Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh, tím...
Hoa nở vươn khỏi mặt nước, lộ bày đài hoa, nhụy và hạt. Hoa đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Ấn Độ giáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụ một hoa sen mọc lên từ rốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, sau đây chỉ là phần khái lược.
Truyền thuyết kể rằng khi Đức Thích-ca đản sinh, Ngài đi bảy bước và có bảy hoa sen đỡ bàn chân Ngài. Chư Phật, Bồ-tát thường được miêu tả ngồi hay đứng trên đài sen tay cầm hoa sen. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy hoa sen làm đề kinh.
Các tu viện, chùa chiền, hội đoàn Phật giáo thường trang trí hoặc lấy hoa sen làm biểu tượng. Sở dĩ như thế vì hoa sen đẹp tinh khiết, có hương thơm không nhiễm bùn bên trong hoa có đàn có hạt...
Hoa được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp vì phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sức hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.
Tông Thiên Thai giải thích về Tích môn (giáo lý phương tiện) và Bổn môn (giáo lý chân thật) của Kinh Pháp Hoa có đưa ra ba ẩn dụ về hoa sen qua đó, hạt sen được ví với sự chân thật, hoa sen được ví với sự quyền biến; do hạt mà có hoa, hoa nở thì hạt bày ra, hoa rụng thì hạt hình thành. Tức là do có chân thật nên có quyền biến (tạm dùng cho phù hợp với đời), quyền biến được khai mở thì chân thổ lộ ra, quyền biến mất đi thì chân thật hình thành viên mãn.
Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn nêu lên 10 ẩn dụ về hoa sen để chỉ 10 thiện pháp tu hành của Bồ-tát. Đó là:
1. Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn),
2. Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn),
3. Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế),
4. Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết).
5. Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở),
6. Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen),
7. Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
8. Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen),
9. Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen) và
10. Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở).
Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát...
Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà. Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm sinh tử của chúng sinh, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai.
Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các án Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong...
Phật giáo còn phân biệt bốn màu hoa sen với các ý nghĩa như sau:
1. Sen trắng (Phạn: Pundarika - Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối;
2. Sen hồng (Padme - Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phận Bồ-tát....
3. Sen đỏ (Padma - Pad ma chu skyes) tượng trưng cho âm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế âm và
4. Sen xanh (Utpata - Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chi Ngài Văn-thù.
Chúng ta nên quán tưởng hoa sen để tưởng nhớ chư Phật Bồ-tát... để nhắc nhở tâm mình vốn tinh khiết như hoa sen, để thấy hoa sen đẹp đẽ thế kia nhưng rồi cùng héo úa, thân ta cũng vậy, đó là lý vô thường.
Ta còn quán tưởng hoa sen để thấy rằng hoa sen cống hiến hương sắc cho đời không ô nhiễm trước mọi sự; từ đó ta phát triển lòng từ, không mong được đáp trả, thanh tịnh an vui vượt khỏi các phiền não như thị phi, đam mê, nóng giận, âu lo...
Theo Bàng Ẩn
Văn hóa Phật giáo
Hoa nở vươn khỏi mặt nước, lộ bày đài hoa, nhụy và hạt. Hoa đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Ấn Độ giáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụ một hoa sen mọc lên từ rốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen, sau đây chỉ là phần khái lược.
Truyền thuyết kể rằng khi Đức Thích-ca đản sinh, Ngài đi bảy bước và có bảy hoa sen đỡ bàn chân Ngài. Chư Phật, Bồ-tát thường được miêu tả ngồi hay đứng trên đài sen tay cầm hoa sen. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy hoa sen làm đề kinh.
Các tu viện, chùa chiền, hội đoàn Phật giáo thường trang trí hoặc lấy hoa sen làm biểu tượng. Sở dĩ như thế vì hoa sen đẹp tinh khiết, có hương thơm không nhiễm bùn bên trong hoa có đàn có hạt...
Hoa được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp vì phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sức hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.
Tông Thiên Thai giải thích về Tích môn (giáo lý phương tiện) và Bổn môn (giáo lý chân thật) của Kinh Pháp Hoa có đưa ra ba ẩn dụ về hoa sen qua đó, hạt sen được ví với sự chân thật, hoa sen được ví với sự quyền biến; do hạt mà có hoa, hoa nở thì hạt bày ra, hoa rụng thì hạt hình thành. Tức là do có chân thật nên có quyền biến (tạm dùng cho phù hợp với đời), quyền biến được khai mở thì chân thổ lộ ra, quyền biến mất đi thì chân thật hình thành viên mãn.
Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn nêu lên 10 ẩn dụ về hoa sen để chỉ 10 thiện pháp tu hành của Bồ-tát. Đó là:
1. Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn),
2. Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn),
3. Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế),
4. Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết).
5. Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở),
6. Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen),
7. Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
8. Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen),
9. Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen) và
10. Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở).
Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát...
Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà. Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm sinh tử của chúng sinh, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai.
Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các án Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong...
Phật giáo còn phân biệt bốn màu hoa sen với các ý nghĩa như sau:
1. Sen trắng (Phạn: Pundarika - Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối;
2. Sen hồng (Padme - Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phận Bồ-tát....
3. Sen đỏ (Padma - Pad ma chu skyes) tượng trưng cho âm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế âm và
4. Sen xanh (Utpata - Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chi Ngài Văn-thù.
Chúng ta nên quán tưởng hoa sen để tưởng nhớ chư Phật Bồ-tát... để nhắc nhở tâm mình vốn tinh khiết như hoa sen, để thấy hoa sen đẹp đẽ thế kia nhưng rồi cùng héo úa, thân ta cũng vậy, đó là lý vô thường.
Ta còn quán tưởng hoa sen để thấy rằng hoa sen cống hiến hương sắc cho đời không ô nhiễm trước mọi sự; từ đó ta phát triển lòng từ, không mong được đáp trả, thanh tịnh an vui vượt khỏi các phiền não như thị phi, đam mê, nóng giận, âu lo...
Theo Bàng Ẩn
Văn hóa Phật giáo