• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Xoay xở giảm tải để hạn chế bạo hành

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Xoay xở giảm tải để hạn chế bạo hành

Nhiều trường mầm non đang tìm mọi cách giảm bớt khối lượng, cường độ làm việc của giáo viên bằng cách tổ chức lại bữa ăn, tăng cường trang thiết bị, thuê thêm người...

ImageHandler.ashx


"Lau mặt nhanh lên rồi đi ăn bạn ơi" - học sinh lớp lá Trường mầm non 30-4, Q.1 vui vẻ trước giờ ăn vì giờ ăn là giờ sung sướng. Ảnh: Hoàng Hương (Tuổi Trẻ).

Giờ ăn của học sinh lớp mầm, chồi, lá Trường mầm non 30-4 (Q.1, TP.HCM): từng nhóm học sinh 3-4 em vào nhà vệ sinh rửa tay rồi ra ngoài lấy khăn lau mặt. Sau đó, các em trật tự đứng xếp hàng chờ

đến lượt mình nhận thức ăn. Những khuôn mặt hớn hở, tươi vui, xăng xái tự đi lấy muỗng, lấy món tráng miệng và cuối cùng đón nhận khay cơm, canh từ tay cô giáo rồi bê về chỗ của mình. Tại bàn ăn, cô giáo giới thiệu: “Hôm nay các con sẽ ăn món cơm với canh cua rau đay, trứng cút kho thịt, món tráng miệng là sữa chua”. Bàn ăn của học sinh được trải khăn màu hồng sạch sẽ, mỗi bàn ăn đều có một bình hoa với lời nhắn nhủ: “Bạn ơi, ăn giỏi nào”, “Các bé ăn ngon nhé”, “Ăn xong, nhớ dọn dẹp bạn nha”...

Giờ sung sướng

Theo ThS Nguyễn Thị Kim Thanh - trưởng Phòng giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM: “50% số tai nạn của học sinh mầm non xảy ra trong bữa ăn. Bởi lúc ấy giáo viên rất cực, bưng bê đã mệt lại phải vừa đút vừa dỗ những học sinh khó ăn. Có khi cả giờ mới đút xong cho cháu chén cháo, đút vừa xong cháu ói ào ào ra hết. Những lúc ấy giáo viên rất khó kiềm chế, rất dễ bạo hành trẻ. Cái gốc của vấn đề là làm sao giảm bớt cường độ lao động cho giáo viên và trước hết là đổi mới cách thức tổ chức bữa ăn cho trẻ”.

Bà Phạm Thị Hương, hiệu trưởng Trường mầm non 30-4, nhận xét: “Giờ ăn của cháu là khâu lấy nhiều sức lực nhất của giáo viên mầm non. Giảm tải lao động cho giáo viên, trường chấp nhận chi hơn 50 triệu đồng mua xe đẩy thức ăn cho từng lớp. Trên xe đẩy có thể để tất cả món cơm, canh, mặn, tráng miệng, khay, muỗng nên chỉ phải đẩy một lần tới lớp”.

Hiện nhiều trường mầm non: Hoa Lư, Bé Ngoan, 19-5 TP.HCM (Q.1)... đều cho học sinh ăn bằng khay thay vì bằng tô như trước. “Trước đây giáo viên phải lấy thức ăn hai lần/bữa: lần một múc cơm và canh, lần hai múc cơm và thức ăn mặn. Bây giờ trên khay hiện diện đầy đủ tất cả món ăn, cháu thích ăn món nào trước tùy ý, không bó buộc như trước. Vì thế, các cháu rất thích, giờ ăn trôi đi nhanh hơn trước” - bà Phạm Thị Hương cho biết.

Thỉnh thoảng các trường còn tổ chức cho học sinh ăn theo nhu cầu: cho các cháu tự chọn, múc thức ăn theo ý mình. “Giáo viên chỉ đóng vai trò quan sát và hướng dẫn học sinh. Ví dụ: bé lười ăn sẽ múc rất ít, cô giáo phải khuyến khích: “Con múc thêm đi, món này ngon lắm, hôm qua cô thấy con ăn nhiều hơn mà”. Bé béo phì thì cô phải nhắc nhở: “Con múc vừa thôi, ăn thêm rau nữa nhé”... - bà Lâm Kim Hoàng, hiệu trưởng Trường mầm non Bé Ngoan, kể.

Bớt việc cho cô

Ở Trường mầm non 19-5 TP.HCM, ngoài số giáo viên đạt chuẩn theo đúng số lượng học sinh, mỗi lớp còn có thêm một bảo mẫu gánh vác bớt công việc cho giáo viên. Tương tự, ba năm nay giáo viên Trường mầm non 30-4 chỉ đến trường lúc 6g45 hoặc 7g chứ không phải 6g như trước. Việc thông thoáng phòng ốc đã có cô bảo mẫu lo.

Theo bà Trần Thị Thu Hằng - phó hiệu trưởng Trường mầm non 19-5 TP, trường đã giảm tải cho giáo viên bằng nhiều cách: giảm tối đa thời gian hội họp và việc làm sổ sách, mỗi lớp học có một máy vi tính nối mạng, một màn hình LCD 42 inch để giáo viên truy cập Internet, soạn giáo án, làm kế hoạch giáo dục, dạy bằng giáo án điện tử...

Bên cạnh đó, môi trường học thân thiện (ban giám hiệu thân thiện với giáo viên, giáo viên thân thiện với phụ huynh, học sinh) cũng được nhà trường quan tâm xây dựng. “Ban giám hiệu xuống lớp chỉ nhằm quan sát và góp ý với giáo viên để họ hoàn thiện công việc của mình chứ không chỉ trích hoặc trừ điểm thi đua” - bà Hằng cho biết. Ngoài ra, nhiều trường còn cố gắng tính toán để giáo viên có thêm thu nhập 200.000-900.000 đồng/tháng (tùy từng trường) ngoài mức lương quá ít ỏi như hiện nay.

ThS Lê Thị Liên Hoan - phó trưởng Phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: “Sở đã chỉ đạo các trường thực hiện việc giảm tải cho giáo viên mầm non từ nhiều năm nay để các cô chăm sóc trẻ tốt hơn. Cô vui thì cháu mới vui, giáo viên phải có cuộc sống thoải mái thì mới tác động tốt lên trẻ. Khoan nói đến tai nạn, đã có nghiên cứu nói rằng nếu cô giáo căng thẳng, buồn bực sẽ tạo ra từ trường gây ảnh hưởng tiêu cực với học sinh mầm non”.



Theo TPO.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top