• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Xuân tình trong Đường Thi

_vTiens_

New member
Xu
0
XUÂN TÌNH TRONG ĐƯỜNG THI.

Trường hu giải la đái
Khiếp kiến thượng không sàng

(Hàn Ốc)

Nhà Đường vốn là đỉnh cao trong thi ca Trung Quốc. Phong cách rất đa dạng, trường phái thì nhiều, nội dung đề tài rất rộng răi so với bất cứ thời kỳ nào trước đó. Thi nhân mặc tình chọn lựa phong cách, trường phái, đề tài để sáng tác. Đề tài đủ loại: Ứng Chế, Tống Biệt, Cung Oán, Biên Tái, Điền Viên, Sơn Thuỷ, Hành Lữ, Kư Tặng, Hoài Cổ, Vịnh vật. Thậm chí, ta còn thấy nhiều bài có khuynh hướng hiện thực xă hội, mô tả cuộc sống khổ cực của nhân dân cũng như châm biếm cảnh quan trường hắc ám, phè phỡn. Số thơ hiện còn lưu giữ rất nhiều: 48.000 bài của hơn 2.300 thi sĩ (1).


Điều đáng nói là với một số lượng thơ và thi nhân như thế, mà thơ Đường lại hầu như rất nghèo nàn về thể loại thơ mô tả cụ thể mối quan hệ trai gái, mô tả cái thú vị trong cuộc sống lứa đôi. Hay nói như kiểu chúng ta hôm nay, Đường Thi rất nghèo nàn về thơ tình. Hẳn nhiên, cũng có một số thơ khai thác đề tài tình ái như Cung oán, Biên muộn, Khuê từ…Cũng có thể gọi là thơ tình đấy, nhưng ngôn ngữ lại dè dặt, kín đáo, hình ảnh sơ sài và thường đi chệch qua những đề tài khác. Trong số lượng thơ dồi dào của một số thi hào, thi bá thời đó như Lư Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, ta hầu như khó có thể tìm thấy một bài thơ tình đúng nghĩa. Ngay cả một đầu đề mang dáng vẻ thơ tình cũng ít oi, huống hồ gì mô tả một cách cụ thể , trắng trợn hơn quan hệ lứa đôi. Một vài bài của Trương Bí, Triệu Hổ có đề cập đến tình ái thì cũng một cách chung chung, đơn sơ, trừu tượng, phác vài nét sơ sơ về nỗi nhớ nhung, mến mộ - thường thì có tính cách tượng trưng hơn là đi sâu vào tình cảm thực sự. Thêm vào đó, cìn có một số bài gọi là "tặng nội" (tặng vợ) thì lại chỉ nói lên cái nghĩa phu thê, ca ngợi công lao "thờ chồng nuôi con" của người vợ, hơn là tình vợ chồng .


Ta thử đọc một bài thơ có tựa đề rất là "thơ tình" sau đây: "Oán tình" của Lý Bạch:


Mỹ nhân quyển châu liêm
Thâm tọa tần nga mi
Đản kiến lệ ngân thấp
Bất tri tâm hận thùy


Tản Đà dịch:


N
gười xinh cuốn bức rèm châu
Ngồi im thăm thẳm nhăn chau đôi mày
Chỉ hay giọt lệ vơi đầy
Đố ai biết được lòng này giận ai.


Kể ra thì trong cái không khí thi ca đầy cả phong, hoa tuyết nguyệt rồi những hoàng hạc lâu, thuyết khách, phong kiều dạ bạc…, thì làm một bài thơ thuần tả tình như thế cũng đă là can đảm. Bài thơ nói lên nỗi giận hờn của một người con gái đối với tình nhân. Và chỉ thế thôi. Hình ảnh duy nhất, đầy tính cách tượng trưng là giọt lệ. Ngoài ra, không có gì khác.


Một bài khác của Vương Xương Linh có tựa đề Khuê Oán:


Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu


Tản Đà dịch:


Trẻ trung nàng biết đâu sầu
Buồng xuân trang điểm lên lầu ngắm gương
Nhác trông vẻ liễu bên đường
"Phong hầu" nghĩ dại xui chàng kiếm chi


Tuởng là nàng nhớ chàng, hóa ra nàng giận mình. Rốt cuộc, bài thơ chỉ nói đến sự tiếc rẻ thời xuân sắc của con người trước thớ gian qua mau.


Cũng nàng nhớ chàng, nhưng Lý Bạch đi xa hơn, tình hơn, cụ thể hơn:


Đương quân hoài quy nhật
Thị thiếp đoạn trường thì
Xuân phong bất tương thức
Hà sự nhập là vi

Tản Đà dịch:


…Ḷòng em đau đớn muôn phần
Phải chăng là lúc phu quân nhớ nhà
Gió xuân quen biết chi mà
Cớ chi lọt bức màn là tới ai?


Chàng và nàng trong hai bài thơ trên đây là hai vợ chồng; còn chàng và nàng là trai gái, ta thấy trong "Thái Liên Khúc" (khúc hát hái sen), cũng của Lý Bạch, đề cập đến một cô gái hái sen và một chàng trai qua đường. Hai câu cuối như sau:


Tử lưu tê nhập lạc hoa khứ
Kiến thử trù tŕ không đoạn trựng


(ngựa kêu lần bước hoa rơi
Đoái trông ai đó, ngậm ngùi tiếc thương)


Thế cũng đă tình lắm, đă "thoát" lắm rồi!


Sao mà sợ thơ tình lắm thế!?


Cũng dễ hiểu thôi. Thi nhân, dù có mộng mơ, có khinh thế ngạo vật, thì cũng là nho gia. Mà đối với nho gia thì tình ái không nên đưa vào văn chương, chữ nghĩa. Đó là vùng đất cấm. Nếu có ai làm một bài thơ tình, thì người ta xem đó là một thứ ti tiện, không thèm lưu ư đến. Một vị minh chủ trên thi đàn đời nhà Thanh nhận xét: "Bậc vương giả bàn đến phong tục dân gian, nghiên cứu chuyện được mất, chứ chẳng nên nói đến tình ái". Tư tưởng này ảnh hưởng mạnh mẽ đến thi nhân của Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường. Đến thời Văn Đường, ảnh hưởng này giảm bớt. Những thi nhân nỗi tiếng của giai đoạn này đều có làm thơ tình như Lý Thương Ẩn, Ôn Đình Quân, Vi Trang. "Tình yêu quán triệt trong tất cả các bài thơ vô đề và một số bài thơ khác của Lý Thương Ẩn. Ông chủ yếu là một nhà thơ trữ tình" (2). Trong thơ của họ, ta đă thấy khuynh hướng thiên về tình yêu nam nữ, hoa cỏ khuê pḥng, nhưng thi phong đa phần theo lối "tiểu nhă", nội dung chủ yếu cũng dựa theo thi giáo của nho gia, nghĩa là dè dặt, kín đáo, tượng trưng.


Đặc biệt, chỉ có một thi nhân vượt hẳn khỏi vòng kiềm tỏa của khuôn sáo cũ, mở một đi cho riêng mình, với một cách làm thơ mới lạ, táo bạo. Đó là Hàn Ốc (hay Hàn Ác) (3). Ông sống cùng thời với các thi nhân trứ danh thời Văn Đường như Lư Thương Ẩn, Ôn Đình Quân…Trừ những nhà nghiên cứu ra, những người hâm mộ thơ Đường chẳng mấy ai biết đến ông. Trong tập "Đường Thi Tam Bách Thủ" (300 bài thơ Đường nổi tiếng), ông được xếp vào những khuôn mặt lớn của thời Văn Đường. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến ông như một thi nhân của tình yêu, hay nói đúng hơn, một thi nhân của tình dục.


Hàn Ốc sinh vào khoảng năm 844 và mất vào khoảng năm 933. Ông tự là Trí Nghiêu, hoặc Trí Quang, tiểu tự Đông Lang, người quê ở Kinh Triệu, Vạn Niên nay thuộc ngoại ô thị trấn Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Lúc mới lên mười, có lần giữa chỗ khách khứa đông đúc, ông làm ngay một bài thơ tiễn khách, khiến mọi người có mặt đều kinh hăi. Do đó mà về sau, Lư Thương Ẩn tặng ông một bài thơ, trong đó có hai câu:


Thập tuế tài thi tẩu mă thành
Sồ phụng thanh ư lăo phụng thanh

(Mười tuổi làm thơ nhanh hơn ngựa
Chim phụng non rành rơi hơn chim phụng già)


Ông viết Hàn Lâm Tập (một cuốn) và Hương Liễm Tập (ba cuốn). Về sau Toàn Đường Thi hợp hai tập thành bốn cuốn. Do ở chỗ trong Hương Liễm Tập của ông, đa phần mô tả chuyện trai gái nhớ nhung, tương tư, thậm chí mô tả chuyện ái ân, lại thêm cảnh phấn son lụa là trong chốn pḥng the, nên đời sau gọi thi tập của ông là Hương Liễm Thể hay Diễm Thể.


Trước hết, đối tượng làm thơ của ông là người phụ nữ. Thi ca Trung Quốc từ Hàn Ốc trở về trước chẳng bao giờ tả chính diện người phụ nữ. Trong "Mạch thượng tang", Tần La Phu chỉ tả phần bên và cũng là hư tả, không cho ta cảm nhận được hết vẻ đẹp mỹ miều , sống động của người đẹp. Bài "Thạc nhân" trong thiên Vệ Phong của Kinh Thi tập trung mô tả diện mạo và da dẻ bên ngoài, có đi xa hơn: tả đôi tay và cổ. Hàn Ốc mô tả cụ thể hơn:


Uyển bạch bì hồng ngọc manh nha
Điệu cầm trừu tuyến lộ tiêm tà
Bối nhân tế nhiên thuỳ yên tấn
Hương kính khinh quân sấn kiểm hà.

Tạm dịch:


Tay trắng, da hồng như búp măng
Sửa đàn, gảy dây để lộ ngón tay thon nhọn
Quay người lấy tay xoắn tóc rủ xuống cổ
Trước kính, trang điểm mặt diễm kiều

Ông đă nhìn từ nhiều phía khác nhau để tả phần da thịt nơn nà, mềm mại.


Tả cái cổ, ông viết:


Tấn thừa hương cảnh vân già ngẫu


(Tóc buông xuống cổ tụ lại như mây che cái ngó sen)


Tả bộ ngực, ông viết:


Phấn trứ lan hung tuyết áp mai


(phấn thoa lên ngực như tuyết áp trên hoa mai)


Trong bài "Vịnh dục" (vịnh cảnh tắm), ông mô tả cụ thể khung ảnh và tâm lý của người phụ nữ trong cung cấm:


Tái chỉnh ngư tê long thúy tâm
Giải y tiên giác băng dâm dâm
Giáo di lan chúc tần tu ảnh
Tự thí hương thang cánh phạ thâm
Sơ tựa tẩy hoa nan ức án
Chung ưu ốc tuyết bất thắng nhân
Khởi tri thị nữ liêm huy ngoại
Thừa thủ quân vương kỷ bính kim


Tạm dịch:


Sửa soạn bới tóc lại cho đàng hoàng
Mới cởi áo cảm thấy hơi lạnh
Dặn bưng đèn đi vì thẹn
Tự thử xem nước tắm vừa chưa
Lúc đầu kỳ cọ nhẹ nhàng
Sau tắm gội thỏa thích
Chẳng biết người hầu đứng ngoài kia
Có chịu khó nài nĩ vua vào ngủ không.


Có thuyết cho rằng ông tả cảnh Dương Quý Phi đang tắm. Điều đáng lưu ý là, thông qua việc miêu tả thân thể, và vác sinh hoạt thường ngày, ông nêu bật được những nét tâm lư đặc thù của người phụ nữ trong một hoàn cảnh đặc thù. Xem thêm bài "Trú Tẩm" (ngủ ngày) sau đây:


Phác phấn canh thiêm hương thể hoạt
Giải y duy kiến hạ thường hồng
Phiền khâm sạ xúc băng hồ lănh
Quyện chẫm từ y bảo kế tông

(Đánh phấn thêm cho thân thể thơm mát
Cởi áo mới thấy quần màu hồng ở dưới
Chạm phải chiếc mền, thấy lạnh như băng
Mệt mỏi tựa búi tóc vào gối)


Ta dễ dàng nhận thấy nhân tố tạo thành hành vi , thái độ của người đàn bà ở đây là do t́nh cảnh cô đơn, buồn bă trong chốn cung cấm. Và rõ ràng hơn nữa là do tình cảnh đau khổ và ức chế về tình dục. Hàn Ốc chẳng đề cập đến nỗi buồn, đến giọt lệ. Ông chỉ mô tả cử chỉ, thái độ. Torng phòng riêng, người đàn bà tắm rửa, trang điểm và… đợi chờ. Nhưng chờ hoài, chờ măi…chẳng thấy ai. Chỉ có lạnh và cô đơn .


Nhiều bài thơ của Hàn Ốc phản ảnh tình ảnh nhớ nhung, sầu năo, sự vắng lặng, khổ đau và nhất là sự ức chế tình ảm (cũng như tình dục) triền miên của người đàn bà. Các bài như Ngũ canh (năm canh), Khuê tình, Áp hoa lạc(ép hoa rụng), Trù trướng (buồn bă), Kế tông (bới tóc), Ư tự (mối sầu) đều tả hoạt động tâm lý của phụ nữ. Tuy Lư Bạch, Vương Xương Linh, Lưu Phương Bình, Trương Trọng Tố, Trần Đào đều có một ít bài về khuê tình, khuê tư, khuê oán đề cập đến tâm trạng đau khổ, phiền muộn, nhưng về tính cụ thể, táo bạo thì không bằng Hán Ốc. Như bài Xuân khuê:


Nhân uân trướng lư hương
Bạc bạc thụy thời trang
Trường hu giải la đái
Khiếp kiến thượng không sàng

(Trong màn hương thoảng thoảng dễ chịu
Ăn mặc sơ sài để ngủ
Cởi thắt lưng quần, than dài một tiếng
Vì thấy cái giường không mà kinh hãi)


Một câu như "Trường hu giải là đái" thì thi ca khuê tình thời Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường chẳng hề thấy có. Chỉ đến Văn Đường, đặc biệt là ở Hàn Ốc, ta mới thấy. Phải nói, đó là một sự phát huy thi ca khuê tình đời Đường đến một mức độ táo bạo không ngờ. Người trước chỉ "hư tả", người sau "thực tả". Người trước "súc thủ" (co tay), người sau "phóng thủ"(phóng tay). Phải thừa nhận thi ca trước Hàn Ốc cũng có đề cập đến sự ức chế, sầu khổ, nhưng phản ảnh tính manh động, khao khát thì hầu như không có. Ở Hàn Ốc, những bài thơ như thế rất nhiều:


Bách Thiệt năo triêu miên
Xuân tâm động cơ bàn

(chim Bách thiệt phá giấc ngủ sáng
Khiến động lòng xuân)

Kiều nhiên ý thái bất thắng tu
Nguyện kư lang biên vĩnh tương trứ


(Ý nũng nịu vô cùng xấu hổ
Muốn kề vai chàng măi măi không thôi)


Đến đây, tính cách của Hàn Ốc trong Hương Liễm Thể hiện ra rất rõ: tình trai gái ở đây chứa đầy chất tính dục. Nó không chỉ là nhớ nhung, mơ mộng, sầu thương…vơ vẩn mà chứa đựng một đòi hỏi, khát khao mănh liệt hướng về người khác phái. Có phải đây là những phụ nữ bệnh hoạn không? Có thể. Lý do thật dễ hiểu: do những quy định quá khắc nghiệt của lễ giáo Nho gia, số phận của người phụ nữ dưới thời phong kiến rất đỗi tội nhgiệp. Họ không được quyền yêu và bị cư xử như những người nô lệ cho vua chúa, và những người giàu sang quyền quý. Nói rộng hơn, họ được đàn ông xử dụng như những dụng cụ. Thê rồi thiếp. Thiếp một, thiếp hai, thiếp ba…Đàn ông có quyền thay thê đổi thiếp, sang nhượng đàn bà như những vật đổi chác, mua bán. Đă thế, nhu cầu sinh lý bình thường cũng không có điều kiện thỏa măn. Họ bị giam cầm trong chờ đợi và chờ đợi, không được than van, đòi hỏi. Tình trạng sinh lý và tâm lý bị ức chế đến mức tột cùng. Bài "Ngẫu kiến bối diện, thị tịch kiêm mộng" (vô tình thấy phía sau mà đêm về mộng tưởng) là một bài tiêu biểu về trạng thái bị ức chế đó:


Tô ngưng bối giáp ngọc tha kiên
Khinh bạc hồng tiêu phúc bạch liên
Thử dạ phân minh lại nhập mộng
Dương th trù trướng bất thành miên
Nhăn ba hướng ngă vô đoan diễm
Tâm hoả nhân quân đặc địa nhiên
Mạc đạo nhập sinh nan tế hội
Tần lâu loan phụng hữu thần tiên

(Lưng mịn màn trắng trẻo, vai tựa ngọc
Lụa hồng mỏng mảnh che thân trắng như sen
Đêm nay rõ ràng người đẹp nhập mộng
Còn bây giờ buồn bă không ngủ được
Sóng mắt nhìn đẹp vô cùng
Khiến cho lòng ai phải thèm khát
Chẳng biết có cách gì gần gũi
Để được ân ái cùng nhau)


"Nhăn ba hướng ngă vô đoan diễm". Sóng mắt của người đàn bà (hẳn là phải quá cô đơn trong phòng the) gặp người đàn ông là liếc mắt đưa tình, đôi mắt rực sáng những khát khao khiến dục vọng trong lòng nỗi lên như thiêu như đốt, khiến đêm về mơ mộng không ngủ được.


Do ảnh hưởng của quan niệm về thi giáo phong kiến chính thống, cho nên chỉ trừ một số dân ca dùng thứ ngôn ngữ bình dân để diễn tả sự khoan khoái, sung sướng trong quan hệ tình ái nam nữ, còn thì chẳng ai dám cầm bút làm thơ về chuyện ái ân. Hàn Ốc, bất chấp thi giáo, dám trái lễ nghĩa phong kiến, làm thơ mô tả một cách trần trụi quan hệ nam nữ như bài "Ngũ canh" sau đây:


Văng niên tằng ước Úc Kim sàng
Bán dạ tiềm thân nhập động phòng
Hoài lư bất tri kim điền lạc
Ám trung duy giác tú hài hương
Thử thời dục biệt hồn câu đoạn
Tự hậu, tương phùng nhăn cánh cuồng
Quang cảnh toàn tiêu trù trướng tại
Nhân sinh doanh đắc thị thê lương

(Năm xưa từng hẹn trên giường Úc Kim
Nửa đêm lén đến động phòng
Trong lúc ôm nhau chẳng biết trâm rơi đâu mất
Ở trong bóng tối chỉ cảm thấy mùi đôi hài thêu
Lúc đó, muốn rời nhau nhưng hồn ră rời
Từ đấy hễ gặp nhau là nhìn nhau điên cuồng
Cảnh ấy giờ đấy chẳng còn nữa
Chỉ còn nỗi buồn suốt đời)


Một bài thơ Đường như thế, được viết cách đây cả trên nghìn năm, thì quả là hết nói nỗi! Hình ảnh mà bài thơ mô tả vừa cụ thể, táo bạo nhưng không kém phần thi vị. Bạn có thâm cảm được hết cái ý vị của cái cảnh "bất tri kim điền lạc" và "duy giác tú hài hương" không ? Ái ân vụng trộm vừa có cái gì khôi hài lại vừa tội nghiệp. Phải sống qua mới có thể có những hình ảnh sống động như thế. Nó vừa thực vừa thơ.


Viết đến đây, tôi chợt có ý nghĩ chép thử ra đây một đoạn thơ thuộc loại mới nhất, hiện đại nhất mà tôi tình cờ đọc được của một nữ thi sĩ Việt Nam:


Năm mười bảy tuổi
Trong đêm đen
Lần đầu tiên
Khám phá ra thân thể kỳ lạ của người đàn ông
Sau nụ cười; giọt nước mắt dâng hiến
Là khoảng cách
Hun hút dài
Thăm thẳm dài
Chập chùng dài

Ơi! Em lạc mất em (4)


Tôi không định so sánh hai bài thơ, vì không cần thiết. Đây chỉ là một sự liên tưởng ngộ nghĩnh (tôi nghĩ thế). Đằng nào cũng là thơ. Đằng nào cũng là con người.


Trở lại với Hàn Ốc.

Hương Liễm Thể của ông - như chúng ta vừa đọc qua một số bài tiêu biểu - với những lời thơ đầy màu sắc, hình ảnh dồi dào, đầy chất "Đường thi', nhưng vì đa phần mô tả đồ trang sức của phụ nữ, có khi tả đến những đồ vật bẩn thỉu khác nữa, nội dung thì toàn chuyện tình ái nam nữ, nên văn nhân đời sau thường khinh thị, dè bỉu, phần nhiều cho là dâm từ. Phương Hồi nhà Nguyên lên án là "bày cho người ta làm điều dâm loạn" (hối dâm chi ngôn). Trầm Đức Tiềm nhà Thanh nghiêm khắc phê bình Hương Liễm Thể chỉ khiến cho con người bỏ đi những tập quán tốt đẹp (khứ nhân phong viễn).

Nhưng những nhà nghiên cứu Đường thi hiện đại đánh giá Hàn Ốc từ một nhăn quan khác. Tôn Cầm An nêu lên mấy nhận xét như sau:


- Thi ca đời Đường , tuy có vượt qua được ngôn ngữ cung đình, nhưng diễn tả tình ái nam nữ thì quá hiếm hoi. Nếu không có Hương Liễm Thể bổ khuyết vào thì quả là một điều vô cùng thiếu sót.


- Quan hệ tình ái nam nữ là chuyện thông thường, một nhu cầu phổ biến trong sinh hoạt con người,nên được diễn tả rất nhiều trong dân ca. Còn thi nhân thì chẳng ai dám viết. Chỉ có Hàn Ốc cam đảm chọn lựa đề tài này, quả là điều đáng trân trọng.


- Quan niệm thi giáo phong kiến do Khổng Tử đề xuất được văn nhân thi sĩ mọi thời xem như một tín điều, một tiêu chuẩn để định giá một bài thơ. Hợp thì cho là cao, không hợp thì cho là thấp. Chuyện quan hệ nam nữ hoàn toàn bị cấm chỉ. Ngay cả những đại thi nhân như Lư Bạch , Đỗ Phủ cũng chẳng dám sai phạm. Do đó mà các sáng tác của Hàn Ác mang tính cách đả phá sự trói buộc, câu thúc tinh thần thi nhân và chứa đựng khuynh hướng chống phong kiến.


- Từ Văn Đường, Ngũ Đại trở về sau, từ ngữ thường thiên về tả tình ái nam nữ, hoa cỏ khuê phòng. Để diễn tả cho được hết các hình ảnh, ý tứ trong sinh hoạt tình yêu, tình dục, họ không có cách nào khác hơn là phải sáng tạo thêm từ, thêm ý - và do đó, góp phần đẩy mạnh sự phát triển về từ. Thơ của Lý Thương Ẩn, Ôn Đình Quân, Vi Trang cố nhiên đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển đó. Còn Hàn Ốc, với Hương Liễm Thể - do đi sâu vào chi tiết, táo bạo trong cách diễn đạt - về thân phận so với Ôn Lý là nhỏ, nhưng sự đóng góp có phần trực tiếp hơn.


Hàn Ốc rõ ràng là một khuôn mặt độc đáo của Đường Thi. Sở dĩ ông không được đề cập nhiều chỉ vì ông đi ngược lại hẳn và vượt qua không những chỉ thời đại mình mà còn cả những thời đại về sau. Trên văn đàn chính thống, người ta không đề cập đến, có lẽ vì sợ mất tác phong đứng đắn của nhà nho, nhưng thực tế Hương Liễm Thể cũng được cẩn trọng lưu giữ và âm thầm truyền tụng. Điều đó cho thấy thơ Hàn Ốc đâu có thiếu chất Đường thi. Cái tài hoa ở chỗ ông đă vận dụng từ ngữ một cách tài tình để đột phá vào một lănh vực được xem như là khó đưa vào văn chương, nhất là thi ca. Phải vừa nói được hết ý, lại phải vừa không tầm thường, dung tục. Ta cứ tưởng tượng sự ức chế vừa về tình yêu vừa về tình dục của người phụ nữ trong cung cấm được Hàn Ốc diễn tả bằng hình ảnh của một tiếng kêu, một cử chỉ và một cái nhìn:


Trường hu giải la đái
Khiếp kiến thượng không sàng

Hết chỗ chê! Tất nhiên, theo tôi nghĩ.


Trần Doăn Nho
-------------------------
* Ghi chú của người viết: Tài liệu về Hàn Ốc được lấy từ bài viết của Tôn Cầm An, đăng ở "Minh Báo Nguyệt San" Hồng Kông, bản Hán văn, số tháng 8-1991. Phần dịch nghĩa tiếng Việt các bài thơ chữ Hán có sự giúp đỡ của anh Vĩnh Cao (con cụ Bửu Kế) và anh Nguyễn Phố , hiện ở Huế ,Việt Nam.

(1) Nam Trân,Thơ Đường, Văn Học số 90, tháng 10-1993

(2) Nam Trân, sđd, tr. 12

(3) Hàn Ốc hay Hàn Ác. Để tránh chữ "ác", nghe không thuận tai trong tiếng Việt, ta nói trái ra "ốc"

(4) Lê Thị Thấm Vân, Bài học vỡ lòng, Hợp Lưu 13 tháng 10-1993, tr. 154
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top