Xấu hổ hoặc không xấu hổ - Bạn sẽ lựa chọn cái nào?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
Shameful or Shameless--If You Had to, Which Would You Choose?
Can you lessen feelings of shame by acting shamelessly?
Published on November 23, 2009 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self


Nếu bạn cảm thấy xấu hổ - hoặc có 'bản sắc dựa trên sự xấu hổ' (shame-based identity)- bạn tin rằng bản chất của bạn là không đáng tôn trọng, thậm chí là đáng hổ thẹn. Và thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ không gì đau đớn hơn là có những suy nghĩ như vậy về bản thân. Vì vậy, để trả lời câu hỏi ở trên, không xấu hổ thì tốt hơn là xấu hổ, đúng không?

Có lẽ không. Điều tôi muốn trình bày trong bài này không chỉ là một số khác biệt quan trọng giữa 'xấu hổ' và 'không xấu hổ', mà còn, làm thế nào sự xấu hổ có thể chuyển thành sự không xấu hổ - làm thế nào sự không xấu hổ của 1 người có thể được xem như sự trốn thoát khỏi những cảm xúc xấu hổ bên dưới.

'Bản sắc dựa trên sự xấu hổ' đến từ đâu? Câu trả lời ngắn gọn ở đây là, nếu khi bạn còn bé, những người chăm sóc bạn (ví dụ, bố mẹ, ông bà...) thường xuyên chỉ trích hành vi của bạn là đáng xấu hổ, bạn hầu như không thể không nội tâm hoá quan điểm bất lợi này về bản thân. Thật không may, khi là trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ - chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận quyền đánh giá của bố mẹ đối với chúng ta. Do đó nếu chúng ta thường xuyên bị đánh giá tiêu cực bởi bố mẹ, chúng ta có nhiều khả năng chấp nhận và thực hiện 1 sự đánh giá hà khắc đó như là của chúng ta.

Vì thế thuật ngữ 'bản sắc dựa trên sự xấu hổ' có nghĩa là chúng ta xác định 'mình là ai' phù hợp với những thông điệp có hại như vậy của bố mẹ. Từng bị làm giảm giá trị bởi người chăm sóc, chúng ta sẽ cảm thấy vô giá trị, không đủ tốt - rằng những lời nói và hành động của chúng ta hầu như bị phản đối (dù chúng ta có thể không bao giờ biết chính xác lý do tại sao). Đến giả định rằng chúng ta (vì lý do này hay lý do khác) đáng bị chê trách từ trong bản chất của chúng ta, chúng ta có thể phải dành phần lớn cuộc đời của mình để nỗ lực chứng minh sự tồn tại của mình. Hoặc để làm át đi sự xấu hổ của chúng ta thông qua một số kiểu nghiện ngập làm thay đổi tâm trí hoặc tâm trạng. Hoặc 'phóng chiếu' những cảm xúc của sự khiếm khuyết bằng cách liên tục tức giận với, hoặc tìm lỗi ở người khác. Hoặc, vô vọng cam chịu trước sự xấu hổ của chúng ta, thụ động chìm vào bãi lầy của chứng trầm cảm kinh niên... Hoặc chúng ta có thể trở nên không xấu hổ.

Vậy, 'sự không xấu hổ' (shamelessness) là gì? Và làm thế nào chúng ta phân biệt được nó với sự xấu hổ (shamefulness)? Một số người tin rằng 2 khái niêm này thực sự giống như, rằng 1 hành động đáng xấu hổ (shameful act) và 1 hành động không biết xấu hổ (shameless one) về cơ bản là giống nhau. Và khi 2 từ trên liên quan đến hành vi hơn là nhân cách hoặc tính cách, chúng đồng nghĩa với nhau. Nói hành vi của ai đó là 'đáng xấu hổ' tức là nói nó hèn hạ, đáng khinh, đồi bại, nhục nhã, trái đạo đức, không hợp với khuôn phép, thậm chí là độc ác. Tương tự như vậy, nói hành vi 'không biết xấu hổ' là nói về sự trơ tráo, vô liêm sỉ, suy đồi, không phải phép, phóng đãng, và đầy tội lỗi. Theo những cách bổ sung cho nhau, cả 2 thuật ngữ trên dường như đại diện cho sự đối lập với tất cả những gì là tốt, hợp khuôn phép và theo nguyên tắc đạo đức.

Nhưng mặt khác, sự đáng xấu hổ có nghĩa là 'tràn đầy sự xấu hổ', trong khi đó sự không biết xấu hổ biểu hiện 'ít' sự xấu hổ hơn (hoặc hoàn toàn không xấu hổ, giống như 'không suy nghĩ' hoặc 'không cảm xúc')? Điều tôi muốn đề xuất - và đó là điều tôi từng nhìn thấy - ở những cá nhân đầy ắp sự xấu hổ vì họ lớn lên với những bậc cha mẹ thường xuyên làm mất thể diện và trách mắng họ (có thể bằng cách lặp lại liên tục với họ: 'Con phải xấu hổ về bản thân!') có thể làm họ có thói quen hành xử không biết xấu hổ, để ít phải trải nghiệm sự xấu hổ. Trong thực tế, tôi xem những hành vi không biết xấu hổ nhất như là 1 sự che giấu những cảm xúc của sự xấu hổ sâu sắc hơn mà cá nhân đó hoặc là quá sợ hãi hoặc là quá phòng vệ để có thể đương đầu với nó.

Nhu cầu muốn đánh giá bản thân một cách tích cực, họ tham gia vào những việc mà người khác thường xem là không biết xấu hổ, và do đó che giấu những nỗi đau. Trong nỗ lực nhằm chứng tỏ bản thân, những hành động thường bị xem là tự phụ, hỗn láo, hoặc táo bạo mà họ thể hiện được xem là hợp lý, có thể biện hộ được, thậm chí là chính đáng. Trong những nỗ lực nhằm vượt qua những cảm xúc của sự xấu hổ cũ, họ đã tìm được cách khuất phục bất kỳ mối lo ngại nào về trách nhiệm đối với hành vi của họ. Họ không xin lỗi vì họ không muốn cảm thấy những gì họ đã nói hoặc làm là sai trái.

Đáng ghét?... Ghê tởm?... Táo bạo?... Tất nhiên. Nhưng đối với những cá nhân đó, sự trơ tráo - hoặc tốt hơn là 'không hổ thẹn' - xác nhận tính đặc biệt của họ. Thuyết phục bản thân rằng những hành vi của họ thuộc những quyền của họ, họ có thể chà đạp lên những quyền của người khác. Tất cả đều nhằm thuyết phục rằng những nhu cầu và mong muốn của họ là quan trọng hơn.

Hơn nữa, để trở nên không biết xấu hổ - đối lập với xấu hổ - cũng phải trở nên vô tội. Để giả định về tính ưu việt hơn người khác (trong vô thức, để giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc của sự tự ti bị chôn chặt). Đã từng cảm thấy nhỏ bé, không quan trọng, và có thể phải hạ mình và bị làm bẽ mặt, hệ thống phòng vệ được xây dựng của họ bây giờ cho phép họ cảm thấy 'vượt trội'. Họ có thể cảm thấy bản thân đứng cao hơn luật pháp và chắc chắn là vượt xa hơn toà án dư luận. Và sự không biết xấu hổ, ở mức nghiêm trọng nhất không thể chữa được, chỉ là một trong nhiều đặc điểm chẩn đoán về chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Thật khó để tôn trọng bất kỳ ai mà vì nhu cầu cảm thấy tốt về bản thân, đã thay thế những cảm xúc của sự xấu hổ bằng những lời nói và hành động không biết xấu hổ. Nhưng ít nhất ta cũng cần hiểu sự không biết xấu hổ đến từ đâu. Do đó hãy để tôi kết luận bài này không phải bằng cách nói 'không xấu hổ thì tốt hơn xấu hổ' mà thay vào đó 'tốt hơn là làm việc và hy vọng giải quyết được những cảm xúc của sự xấu hổ để chúng ta không còn bị thúc ép phải hướng đến sự không biết xấu hổ. Và nếu chúng ta đang có bất lợi về mặt tâm lý/xã hội này, vậy thì chúng ta cần xem xét làm việc với 1 chuyên gia có thể giúp chúng ta học cách yêu thương và chấp nhận bản thân mà không cần sử dụng người khác để nâng cao cảm nhận về giá trị bản thân của chúng ta (về cơ bản là mong manh dễ vỡ)

Không thể phủ nhận rằng tất cả chúng ta đều bị thúc đẩy hành động theo những cách làm chúng ta cảm thấy tốt về bản thân. Nhưng khẳng định giá trị của chúng ta thông qua việc đối xử với người khác như những đồ vật để tăng cường lòng tự trọng của chúng ta thì hầu như không thể là cách tốt nhất để đạt tới những sự mưu cầu cơ bản nhất của con người.



Nguồn: psychologytoday.com

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top