- Xu
- 458
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đó đã được miêu tả như thế nào và theo em, hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
Bài làm
Hình ảnh Con tàu trong truyện là một hình ảnh được xây dựng để thấy được những khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Con tàu mang mơ ước của hai đứa trẻ về một phố thị phồn hoa không quẩn quanh, tăm tối như phố huyện ở Hải Dương.
Nhà văn Thạch Lam đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh con tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Hình ảnh chuyến tàu đêm trong “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam
Câu chuyện được mở ra bằng hình ảnh một xã hội đang tàn lụi trong một thời điểm cuối ngày, khi tiếng trống thu không cất lên. Phố huyện nghèo nơi hai chị em Liên – An đang như bừng lên trong chốc lát, đón nhận những huyên nào cuối cùng của một ngày mà con tàu mang lại. Con tàu trong tác phẩm được miêu tả qua cái nhìn của hai chị em Liên. Thạch Lam đã sử dụng cách miêu tả từ xa tới gần, người đọc nhận ra sự xuất hiện của đoàn tàu nhờ những ánh sáng đèn màu xanh. Ánh đèn xanh lét như ma trơi của đèn ghi, tiếng còi xe lửa ở đâu xa lắm vọng lại, rồi con tàu cũng xuất hiện….Tiếng dồn đạp, tiếng xe rít mạnh vào ghi, làn khói trắng bừng sáng, tiếng khách ồn ào… Phố huyện này nhờ có đoàn tàu hằng đêm ghé qua sân ga chở khách mà trở nên sống động hơn đôi chút. Con tàu như một phần cuộc sống của khu phố huyện. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Nó là niềm hy vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh. Chính vì thế nên đêm đêm, người dân ở đây từ hai chị em Liên đến gia đình bác hát sẩm, quán phở của bác Siêu, hai mẹ con chị Tí vẫn đợi tàu về.
Với những con người nơi đây, đoàn tàu vào ga trả khách là cơ hội để mưu sinh nhưng với chị em Liên thì đoàn tàu còn mang một ý nghĩa khác hơn nữa. Những toa tàu sáng trưng làm cho chị em Liên nhớ lại những ký ức tuổi thơ. Khi cha Liên chưa mất việc, hai chị em vẫn được đi ngắm phố ăn kem. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo, con tàu đã mang lại ký ức, niềm mơ ước về một tương lai không quẩn quanh tù đọng.
Thạch Lam đã rất thành công khi để cho nghệ thuật tự lên tiếng, văn Thạch Lam nhẹ nhàng và sâu sắc. Ông không triết lý rằng phố huyện là điển hình cho một xã hội đang dần tàn lụi, nhưng những câu từ mà nhân vật của ông nói ra đã lột tả tất cả.
Khi chuyến tàu về đến ga, An hỏi Liên tàu hôm nay không đông chị nhỉ? Tàu đông khách hay ít khách thì cũng là lẽ thường, nhưng trong câu nói của An, lại làm người đọc suy nghĩ rất nhiều. Tàu ít khách, người đi lại cũng thưa dần. Nhu cầu của con người ít dần đi. Người cầu không có thì cũng sẽ ít người cung. Ngày trước ở ga tàu có vài ba quán cơm đèn điện sáng trưng đến nửa đêm, nhưng giờ đây tất cả đều đóng cửa, tối im lìm. Đêm buông xuống, ánh tàu điện cũng tắt dần, chỉ còn leo lét ánh đèn từ gánh phở của bác Siêu. Vợ chồng bác Sẩm đã ngủ gục trên manh chiếu từ lúc nào, còn mẹ con chị Tí đương sửa soạn để đi về. Phố huyện đã hết huyên náo thật sự. Con tàu với vài phút vào ga, ánh đèn điện của con tàu cũng chỉ chiếu lên khoảng chừng ba mươi phút, nhưng những con người nhỏ bé còm cõi nơi đây vẫn cứ đợi. Cho dù hàng không bán được tí gì, cũng chẳng ai bố thí đồng nào cho gia đình bác Sẩm trên manh chiếu rách, chị em Liên cũng không bán được thêm xu nào…Nhưng ai cũng đợi bởi con tàu mang lại hy vọng, chiếu lên sự tàn lụi của phố huyện Cẩm Giàng những huyên náo cuối cùng của một ngày dài trong những chuỗi ngày quẩn quanh tù đọng.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: