Ý nghĩa của hình ảnh lá cờ hiện ra trong đầu Tràng (Vơ nhặt - Kim lân) ở cuối tác phẩm?

fly_hamhoc

New member
Xu
0
Ý nghĩa của hình ảnh lá cờ hiện ra trong đầu Tràng (Vơ nhặt - Kim lân) ở cuối tác phẩm?


Các bạn sắp sửa thi ĐH-CĐ có ôn những cái này không?nếu có thì có thể giúp mình với! cảm ơn!
:90:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
theo mình hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng nói lên niềm hi vọng về một sự đổi mới, về hạnh phúc, độc lập ấm no..
 
Mình nghĩ, hình ảnh lá cờ hiện ra trong đầu nhân vật Tràng nói lên 1 sự mới mẻ gì đó, mở ra một con đường mới tốt đẹp hơn cho những người dân đang lâm vào bế tắc, 1 xã hội không còn đói khát và khó khăn như thế nữa, thay đổi cuộc sống của con người, hướng đến những cái đầy đủ và ấm no hơn...

Thật ra mình cũng chưa được học kỹ bài này cho lắm, nên chỉ nói thế thôi :) 1 vài ý kiến.
 
+) Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã đẩy con người vào bế tắc, thân phận bị rẻ rúng nhưng họ đã vượt lên sự đói khổ ấy bằng tình yêu thương đùm bọc giữa những con người cùng cảnh ngộ, đồng thời làm nổi bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.
+) Khác với những tác phẩm cùng đề tài trước CM tháng Tám, Kim Lân đã tạo ra một cái kết mở đó là hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đi trên đê sộp.
+)Lá cờ là biểu tượng của 1 quốc gia thể hiện cho sự tự chủ, độc lập của quốc gia đó. Nó thể hiện niềm tin và hy vọng của cả dân tộc vào một tương lai tươi sáng đồng thời nó giống như ngọn đuốc chỉ đường đến mục đích cuối cùng là sự độc lập-tự do- hạnh phúc mà điều đó chỉ giành được khi đi theo con đường cách mạng và bằng đấu tranh vũ trang.
+) Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng: Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ta nhận thấy trong nhận thức của nhân vật Tràng có nét gì đó tương đồng với nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của tác giả Tô Hoài khi bước đầu đã tìm đến với con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc, giúp họ thoát khỏi cuộc sống tối tăm dưới sự chèn ép của thực dân phong kiến.
+) hình ảnh lá cờ là hình ảnh kết thúc 1 thiên truyện nó bao quát cả nghệ thuật và nội dung mà nghệ thuật ở đây là cách sử dụng hình ảnh thực mang ý ngĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao. Nội dung thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc,mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn và cũng có thể coi là một thông điệp đầy tính nhân văn của tác giả Kim Lân. Qua đó ta thấy được sự sáng tạo cảu tác giả trong cách nhìn nhận và phản ánh giá trị văn học hiện thực giai đoạn 30-45 mà các tả cùng thời chưa tìm thấy được.
+)Tác phẩm " Vợ nhặt" như mộ bức tranh tái hiện không khí ảm đạm, cuộc sống nghèo khó của người dân trước CM tháng Tám được thắp sáng niềm tin toát lên từ hình ảnh "lá cờ đỏ" - một hình ảnh rất Việt Nam.
ps: có sử dụng tài liệu trên báo tuổi trẻ online( đã gửi cho fly và chuối ;)))
 
Ý nghĩa của hình ảnh lá cờ hiện ra trong đầu Tràng (Vơ nhặt - Kim lân) ở cuối tác phẩm?


Các bạn sắp sửa thi ĐH-CĐ có ôn những cái này không?nếu có thì có thể giúp mình với! cảm ơn!
:90:


Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn.

Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo không lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu), trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh.

- Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi. Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi.


 
Ý nghĩa nội dung:

+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.

- Ý nghĩa nghệ thuật:

+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện

+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top