (EGG), thậm chí cả vết sẹo và màu mắt - cũng tự thay đổi tùy thuộc vào lý trí và cá tính!

Mot-trong-nhung-lieu-phap-chua-benh-theo-Ayurveda.jpg


Một trong những liệu pháp chữa bệnh theo trường phái Ayurveda.



Muốn thân thể khỏe mạnh thì lý trí phải vững vàng


Cho đến gần đây, giới y học hiện đại mới thừa nhận rằng dịch vụ y tế chỉ đóng vai trò từ 5 - 10% khả năng cải thiện sức khỏe của con người. Nhưng từ hơn 6.000 năm trước, trường phái y thuật Ấn Độ Ayurveda đã khẳng định: các phương pháp y thuật chỉ giải quyết “phần ngọn” của sức khỏe và bệnh tật. Chính phong độ của lý trí mới đóng vai trò quyết định cái gốc của tình trạng sức khỏe mỗi người. Thông qua lối sống, chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất, chế độ nghỉ ngơi, việc rèn luyện tâm lý, từ bỏ các tật xấu - tức những vấn đề được lý trí chi phối, con người có thể nâng cao sức khỏe cũng như chiến thắng bệnh tật. GS S. Ranade - Chủ nhiệm Khoa Ayurveda thuộc Đại học Tổng hợp Pun (Ấn Độ) cho biết: Lý trí điềm đạm làm tĩnh tại thể xác - yếu tố khiến cơ thể đề kháng tốt hơn đối với mọi bệnh tật. Chính vì thế mà Ayurveda đề cao các phương pháp vật lý trị liệu, chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập yoga, cầu nguyện. Sự phối hợp của các phương pháp này sẽ giúp cơ thể duy trì sự hài hòa cần thiết.

Gần đây, TS.Chopra còn lý giải rằng, theo kết quả nghiên cứu mới nhất, triết học Ayusveda nên hiểu như sự cần thiết phải lập trình hóa trí tuệ. Bởi cả sức khỏe, niềm vui, cuộc sống và thậm chí sự thành đạt của mỗi cá nhân đều phụ thuộc vào nó. Như TS. Chopra khẳng định, lý trí có khả năng hồi sinh. Điều này cũng lý giải một số trường hợp khỏi bệnh (thậm chí không hiếm chứng nan y) bằng những phương pháp điều trị không chính thống. “Kết quả nghiên cứu 400 trường hợp ung thư hồi phục một cách ngẫu hứng cho thấy nhiều đặc điểm giống nhau. Một số chỉ uống nước hoa quả hoặc vitamin C liều cao, một số khác - uống dược thảo. Họ sống mỗi người một kiểu, song đều có chung đặc điểm, đều có một nền tảng lý trí vững vàng và niềm tin sắt đá rằng, chắc chắn mình sẽ khỏi bệnh”.
TS. Chopra khẳng định rằng, nhồi máu cơ tim, tiểu đường xảy ra với những đối tượng nhất định. Họ là ai? Tất cả phụ thuộc vào kiểu tính cách và lý trí của cá thể, đối tượng bao giới cũng có những điểm mạnh và yếu nhất định. Vì lý do này, những tín đồ Ayusveda lưu ý y học hiện đại sự cần thiết phải nghiên cứu sự khác biệt giữa con người. Với họ, bệnh tật khác nhau hệt như con người chúng ta vậy. Ayurveda cũng nhìn nhận rất khác những trạng thái: đau đớn, suy sụp tinh thần, mệt mỏi, lo âu hoặc suy nhược toàn thân. Thông thường các bác sĩ xếp chúng vào dạng rối loạn tâm sinh lý, tức hội chứng xuất hiện trong đầu người bệnh. Các nhà y thuật cổ điển Ấn Độ lại cho rằng, đó là dấu hiệu báo trước những bệnh lý trầm trọng mà con người có thể sử dụng lý trí để ngăn ngừa.
Mỗi người cũng tự khám phá cái gì tốt và không tốt đối với bản thân. Ayurveda chính là người dẫn đường trong cuộc tìm kiếm thú vị ấy - GS. Chopra khuyên, mỗi ngày là một cuộc đối thoại giữa bạn và cơ thể mình, hãy lắng nghe cơ thể và sử dụng lý trí để giúp cơ thể vươn tới sự hoàn thiện tối ưu về sức khỏe!
Lê Thái An
(Theo The National Institutes of Health)
suckhoedoisong.vn

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top