Ý nghĩa đích thực của quy tắc vàng: yêu kẻ thù của bạn

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Quy tắc vàng: Nó là quy tắc đạo đức hoàn thiện, cơ bản được khuyến khích bởi tất cả các tôn giáo và hệ đạo đức. Ngày nay, nhiều tổ chức chống-bắt nạt đang chào đón Quy tắc Vàng như là giải pháp cho sự bắt nạt. Tuy nhiên, tôi sẽ giải thích, rất ít người thực sự hiểu được nó đang dạy chúng ta điều gì.


Trong khi thuật ngữ Quy tắc Vàng được đặt ra chỉ cách đây vài trăm năm, thì quy tắc này đã được nhận ra từ hàng ngàn năm. Công thức quen thuộc nhất của nó là: Yêu tha nhân/hàng xóm như bản thân bạn; Hãy đối xử với người khác như bạn muốn họ đối xử với bạn; Điều bạn không thích thì đừng làm nó cho người khác.




Cách đây 2400 năm Aristotle đưa ra một bằng chứng hợp lý là cách tốt nhất để sống cuộc sống của chúng ta là Quy tắc Vàng. Ông giải thích rằng nếu mọi người sống theo Quy tắc Vàng, thì chúng ta sẽ không cần đến chính phủ – chúng ta sẽ sống hòa thuận mà không cần đến bất kì nhà cầm quyền nào (theo tác giả Mortimer Adler trong cuốn sách Aristotle for Everyone).


Rõ ràng là nếu mọi người đều sống theo Quy tắc Vàng thì cuộc sống sẽ vô cùng tuyệt vời. Những mối quan hệ sẽ lý tưởng. Nạn bắt nạt sẽ không còn là một vấn đề. Nếu toàn bộ thế giới sống theo quy tắc vàng thì sẽ có hòa bình trên trái đất. Cũng rõ ràng là chúng ta không thể sống một cách đạo đức nếu chúng ta vi phạm quy tắc vàng. Vậy tại sao các chuyên gia về sức khỏe tinh thần và khoa học xã hội không dạy thực hành Quy tắc Vàng? Tại sao bắt nạt đang là một vấn đề leo thang? Tại sao chúng ta vẫn đang sợ chiến tranh thế giới III? Tại sao Quy tắc Vàng không đạt được mục đích của nó?


Tôi tin rằng đó là vì 2 nguyên nhân chung.


Một nguyên nhân các chuyên gia về sức khỏe tinh thần và khoa học xã hội không dạy việc thực hành Quy tắc Vàng là vì Quy tắc Vàng gắn liền với tôn giáo, còn tâm lý học là ngành khoa học, và khoa học thì tách khỏi tôn giáo. Do đó chúng ta thậm chí còn không xem xét đến Quy tắc Vàng.


Nhưng Quy tắc Vàng không phải là một quy tắc thuộc tôn giáo. Nó hoàn toàn không nói gì về chúa hoặc một sức mạnh tối cao. Bạn có thể là một người vô thần và vẫn trau dồi Quy tắc Vàng. Tôi sẽ giải thích ngắn gọn, Quy tắc Vàng thực sự là một quy tắc tâm lý có tính khoa học. Nó là một công thức đơn giản để làm xoa dịu sự gây hấn và tạo ra sự hòa thuận.


Nguyên nhân khác đó là rất ít người hiểu được Quy tắc Vàng thực sự đang nói gì. Một số người, kể cả những người thông minh, có giáo dục, tin là nó nói rằng chúng ta phải làm cho người khác chính xác những gì chúng ta muốn làm cho bản thân. Ví dụ, giả sử tôi sẽ đi mua cho bạn một cái ca vát làm quà. Nếu tôi thích ca vát màu đỏ thì tôi nên mua cho bạn một ca vát đỏ dù bạn có thể thích màu xanh hơn, vì tôi thích màu đỏ. Đó là một kiểu diễn giải ấu trĩ về Quy tắc Vàng.


Nhiều người tin rằng Quy tắc Vàng có nghĩa là đối xử tử tế với mọi người là điều quan trọng.


Nhưng đó không phải là mục đích của Quy tắc Vàng. Chúng ta không cần Quy tắc Vàng cho chúng ta biết điều quan trọng là đối xử tử tế với mọi người. Rõ ràng sống tử tế là quan trọng. Vấn đề là, chúng ta làm gì khi người khác không tử tế với chúng ta? Chúng ta được dạy về tầm quan trọng của việc sống tử tế. Vậy khi một ai đó đối xử hèn hạ với chúng ta thì chúng ta đáp lại như thế nào? Lạy Chúa! Họ không được phép đối xử với tôi như thế! Tôi lúc nào cũng tử tế với mọi người! Làm sao họ dám đối xử hèn hạ với tôi?! Vì thế chúng ta nổi giận. Chúng ta muốn trừng phạt họ. Chúng ta muốn trả thù.


Quy tắc Vàng thực sự có nghĩa là, Chúng ta nên tử tế với người khác ngay cả khi họ đối xử hèn hạ với chúng ta. Hãy đọc Sermon on the Mount, bản tóm tắt những chỉ dẫn đạo đức của Jesus cho con người. (Khi tôi nói về Jesus trong bài này, tôi không nói về ông ấy về mặt tôn giáo. Dù bạn tin rằng ông ấy là thánh hay người phàm hoặc thậm chí không tồn tại, là tùy bạn. Tôi đang nói về sự thông thái của ông ấy, triết lý của ông ấy.) Ông ấy nói về Quy tắc Vàng. Ông nói Quy tắc Vàng không nói về việc sống tử tế với những người tử tế với chúng ta. Bất kì ai cũng có thể làm điều đó. Nó xảy đến một cách tự nhiên với chúng ta. Jesus nói ngay cả những người thu thuế cũng có thể làm điều đó – và Jesus không thích những người thu thuế. Jesus nói Quy tắc Vàng nói về việc tử tế với mọi người ngay cả khi họ hèn hạ với chúng ta, và ông đưa cho chúng ta nhiều ví dụ. Ông nói, hãy yêu kẻ thù của bạn; đưa má khác cho họ tát; nếu một ai đó yêu cầu bạn mang một vật gì đó trong 1 dặm, hãy mang nó 2 dặm; nếu một ai đó muốn cái áo của bạn, hãy đưa cho họ cái áo vét của bạn. Ông nói, đừng nổi giận. Điều này có nghĩa là đừng nổi giận trước người đó khi họ đang hèn hạ với chúng ta. (Chúng ta không nổi giận trước một ai đó khi họ tử tế với chúng ta.) Jesus hiều điều này một cách hoàn hảo, nhưng rất ít người hiểu được.


(Sự thật là có những nền văn hóa hiểu được ý nghĩa đích thực của Quy tắc Vàng và họ chung sống hòa thuận một cách lạ thường. Ví dụ như những người Ladakhis. Cuốn sách về họ, Ancient Futures, chưa bao giờ đề cập đến từ Quy tắc Vàng, nhưng mô tả về lối sống của họ phù hợp với Quy tắc Vàng một cách chính xác).


Cho phép tôi giải thích Quy tắc Vàng hoạt động như thế nào về mặt khoa học/tâm lý.


Chúng ta được lập trình về mặt sinh học cho cái mà tôi gọi là Quy luật của Tự nhiên, hoặc cái mà nhiều nhà khoa học xã hội gọi là quy luật của Sự có qua có lại. Điều này nghĩa là tôi sẽ đối xử với bạn theo cách mà bạn đối xử với tôi. Nếu bạn tử tế với tôi thì tôi sẽ tử tế lại, và nếu bạn đê tiện với tôi thì tôi sẽ đê tiện lại.


Trong tự nhiên, nếu bạn tử tế với tôi thì bạn có thể là bạn của tôi, vì nó an toàn cho tôi để tử tế lại, và nó sẽ có lợi cho cả hai chúng ta. Nếu bạn đê tiện với tôi trong tự nhiên thì bạn có thể là một kẻ thù thực sự đang cố làm tổn thương hoặc giết chết tôi. Tôi tốt hơn là không tử tế với bạn khi bạn đang cố làm tổn thương hoặc giết tôi. Trong thực tế, tôi tốt hơn là nên đê tiện với bạn nhiều hơn là bạn đê tiện với tôi hoặc nếu không tôi sẽ trở thành một kẻ thất bại lớn!


Nếu bạn nghĩ về nó, bạn sẽ nhận ra chúng ta đều được lập trình về mặt sinh học về tính có qua có lại. Khi ai đó tử tế một cách chân thành với bạn, liệu bạn có cảm thấy thích đối xử đê tiện lại? Tất nhiên không. Bạn cảm thấy thích tử tế lại. Và khi một ai đó đê tiện với bạn, bạn có cảm thấy thích đối xử tử tế lại? Không. Bạn cảm thấy thích đê tiện lại. Chúng ta có thể kiểm soát những phản ứng của chúng ta, nhưng đây là cái mà trực giác nói với chúng ta: sống tử tế với những người tử tế với chúng ta và đê tiện với những người đê tiện với chúng ta. Ngoại trừ một số người mắc chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng, còn lại tất cả chúng ta đều giống như vậy. Không cần ai phải dạy điều đó cho chúng ta.


Nhưng ngay cả Quy luật của Tự nhiên/Quy luật có qua có lại tạo ra một sự hòa thuận tương đối khá. Nếu bạn quan sát những sinh vật sống trong tự nhiên – kể cả con người – bạn sẽ nhận thấy chúng dành nhiều thời gian để sống tử tế với những thành viên trong nhóm của chúng hơn là để sống đê tiện. Đó là vì chúng ta khám phá ra khi chúng ta tử tế với những người khác thì họ có xu hướng tử tế lại, và khi chúng ta đê tiện với người khác thì họ có xu hướng đê tiện lại. Vì vậy tự bản thân chúng ta phát hiện ra, nhìn chung thì sống tử tế với người khác đem lại phần thưởng.


Quy tắc Vàng tạo ra một mức độ hòa thuận cao hơn. Nó thực sự tận dụng lợi thế của lập trình sinh học cho tính có qua có lại của chúng ta. Và đây là cách nó hoạt động.


Nếu tôi sống theo tính có qua có lại thì tôi kiểm soát được rất ít những mối quan hệ của tôi. Nếu bạn tử tế với tôi thì tôi sẽ tử tế lại và chúng ta sẽ là bạn bè. Tuy nhiên, nếu bạn đê tiện với tôi thì tôi sẽ đê tiện lại và chúng ta sẽ là kẻ thù. Quy tắc Vàng trao cho tôi sự kiểm soát. Tôi sẽ tử tế với bạn ngay cả khi bạn đê tiện với tôi. Tại sao? Vì bạn có thể tiếp tục đê tiện với tôi trong bao lâu khi tôi lúc nào cũng tử tế với bạn? Bạn sẽ bắt đầu sống tử tế với tôi vì bạn được lâp trinh về mặt sinh học để đối xử với tôi theo cách tôi đối xử với bạn.


Quy tắc Vàng do đó là sức mạnh tối cao. Nó là giải pháp cho người là nạn nhân. Một nạn nhân phản ứng. Hành vi của một nạn nhân vì vậy bị kiểm soát bởi kẻ bắt nạt. Nhưng để không trở thành một nạn nhân thì chúng ta phải hành động một cách độc lập với những hành động của kẻ bắt nạt. Chúng ta đối xử với họ như bạn bè ngay cả khi họ đối xử với chúng ta như kẻ thù. Và bằng cách đó, chúng ta cuối cùng kiểm soát được họ.


Đối xử với mọi người như bạn bè không có nghĩa là chúng ta phải trao cho họ mọi thứ họ muốn. Chúng ta có thể làm tổn thương người khác bằng cách trao cho họ mọi thứ họ muốn. Chúng ta có thể làm hư họ, cho phép họ hoặc giúp họ trở thành người xấu. Quy tắc Vàng yêu cầu chúng ta đôi lúc nói “không” với người khác, nhưng chúng ta làm điều đó một cách tử tế, mà không tức giận. Quy tắc Vàng cũng không nói rằng chúng ta phải để cho người khác bạo hành, làm tổn thương hoặc giết chết chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ bản thân và ngăn không cho người khác làm tổn thương chúng ta. Quy tắc Vàng thậm chí yêu cầu chúng ta giết người nếu không còn cách nào khác để ngăn không cho họ thành kẻ sát nhân. Nhưng đó không phải vì chúng ta ghét họ. Mà đó là vì chúng ta yêu họ và họ không cho chúng ta sự lựa chọn.


Các nhà hoạt động chống-bắt nạt đang cố gắng khuyến khích Quy tắc Vàng. Họ xem Quy tắc Vàng như khẩu hiệu của họ và họ yêu cầu trẻ em đeo những vòng tay có khắc chữ GR (Quy tắc Vàng- Golden Rule). Tuy nhiên, các nhà hoạt động không thực sự hiểu Quy tắc Vàng. Họ tin là nó có nghĩa là, Đừng hành xử như một kẻ bắt nạt. Họ đang khuyến khích tính có qua có lại: Chúng tôi sẽ tử tế với bạn nếu bạn tử tế với chúng tôi, nhưng nếu bạn bắt nạt chúng tôi thì chúng tôi sẽ không khoan nhượng bạn và chúng tôi sẽ trừng phạt bạn. Điều mà các nhà hoạt động chống-bắt nạt không nhận ra là Quy tắc Vàng thực sự có nghĩa là, Đừng hành xử như một nạn nhân!


Yêu kẻ thù của chúng ta là mục đích thực sự của Quy tắc Vàng.


Chúng ta không cần được chỉ dẫn để yêu thương bạn bè của chúng ta vì điều đó xảy ra một cách tự nhiên với chúng ta. Nhưng khi nói đến kẻ thù, thì bản năng tự nhiên của chúng ta là ghét họ. Tuy nhiên, điều đó chỉ làm leo thang sự thù ghét của họ với chúng ta trở lại. Bây giờ, nếu kẻ thù của bạn yêu bạn thì bạn có thích không? Chẳng phải điều đó sẽ rất tuyệt sao? Họ sẽ không còn là kẻ thù của bạn nữa!


Nếu chúng ta thay những chính sách không-khoan nhượng-kẻ bắt nạt bằng khẩu hiệu đơn giản của Quy tắc Vàng-Yêu kẻ thù của bạn (kẻ bắt nạt); tử tế với người ngay cả khi họ đê tiện với bạn – vấn đề bắt nạt sẽ biến mất. Và nếu chúng ta dạy điều đó trên mức độ quốc tế thì chúng ta có thể đạt được hòa bình trên trái đất. Chúng ta không thể tiến hành chiến tranh chống lại các quốc gia khác với hy vọng nó sẽ dẫn đến một thế giới không chiến tranh. Cách duy nhất để đi đến một thế giới sống theo Quy tắc Vàng là bằng cách sống theo Quy tắc Vàng ngay bây giờ.


Nguồn


The True Meaning of the Golden Rule: Love Your Bullies


The scientific psychological meaning of the Golden Rule.


Published on February 20, 2010 by Izzy Kalman in The Anti-Bullying Critic


PsychologyToday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top