Xử lý những sự kiện tiêu cực

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
Dealing with Negative Events
How can you minimize the influence of negative events?
Published on December 5, 2011 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives


Bạn không thể sống 1 cuộc sống mà không có bất kỳ sự kiện tiêu cực nào xảy đến. Giả sử, nếu bạn có 1 kế hoạch vui chơi ngoài trời, sau đó 1 cơn mưa xuất hiện là 1 sự kiện tiêu cực. Tất nhiên, bạn có 1 sự lựa chọn khi đối mặt với cơn mưa để làm sao khiến nó không làm bạn cảm thấy quá tồi tệ. Nhìn chung, có 2 cách để xử lý với 1 sự kiện tiêu cực như cơn mưa.

Khả năng thứ nhất là suy nghĩ lại về sự kiện để tìm thấy niềm hy vọng. Kiểu đánh giá lại này giúp biến những gì có vẻ là 1 điều tiêu cực thành 1 điều tích cực (hoặc ít nhất là điều gì đó ít tiêu cực hơn). Trong trường hợp của 1 cơn mưa, bạn có thể tập trung vào những lợi ích mà cơn mưa sẽ mang đến cho cây cối, hoa và môi trường.

Một khả năng thứ hai là tách rời khỏi tình huống. Bằng cách tập trung chú ý đến nơi khác, bạn làm giảm tác động tiêu cực của sự kiện lên bản thân. Nếu cơn mưa phá hỏng 1 sự kiện quan trọng của bạn, bạn có thể thấy khó khăn để nhận thấy điều tích cực. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể cố gắng phớt lờ sự kiện tiêu cực.

Mọi người đều sử dụng cả 2 chiến lược trên, nhưng họ dùng chúng trong những tình huống khác nhau. Khi 1 sự kiện là ít tiêu cực thì bạn có thể nhiều khả năng là đánh giá lại về tình huống hơn là tách rời khỏi tình huống. Khi tình huống là rất tiêu cực thì bạn nhiều khả năng sẽ tách rời khỏi tình huống hơn là tái đánh giá lại.

Một bài báo trong tháng 11/2011 trên tờ 'Psychological Science' của
Gal Sheppes, Susanne Scheibe, Gaurav Suri và James Gross đã khám phá câu hỏi này. Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia được dạy cách đặt tên cho cả 2 chiến lược trong khi xem một loạt 8 hình mô tả những sự kiện tiêu cực. Một nửa số người được yêu cầu tái đánh giá lại những bức tranh bằng cách phát hiện những cách diễn giải khác về điều gì đang xảy ra trong khi một nửa còn lại được yêu cầu hãy tách rời bằng cách tập trung vào điều gì khác hơn là sự kiện trong bức hình. Những người tham gia có khả năng sử dụng những chiến lược đó một cách dễ dàng, cho thấy họ đã từng quen thuộc với những kiểu suy nghĩ về những sự kiện tiêu cực.

Sau đó, những nguòi tham gia được nhìn thêm 30 bức hình cho thấy những cảnh tiêu cực. Một số hình chỉ hơi tiêu cực, như 1 phụ nữ trông có vẻ buồn bã. Những hình khác thì rất tiêu cực, như 1 khuôn mặt phụ nữ đang chảy máu hoảng sợ. Sau khi xem qua các bức hình, những người tham gia phải quyết định xem liệu họ sẽ tái đánh giá lại bức hình hoặc tách rời khỏi bức hình bằng cách bấm nút. Sau đó, họ xem bức hình thêm 5 giây nữa. (Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia được hỏi về những gì họ đang suy nghĩ để đảm bảo rằng họ thực sự tuân theo chiến lược họ đã chọn.)

Số liệu đúng như kỳ vọng. Khi đối mặt với 1 sự kiện tiêu cực nhỏ, mọi người thích đánh giá lại tình huống hơn là tách rời khỏi tình huống. Khi đối mặt với 1 sự kiện tiêu cực quan trọng, họ thích tách rời bản thân khỏi tình huống hơn là đánh giá lại nó.

Mặc dù sự lựa chọn chiến lược có thể giúp bảo vệ 1 người khỏi tâm trạng tiêu cực thì nó cũng có 1 hậu quả. Những người tham gia được cho xem những bức hình sau đó trong 1 bài kiểm tra về trí nhớ. Mọi người có thể nhớ lại những bức hình tốt hơn khi họ đánh giá lại chúng hơn là khi tách rời. Vì vậy, nếu bạn đang ở trong 1 tình huống mà bạn cần nhớ lại 1 sự kiện tiêu cực và học hỏi từ nó, thì bạn có thể cần tập trung vào nó hơn là tách rời bản thân khỏi nó.



Nguồn: psychologytoday.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top