• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Triple test) là gì?

Trang Dimple

New member
Xu
38
Là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai.

Sau khi làm Triple test, nếu kết quả dương tính với dị tật bẩm sinh, thai phụ thường được tư vấn làm thủ thuật chọc dò màng ối để xét nghiệm kết quả chính xác.

Lợi ích của sàng lọc trước sinh:

- Giúp thai phụ có cơ hội sinh con khỏe mạnh nhiều hơn.

- Lựa chọn ngưng thai kỳ khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

- Có kế hoạch sinh và chăm sóc trẻ bị dị tật một cách tốt nhất trong trường hợp thai phụ quyết định giữ thai.

- Giảm lo lắng về khả năng sinh con bị dị tật.

- Giảm chi phí cho gia đình và xã hội.

- Góp phần cải thiện chất lượng dân số.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Triple test đôi khi chỉ mang tính tương đối. Bằng chứng là rất nhiều trường hợp thai nhi dương tính với dị tật nhưng sinh ra lại hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Cũng có khi thai phụ xét nghiệm ở nhiều nơi lại cho kết quả khác nhau, thậm chí xét nghiệm cùng một nơi ở hai thời điểm cũng cho ra kết quả khác nhau. Vì thế, khi có kết quả xét nghiệm Triple test, bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy nghĩ đến thủ thuật chọc dò màng ối để có kết quả chính xác hơn. Tuy vậy, nhiều người tỏ ra lo ngại bởi thủ thuật này có thể gây ra những biến cố không mong muốn.

Những nguy cơ từ thủ thuật chọc dò màng ối
Untitled.png


Chọc dò màng ối là xét nghiệm cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể gây ra một số nguy cơ:

- Sảy thai: Dù nguy cơ này rất thấp, tuy nhiên đó là điều bạn hoàn toàn có thể gặp phải, nhất là khi thực hiện chọc ối trước tuần 15 của thai kì. Rất nhiều bà mẹ gặp khó khăn trong việc quyết định có chọc dò màng ối để xét nghiệm không, bởi lo lắng có thể bị mất em bé.

- Chảy máu: Biến cố này khá hiếm gặp. Tuy nhiên, một số huyết cầu thai nhi có thể len lỏi vào hệ tuần hoàn của người mẹ, gây ra biến chứng cho bà mẹ có nhóm máu Rh-.

- Rò rỉ ối: Rủi ro này mặc dù ít khi xảy ra nhưng nếu thai phụ bị rỉ ối thì có thể dẫn đến tình trạng cạn ối sớm, gây nguy hiểm cho thai nhi.

- Nhiễm trùng ối: Kim chọc ối rất mảnh, nhỏ và đã được vô trùng nhưng trong quá trình đưa vào bọc ối cũng có thể mang theo một vài con vi trùng, từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng ối.

- Chuột rút: Một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng chuột rút sau khi thực hiện chọc dò ối.

- Đâm vào em bé: Trong quá trình đưa kim vào bọc ối, em bé có thể di chuyển và va vào đầu kim, gây chấn thương. Nhưng tỉ lệ này xảy ra cũng không nhiều.



Lời khuyên cho các bà bầu



Nên hay không nên làm xét nghiệm là câu hỏi khiến rất nhiều bà bầu trăn trở. Bởi vì Triple test mang lại ý nghĩa tích cực. Tuy vậy, tỉ lệ chính xác không cao nên nó cũng gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. Nhất là đối với những thai phụ chưa sẵn sàng tâm lí. Nhiều bà bầu sau khi đi xét nghiệm về thường thở dài “biết thế này cứ để mọi thứ tự nhiên”. Vì vậy, trừ những trường hợp sau cần thiết phải làm Triple test:

- Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh.

- Thai phụ trên 35 tuổi.

- Có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai.

- Bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin.

- Bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.

- Có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao.

Còn lại, các trường hợp khác cũng nên làm xét nghiệm này. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị tinh thần một cách tích cực. Không nên ồ ạt đi làm xét nghiệm kiểu phong trào rồi vội suy sụp tinh thần khi kết quả không mong muốn. Tình trạng lo lắng kéo dài có thể ảnh hưởng lớn tới em bé của bạn.

Mẹ bầu lưu ý cần luôn giữ tâm lí thoải mái, chế độ ăn uống, làm việc, môi trường, ...khoa học là yếu tốt quan trọng hơn cả để em bé khỏe mạnh. Đừng quá phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm. Nếu bạn phải chọc dò màng ối, hãy nghỉ ngơi vài ngày theo lời khuyên của bác sĩ. Hãy tạo cho mình một sự tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ ổn.

Cũng cần sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất, trong trường hợp em bé chắc chắn bị dị tật bẩm sinh. Thai phụ nên nghe theo lời tư vấn của bác sĩ để có hướng xử lí hợp lí. Có hai hướng để lựa chọn. Thứ nhất là bỏ thai. Vì khi có kết quả xét nghiệm thai đã khá lớn nên cần chuẩn bị tâm lí vững vàng. Mất con là điều khó chấp nhận, nhưng hãy cân nhắc bởi chắc hẳn bạn không muốn con mình sống một cuộc sống thiếu ý nghĩa. Thậm chí, bạn sẽ đau đớn hơn rất nhiều nếu mất con khi bé được sinh ra. Cách thứ hai là tiếp tục thai kì, khi đó bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để chăm sóc em bé và đối mặt với những khó khăn thực sự sau đó.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top